NATO: Lợi hại chiến thuật của tổng thống Mỹ hù dọa đồng minh

NATO là gì? Nhiều người Việt thường hay mĩa mai những người thường nói nhiều mà chẳng làm gì cả. Nhất là những bàn tròn thế sự, vài chai bia, ít đồ nhậu rồi bàn chuyện thời thế như sắp đánh bại cộng sản nay mai, nghe thì “sướng tai” lắm, nhưng thật là “gai mắt” vì nói xong rồi thì thì cơm ai nấy ăn, nhà ai nấy ở, thờ ơ trước những biến cố thời cuộc trở nên vô cảm và vô dụng. Những thành phần này gọi là NATO nghĩa là “no action talk only – không hành động chỉ nói thôi” 

Trở lại khối NATO của thế giới: 

NATO là chữ tắt của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (tiếng Anh: North Atlantic Treaty Organization; tiếng Pháp: Organisation du Traité de l’Atlantique Nord và viết tắt là OTAN) là một liên minh quân sự dựa trên Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương được ký kết vào ngày 4/4/1949 gồm Hoa Kỳ và một số nước ở châu Âu (các nước 2 bên bờ Đại Tây Dương). Trên danh nghĩa, NATO là một liên minh phòng thủ trong đó các nước thành viên thực hiện phòng thủ chung khi bị tấn công bởi bên ngoài, nhưng trong thực tế thì NATO cũng tổ chức nhiều cuộc tấn công nhằm vào các quốc gia khác dù các quốc gia này chưa hề xâm phạm đến các thành viên NATO (ví dụ như tấn công Nam Tư năm 1999, Afghanistan năm 2001, Iraq năm 2003, Libya năm 2011…Và gần đây có đề nghị đòi NATO hiện diện ở Đông Nam Á)

Mục đích thành lập của NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu. Việc thành lập NATO lại dẫn đến việc các nước cộng sản thành lập khối Warsaw (Khối liên minh Cộng Sản) để chống lại. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối địch này là cuộc đối đầu chính của Chiến Tranh Lạnh (Cold War) trong nửa cuối thế kỷ 20.

Những năm đầu tiên thành lập, NATO chỉ là một liên minh chính trị. Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh Triều Tiên tác động, một tổ chức quân sự hợp nhất đã được thành lập. Nghi ngờ rằng liên kết của các nước châu Âu và Mỹ yếu đi cũng như khả năng phòng thủ của NATO trước khả năng mở rộng của Liên Xô. Năm 1966,  Pháp rút khỏi Bộ Chỉ huy quân sự của NATO (không rút khỏi NATO). Nhưng năm 2009, với số phiếu áp đảo của Quốc Hội Pháp dưới thời tổng thống Nicolas Sarkozy, Pháp quay trở lại NATO.

Sau khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, NATO không còn đối trọng (khối Warsaw), nhưng NATO không giải tán mà tiếp tục tham gia vào các cuộc chiến tranh tấn công những nước khác, như cuộc phân chia nước Nam Tư, và lần đầu tiên can thiệp quân sự tại Bosna và Hercegovina từ 1992 tới 1995 và sau đó đã thả bom Serbia vào năm 1999 trong cuộc nội chiến ở Kosovo. Tổ chức ngoài ra có những quan hệ tốt hơn với những nước thuộc khối đối đầu trước đây trong đó nhiều nước từng thuộc khối Warsaw đã gia nhập NATO từ năm 1999 đến 2004 (như Poland là một). Ngày 1 tháng 4 năm 2009, số thành viên lên đến 28 với sự gia nhập của Albania và Croatia. Từ sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001, NATO tập trung vào những thử thách mới, trong đó có đưa quân tấn công Afghanistan, Iraq và Libya (theo tự điển online Wikipedia)

Đến nay khối NATO có đến 29 quốc gia tham gia: Năm 1949, có 12 quốc gia khởi xướng thành lập liên minh NATO: Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Iceland (Ái Nhĩ Lan), Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Anh và Hoa Kỳ. Các thành viên liên tiếp tham gia: Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ (1952), Đức (1955), Tây Ban Nha (1982), Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi (Hungary) và Ba Lan (1999), Bảo Gia Lợi (Bungary), Estonia, Latvia, Lithuania, Romania, Slovakia và Slovenia (2004), Albania và Croatia (2009), và Montenegro (2017).

Đại thể NATO là như vậy, phần lớn chi phí của khối NATO là do Hoa Kỳ đài thọ (Mỹ chi gần 70%, và 30% do 28 quốc gia còn lại). Vào năm 2014 Hoa Kỳ, dưới thời TT Obama, đã đòi hỏi là các thành viên  trong khối NATO phải dành chi phí ít nhất là 2% trên tổng sản lượng quốc gia GDP của mình để trang trải tài chánh quân sự cho khối NATO. Nhưng vẫn trong tình trạng “no action talk only”, như video dưới đây từ thời Tt George Bush, Obama đều đã đì hỏi:

Phần trăm (%) trên tổng sản lượng quốc gia (GDP) mà 29 nước đã bỏ vào khối NATO năm 2017

Khi TT Trump lên nắm chính quyền đầu năm 2017, thì ông ráo riếc thực hiện khuôn khổ 29 thành viên phải bỏ chi phí 2% GDP cho khối NATO.

Chuyến công du của TT Trump đến Brussel hôm qua 10 tháng 7 trong mục đích đó, và báo chí đưa tin rằng “Thượng đỉnh NATO năm nay ‘khó hơn’ là thượng đỉnh Mỹ-Nga. Nhận định trên đây của tổng thống Mỹ Donald Trump minh họa mối căng thẳng trong nội bộ Liên Minh NATO do những lời kêu gọi thô bạo như là ‘đóng tiền để được bảo vệ’. Tuy nhiên, theo giới phân tích, cho dù tranh cãi, NATO vẫn tiếp tục cải cách để bảo vệ an ninh cho Tây phương, trong đó có lợi ích của Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trước giờ khai mạc Thượng đỉnh NATO tại Bruxelles, ngày 11/07/2018 (Ảnh: REUTERS/Yves Herman)

Đài VOA đưa tin về chuyến công du châu Âu của TT Trump rằng: “NATO: Lợi hại chiến thuật của tổng thống Mỹ hù dọa đồng minh”

Trích: “Hội nghị thượng đỉnh NATO tại tổng hành dinh ở Bruxelles trong hai ngày 11 và 12 /07/2018 được dự báo căng thẳng. Trung thành với bản tính doanh nhân, tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu 28 nước đồng minh của Mỹ dành 2% GDP đóng góp cho ngân sách từ nay đến 2024. Quyết định này đã được thông qua cách nay 4 năm nhưng chỉ có 7 thành viên tôn trọng cam kết.

Theo phân tích của chuyên gia Pháp Alexandra de Hoop Scheffer, giám đốc viện nghiên cứu German Marshall Fund, Paris, Donald Trump cũng như Barack Obama “có lý” khi nhắc nhở đồng minh chia sẻ gánh nặng và tôn trọng lời minh ước như tên gọi của NATO.

Có điều, Donald Trump ăn nói theo kiểu con buôn làm cho các đối tác như Đức, đóng góp ít so với sức mạnh kinh tế, bất bình. Đây là lần đầu tiên từ khi thành lập NATO cách nay 70 năm, sự ủng hộ của Mỹ được điều kiện hóa.

Câu hỏi đặt ra là thái độ của Donald Trump có làm cho NATO yếu hơn và vì sao tổng thống thứ 45 của Mỹ gây áp lực với chiến hữu ?

Thực ra, cho dù giới lãnh đạo chính trị có khẩu chiến đến đâu, NATO vẫn từng bước đi tới. Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk, nguyên là thủ tướng Ba Lan, phản pháo tổng thống siêu cường như sau: “Ông Trump ơi, ông không tìm đâu ra những người bạn tốt như chúng tôi.”

Thật vậy, Ba Lan, một trong những tiền đồn của NATO ở biên giới phía đông, không những tăng ngân sách cho Liên Minh, mà còn chi thêm 4 tỷ đô la mua vũ khí Mỹ.

NATO vẫn củng cố sức mạnh

Nhưng điều đáng chú ý hơn hết là về cơ cấu, NATO chuẩn bị “thích nghi” với một cuộc chiến giữa các siêu cường trong tương lai. Kế hoạch tái cấu trúc được xem là quan trọng nhất từ khi chiến tranh lạnh kết thúc: Tăng cường nhân sự cho các bộ tham mưu từ 6800 lên 8000 người.

Bộ chỉ huy hải quân Northwood tại Anh Quốc sẽ được cải tổ theo hướng bổ sung cho lực lượng NATO ở vùng bắc Đại Tây Dương, tiếp giáp với Nga. Một bộ chỉ huy điều phối được đặt tại Norfolk, Hoa Kỳ, để có thể nhanh chóng tăng viện khi cần thiết.

Các bộ chỉ huy lục quân và không quân cũng được cải cách và đặc biệt hơn hết là phối hợp với Liên Hiệp Châu Âu cải thiện hệ thống tiếp liệu và vận chuyển quân đội nhanh hơn thay vì phải mất đến hai tháng mới có giấy phép “chuyên chở vũ khí” đi ngang nước Đức, hỗ trợ cho sườn phía Đông Âu.

Cuối cùng là lần đầu tiên NATO lập bộ tham mưu chiến tranh “phức hợp”, kết hợp mọi hình thức chiến tranh từ quy ước cho đến phi quy ước.

Cụ thể, từ nay đến 2020, NATO đủ sức khai triển chậm lắm trong vòng 30 ngày một lực lượng hùng hậu gồm 30 tiểu đoàn cơ động, 30 phi đoàn chiến đấu, 30 chiến hạm theo công thức 4×30. Sườn phía Nam, vành đai Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có lực lượng NATO hiện diện.

Cũng theo Alexandra de Hoop Scheffer, địa bàn hoạt động của NATO (Liên Minh Bắc Đại Tây Dương) tiếp tục mở rộng phục vụ lợi ích của Mỹ cho đến tận Afghanistan và Iraq. Vấn đề hóc búa hiện nay là làn sóng di dân.

Lợi ích của Mỹ không dừng ở đây. NATO còn giúp cho Mỹ thâm nhập thị trường châu Âu, sử dụng căn cứ quân sự như những đầu cầu cho chiến trường Trung Cận Đông, chia sẻ tin tình báo chống khủng bố… là những lợi ích cốt lõi của Mỹ.

Vậy thì vì sao Washington vừa tăng cường sức mạnh cho NATO, vừa bắt chẹt tài chính?

Nếu phân tích của Alexandra de Hoop Scheffer chính xác thì mục đích của Donald Trump là gây hoang mang cho đồng minh. Châu Âu càng sợ quân đội Mỹ rút lui, thì càng dễ nhượng bộ những đòi hỏi của Mỹ trên vấn đề thương mại.

Có điều, dùng chiến thuật gây áp lực với chiến hữu làm cho đồng minh yếu đi sẽ có tác dụng ngược, làm hại cho chính nước Mỹ khi rơi vào kế của Putin.” Hết trích

Qua bài báo trên thấy rằng “khi thương trái ấu cũng tròn, khi ghét trái bầu hòn cũng méo”… Trước đây 2014 lúc TT Barack Obama đã có bản truyên bố mỗi nước NATO dành 2% GDP không thấy ai nói gì cả., vì biết rằng ông Obama nói nhưng các thành viên khác trong khối NATO không đóng đủ thì Mỹ nai lưng chịu đựng. Nay đến đời TT Trump thì nhiều lời bàn ra tán vào (!), vì biết rằng ông Trump sẽ làm thực, không nói rồi bơ đi như những đời TT Mỷ tiền nhiệm. Thật ra hiện nay vũ khí của Mỹ đạt mức độ tinh vi, Mỹ có khả năng chiến đầu từ tầm xa, rất xa. Những vùng tiếp cận với mặt trận không xem là yếu tố quyết định quan trọng. Ví như pháo đài bay B52 có thể xuất phát từ một căn cứ quân sự tại Mỹ, sau khi thực hiện xong phi vụ dù bất cứ nơi nào trên quả đất rồi có thể quy về căn cứ an toàn… Vậy, các nước trong khối NATO sát cạnh Nga cần phải phòng thủ biên giới, để chờ Mỹ yểm trợ, chứ không cần Mỹ phải đóng quân tại đó. Do đó, sự tăng cường chi phí quân sự là điều cần thiết cho an ninh lãnh thổ đất nước họ sát biên giới với Nga. Trên căn bản, dù mỗi thành viên của khối NATO dành 2% GDP thì Mỹ cũng đóng góp phần lớn nhất trong khối NATO. Chưa thấy Mỹ đòi hỏi những nước nghèo trong khối NATO phải bỏ đúng 2%. Mà sự đòi hỏi của Mỹ là đối với những nước giàu có nhưng không bỏ tiền lo an ninh cho đất nước của mình như nước Đức là một thí dụ (chỉ bỏ 1.2% GDP).

Tin tổng hợp https://vietquoc.org

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt