Mỹ và Liên minh châu Âu lên án chính quyền Trung Cộng trong ngày Quốc tế nhân quyền
Ngày Quốc tế nhân quyền 10/12, Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Cộng và Liên minh châu Âu (EU) cùng lên án chính quyền Trung Cộng đàn áp các quyền tự do cơ bản của người dân nước này.
“Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) không thể đạt được sự tôn trọng quốc tế mà họ tìm kiếm bởi họ không tuân thủ cam kết bảo vệ các quyền và tự do cá nhân”, Đại sứ Hoa Kỳ Terry Branstad nói trong một tuyên bố.
Vào ngày 10/12 cách đây 71 năm, Liên Hợp Quốc đã thông qua Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân Quyền. Chính quyền Trung Cộng cũng là một bên ký kết tuyên bố.
Branstad, người từng làm đại sứ kể từ tháng 5/2017, cho biết ông đã “chứng kiến sự thất bại của mô hình quản trị của PRC trong việc bảo vệ các quyền tự do cơ bản” của người dân như được “quy định trong Tuyên ngôn Nhân Quyền và trong luật pháp của PRC”.
Ông nói rằng chính quyền Hoa Kỳ vẫn rất “quan tâm đến việc chính phủ Trung Cộng giam giữ bất hợp pháp các luật sư, nhà báo và các nhà lãnh đạo xã hội dân sự”.
Ông cũng bày tỏ mối quan ngại về tự do tôn giáo ở Trung Cộng như việc bắt giữ những người theo Cơ đốc giáo và Phật giáo Tây Tạng, đóng cửa các nơi thờ cúng của họ và ngược đãi các nhóm thiểu số Hồi giáo.
Ông Terry Branstad cũng chỉ ra cách chính quyền Trung Cộng lợi dụng các quyền tự do ở phương Tây, nhưng lại vi phạm quyền tự do của người dân trong nước: “Các nhà ngoại giao Trung Cộng ở Hoa Kỳ sẵn sàng sử dụng truyền thông xã hội của Hoa Kỳ để nhắm tới công chúng Mỹ…trong khi các nền tảng truyền thông xã hội này, cũng như các bài đăng của chúng tôi trên truyền thông PRC, lại bị kiểm duyệt tại Trung Cộng”.
Trong một tuyên bố vào ngày 10/12 của phái đoàn EU tại Trung Cộng đã nêu tên hơn 10 luật sư và nhà hoạt động Trung Cộng bị kết án, giam giữ, bị quản thúc tại gia. “Tất cả các bị cáo hình sự phải được xét xử công bằng, được quyền tiếp cận với luật sư mà họ chọn, được tiếp cận hỗ trợ y tế và các thành viên gia đình họ, và không nên bị buộc tội một cách cưỡng bức và công khai, bị tra tấn hoặc các hình thức ngược đãi khác”, tuyên bố cho biết và “hy vọng Trung Cộng sẽ chấm dứt” các hành vi như vậy.
Ngoài ra, EU cũng nhấn mạnh một danh sách các vi phạm nhân quyền khác của chính quyền Trung Cộng, như việc kiểm duyệt Internet, quấy rối phóng viên nước ngoài và các hạn chế đối với các tổ chức phi lợi nhuận trong và ngoài nước.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng cáo buộc Bắc Kinh phá hoại các quyền tự do của các nhóm tôn giáo và dân tộc, cũng như đối với người Hồng Kông, những người được bảo đảm độc lập chính trị ở mức độ cao khi Hồng Kông được bàn giao trở lại cho Trung Cộng vào năm 1997, theo quy định trong thỏa thuận bàn giao của chính quyền Trung Cộng với Anh.
Cũng trong Ngày Nhân quyền, chính quyền Trung Cộng tổ chức ngày thứ hai của Diễn đàn các luật sư toàn cầu tại thành phố Quảng Châu, Trung Cộng, với sự tham dự của khoảng 800 chuyên gia pháp lý từ 57 quốc gia. Gia đình của các luật sư bị giam giữ và khoảng 20 nhóm quốc tế trong một lá thư chung đã công khai bày tỏ sự phản đối của họ đối với Diễn đàn này, gọi đó là một trò nhạo báng, đồng thời chỉ ra tình cảnh của các luật sư nhân quyền ở Trung Cộng.
Theo The Epoch Times, vào năm 2015, chính quyền Trung Cộng đã phát động một cuộc đàn áp toàn quốc đối với hàng trăm luật sư và người biện hộ nhân quyền, một trong số họ hiện vẫn đang bị giam giữ hoặc giám sát. Theo Tổ chức Luật sư Nhân quyền Trung Cộng phi lợi nhuận có trụ sở tại Hồng Kông, đã có ít nhất 33 luật sư nhân quyền bị đình chỉ hoặc bị thu hồi giấy phép vì công việc của họ.
Như trường hợp của luật sư Dư Văn Sinh (Yu Wensheng) ở Bắc Kinh. Ông bị bắt giam vào tháng 1/2018 vì đã lên tiếng bảo vệ cho những người tập Pháp Luân Công bị đàn áp ở Trung Cộng và lên tiếng bênh vực các luật sư nhân quyền bị bắt giữ khác. Bà Hứa Nghiên (Xu Yan), vợ của luật sư Dư nói rằng ông đã bị xét xử bí mật vào ngày 9/5 với tội danh ‘kích động lật đổ quyền lực nhà nước’ nhưng bà hoàn toàn không được thông báo về buổi xét xử.
Theo Đại Kỷ Nguyên