Mỹ từ chối cấp Kinh Tế Thị Trường cho Việt Nam – Quyết Định 1335 của CSVN đại bại

 Ngày 2/08/2024 Hoa Kỳ từ chối cho Việt Nam hưởng quy chế “kinh tế thị trường”

Vào ngày 10 tháng 11 năm 2023, nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) ra Quyết Định 1335 với mục đích: Phê duyệt đề án “thúc đẩy công tác đề nghị công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường trong các vụ việc phòng vệ thương mại”.

Từ đó đến nay, Việt Nam có nhiều phái đoàn cấp bộ trưởng đến Mỹ để vận động cho Quyết Định 1335. Thứ Sáu (2 tháng 8 năm 2024), Hoa Kỳ chính thức tuyên bố: “Mỹ từ chối cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam“.  Có nghĩa là Mỹ vẫn liệt kê Việt Nam vào “nền kinh tế phi thị trường” như cũ, làm cản trở sự kiếm lời của Việt Nam với thị trường xuất khẩu to lớn nhất thế giới. Nhất là Việt Nam ngày càng có khả năng thay thế Trung Cộng trong việc cung cấp phần nào chuỗi cung ứng vào Mỹ.

Kể từ năm 2002, Hoa Kỳ đã liệt kê Việt Nam là “nền kinh tế phi thị trường” vì lý do can thiệp của nhà nước vào các công ty tư doanh, giá cả và tiền tệ không ổn định… Hoa Kỳ đã xếp Việt Nam ngang hàng với Trung Cộng, Nga và Bắc Hàn. Cho thấy các nước có nền kinh tế với cái đuôi của Cộng Sản khó có thể có được sự chấp nhận kinh tế thị trường với Mỹ. 

Các nước liên hiệp châu Âu (EU) cũng liệt kê Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường

Trong yêu cầu vào tháng 9 năm 2023 của Việt Nam được nộp lên Bộ thương mại Hoa Kỳ, Việt Nam đã yêu cầu Washington xét lại tình trạng kinh tế của Việt Nam, với lý do “những cải cách kinh tế đã thực hiện trong những năm gần đây”.

Bộ thương mại Hoa Kỳ cho biết quyết định duy trì tình trạng nền kinh tế phi thị trường của Việt Nam đã được đưa ra sau khi đánh giá kỹ lưỡng các ngành công nghiệp trong nước của Hoa Kỳ và Việt Nam. “Bất chấp những cải cách của Việt Nam được thực hiện trong 20 năm qua, sự nhúng tay sâu rộng của nhà nước vào nền kinh tế tư nhân Việt Nam đã làm méo mó giá cả… và không trung thực về chi phí sản xuất của các công ty Việt Nam”.

Bộ Thương mại của Mỹ tuyên bố Việt Nam đã nổi lên như một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất từ ​​căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Cộng, với việc các công ty từ Trung Cộng chuyển cơ sở sản xuất sang các nước Đông Nam Á.

Việt Nam cũng đã củng cố mối quan hệ với Hoa Kỳ, một sự điều chỉnh mà ở đó họ đã tìm cách tận dụng để theo đuổi tình trạng nền kinh tế thị trường. Yêu cầu của họ đối với bộ thương mại được đưa ra chỉ vài ngày trước chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden đến Hà Nội để hai nước thông qua mối bang giao cao nhất “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”. Các giới chức cao cấp của Việt Nam, bao gồm cả thủ tướng, cũng đã đưa ra yêu cầu này.

Với Nguyễn Quốc Dũng, đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, người đại diện cho nhà nước CSVN tại Mỹ, đã nói vào đầu năm nay rằng nếu Washington không cấp cho Việt Nam quy chế kinh tế thị trường thì “sẽ rất, rất tệ cho cả hai nước”!

Tuy nhiên, hành động của Việt Nam đã vấp phải sự phản đối của một số thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, các nhà sản xuất thép, các nhà sản xuất tôm, mật ong và các công ty sản xuất khác… mà họ gọi là các hoạt động thương mại không công bằng và sự can thiệp sâu rộng của nhà nước Việt Nam.

Vào tháng 7, thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa Tom Cotton và sáu thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa khác đã đồng ký vào bức thư thúc giục bộ trưởng thương mại Gina Raimondo không chấp thuận yêu cầu của Việt Nam, với lý do “tiền tệ bị kiểm soát, thiếu quyền lao động và sự can thiệp sâu rộng của nhà nước” nội dung bức thư có đoạn viết: “Không còn nghi ngờ gì nữa, các hoạt động kinh tế phi thị trường của Việt Nam đã vi phạm cạnh tranh công bằng và thương mại hợp pháp”.

Vào đầu năm nay, một nhóm thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ Elizabeth Warren và Bernie Sanders cũng phản đối quy chế kinh tế thị trường tự do của Việt Nam với lý do Hoa Kỳ đã ban hành hơn hai chục lệnh chống bán phá giá đối với Việt Nam và các cuộc điều tra bán phá giá đang chờ xét xử.

Việt Nam thất vọng và ngạc nhiên khi cho rằng “sự ve vãn Việt Nam mạnh mẽ trong những năm gần đây, các chuyến thăm cao cấp và những lời hứa hẹn đi kèm” của Washington giờ đây như muối bỏ biển.

“Hoa Kỳ không che giấu mong muốn vun đắp Việt Nam như một đối trọng chiến lược đối lại với Trung Cộng trong khu vực Ấn Độ-Thài Bình Dương, nhưng không có nghĩa nó sẽ ảnh hưởng đến việc chấp nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường”.

Tin tổng hợp https://vietquoc.org

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt