NATO sắp thông qua “quyết định sấm sét”: Súng chĩa thẳng cửa ngõ Nga?

Quân đội NATO ở các nước Đông Âu

Theo hãng tin DPA (Đức), NATO sẽ bổ sung thêm binh sĩ đến Romania, Slovakia và Bulgaria, sau khi liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu chính thức xác nhận quyết định này vào tuần tới.

Việc điều động đã được cân nhắc ít nhất từ cuối tháng 1, nhưng được cho là đã vấp phải sự phản đối từ một số quốc gia.

Hãng tin Đức cho biết, khối 30 thành viên đã đạt được thỏa thuận về việc điều động mới trong tuần này và sẽ chính thức hóa nó vào ngày 16/2 tới, khi một kế hoạch bằng văn bản sẽ được thông qua tại cuộc họp của các Bộ Trưởng Quốc Phòng NATO. Việc điều quân có thể diễn ra ngay sau mùa xuân, trong đó Hoa Kỳ và Pháp có thể sẽ là những nước tiên phong.

Ba quốc gia Baltic và Ba Lan đã đón hàng nghìn binh sĩ từ các thành viên NATO khác trong một hành động mà liên minh này mô tả là một biện pháp để ngăn chặn nguy cơ “xâm lược” từ Nga và trấn an các nước láng giềng Đông Âu rằng liên minh này sẽ bảo vệ họ.

Theo Reuters, việc gia tăng hiện diện quân sự trước các cửa ngõ của Nga là do Washington và các đồng minh liên tục tuyên bố rằng Moscow có thể sớm xâm lược Ukraine.

Nga phủ nhận mọi ý định xâm lược Ukraine và nói rằng mọi hoạt động quân sự đều nằm trong quyền chủ quyền của nước này. Moscow đổ lỗi cho NATO về sự leo thang căng thẳng hiện nay, nói rằng tổ chức này trong nhiều thập niên qua đã phớt lờ những lo ngại của Nga về việc Châu Âu mở rộng và phát triển cơ sở hạ tầng quân sự ở Đông Âu.

Theo DPA, kế hoạch của NATO cũng bao gồm nguy cơ tái bố trí quân đội ở các khu vực khác của Châu Âu. Một số người lo lắng về phản ứng của Nga trước tin tức này.

Cơ quan này gợi ý rằng việc Hungary công khai từ chối có thêm binh sĩ trên lãnh thổ nước Hungary để đối phó với cuộc khủng hoảng Ukraine có thể đủ để khiến Moscow kiềm chế trong phản ứng của mình.

Việc điều động quân sự của NATO cũng có thể gây rắc rối ở Slovakia, nơi những người phản đối gay gắt sự hiện diện quân sự của nước ngoài. Tuần này, quốc hội Slovakia đã đưa ra quyết định gây tranh cãi gay gắt về việc cấp phép cho quân đội Hoa Kỳ sử dụng hai căn cứ quân sự ở Slovakia trong ít nhất mười năm để đổi lấy khoản đầu tư 100 triệu USD vào cơ sở hạ tầng.

Hàng nghìn người đã phản đối thỏa thuận này vào ngày Quốc Hội tranh luận về hiệp ước. Chỉ 79/150 thành viên của cơ quan lập pháp của Slovakia ủng hộ thỏa thuận này, trong đó có nhiều nghị sĩ đối lập lên tiếng phản đối mạnh mẽ.

Theo DPA và Reuters

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt