Mỹ – Trung “tách rời” ngày càng lớn…

Tranh hí hoạ: Mỹ-Trung tách rời

Gần đây, một loạt liên tiếp hành động có tính tách rời của Mỹ đối với Trung Cộng đã thu hút sự chú ý về Mỹ – Trung lại trở thành vấn đề nóng trên thế giới. Trong tình hình này, số hàng bán ra của các công ty nổi tiếng của Mỹ như Apple và Tesla tại Trung Cộng giảm mạnh, stock của hai công ty này cũng bị mất giá không ít. Có những phân tích cho rằng dù các công ty nước ngoài ở Trung Cộng đang gặp khó khăn, nhưng Trung Cộng còn bị tổn hại nhiều hơn – chúng ta thử tìm xem như thế nào?

Các hành động cho thấy vòng vây Mỹ hẹp lại từ từ

– Hạ viện Hoa Kỳ vào thứ Tư (13/3) đã thông qua dự luật đối với hãng tuyền thông mạng TikTok. Dự luật đưa ra có hai lựa chọn: Công ty mẹ ByteDance có trụ sở tại Trung Cộng trong vòng 180 ngày phải bán TikTok, nếu không Mỹ sẽ cấm TikTok hoạt động tại Mỹ. Cùng lúc Toà Bạch Ốc kêu gọi Thượng Viện Mỹ hành động nhanh chóng đối với dự luật đã được Hạ Viện thông qua. Tổng thống Biden cho biết nếu dự luật được Hạ Viện và Thượng Viện thông qua thì ông sẽ ký thành luật Hoa Kỳ.

– Hôm thứ Năm (14/3), Ủy ban Truyền Thông Liên Bang Hoa Kỳ cho biết họ đang điều tra xem việc xử dụng hệ thống vệ tinh nước ngoài của Trung Cộng và Nga đối với điện thoại di động và các thiết bị khác tại Mỹ có gây ra mối đe dọa an ninh cho Mỹ hay không. Họ đang tìm kiếm sự trả lời từ các nhà sản xuất điện thoại di động Apple, Google, Motorola, Nokia, Samsung, v.v.  chiếm hơn 90% thị trường điện thoại cầm tay ở Mỹ.

– Công ty khổng lồ “gọi xe” tại Trung Cộng Didi Global sẽ phải đối diện với một vụ kiện tại tòa án Mỹ vào thứ Năm (14/3) với tội Didi lừa đảo các nhà đầu tư.

– Hôm thứ Năm (14/3), Chủ tịch James Comer Ủy Ban Giám Sát Hạ Viện tuyên bố điều tra trong phạm vi chính phủ liên quan những xâm nhập và ảnh hưởng đến Mỹ của Trung Cộng. Họ đã gửi thư đến 9 cơ quan chính phủ liên bang, bao gồm Bộ Tư pháp, Nông Nghiệp và cơ quan Truyền Thông Toàn Cầu. Yêu cầu Bộ Tư pháp trước ngày 20/3 cần cung cấp thông tin tóm tắt về 6 vấn đề chính. Ông Comer liên tục đề cập đến cuộc chiến không hạn chế, cho biết Trung Cộng “gây chiến với Mỹ thông qua các hành động nhắm mục tiêu, gây ảnh hưởng và xâm nhập vào mọi khu vực kinh tế và cộng đồng tại Mỹ”.

– Hôm thứ Hai (11/3), Bộ trưởng Thương mại Mỹ, Gina Raimondo nói rằng: Mỹ có thể tăng cường hơn nữa quyền kiểm soát đối với việc ĐCST mua lại công nghệ bán dẫn tiên tiến. Bà nói: “Chúng ta sẽ không cho phép Trung Cộng xử dụng công nghệ tối tân nhất của chúng ta để đạt được tiến bộ quân sự… Chúng ta sẽ bằng mọi giá bảo vệ người dân Mỹ”.

Trung Cộng ban hành lênh mật “Văn kiện 79” chống Mỹ:

Trung Cộng bí mật ban hành lệnh loại bỏ công nghệ Mỹ, thay bằng công nghệ nội địa và Mỹ lo ngại công ty chip bán dẫn Trung Cộng SMIC đang chế tạo chip 3nm (3nm rất tối tân).

Về những diễn biến mới này, tờ Epoch Times chia xẻ nhận định từ nhà bình luận thời sự Lý Lâm Nhất (Li Linyi), “Với việc bổ sung cần cẩu, xe điện, chip và hệ thống giáo dục trực tuyến”. Như vậy, cuộc chiến ngầm Mỹ-Trung ban đầu tập trung vào lĩnh vực chip bán dẫn và hiện đang mở rộng sang các lĩnh vực khác.

Xu thế Mỹ viết lại các quy tắc thương mại đã dẫn đến sụt giảm sản phẩm Trung Cộng nhập khẩu của Mỹ. Năm ngoái – 2023, xuất khẩu của Trung Cộng sang Mỹ giảm 20% và  đánh mất vị thế là nhà nhập khẩu lớn nhất của Mỹ. Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Mỹ, Trung Cộng lần đầu tiên kể từ năm 2006 sẽ tụt xuống dưới vị trí thứ hai về thị phần hàng năm tại Mỹ, nhập khẩu từ châu Âu và Đông Nam Á của Mỹ theo đó cũng tăng lên.

Trung Cộng đáp trả: Apple và Tesla “lãnh đủ”?

Vấn đề “tách rời” bắt nguồn từ cuộc chiến chống thương mại Trung Cộng do cựu Tổng thống Donald Trump khởi xướng vào năm 2018. Mặc dù nhiều quan chức chính phủ và doanh nhân từ Mỹ đến Đức đều tuyên bố rằng việc tách rời kinh tế và thương mại khỏi Trung Cộng là không thực tế và không khôn ngoan, nhưng cuối cùng EU đã hưởng ứng với khẩu hiệu “giảm rủi ro”, xu thế tách rời này đã trở thành xu hướng ngày càng được các bên ở Mỹ và phương Tây chấp nhận. Dù Trung Cộng cực lực phản đối việc “tách rời”, nhưng họ lại đưa ra sửa đổi luật phản gián, luật an ninh quốc gia, luật dữ liệu…, và gần đây là “Văn kiện 79” cho thấy họ cũng đang đẩy mạnh xu hướng tách rời.

“Văn kiện 79”, theo tờ Wall Street Journal cho hay Bắc Kinh đang tăng cường nỗ lực yêu cầu các công ty quốc doanh trong một loạt ngành công nghệ phải thay thế software nước ngoài trong hệ thống kỹ thuật công nghệ thông tin của họ bằng software của Trung Cộng, thời hạn cuối để hoàn thành vào năm 2027.

Bloomberg mới đây dẫn nguồn tin cho biết, Bộ Công nghiệp và Công Nghệ Thông Tin của Trung Cộng yêu cầu các nhà sản xuất xe hơi Trung Cộng trong năm nay phải mở rộng mua linh kiện xe hơi sản xuất trong nước, nhanh chóng áp dụng chip do Trung Cộng chế tạo, kỳ hạn đến năm 2025 phải mua tối thiểu 1/5 số chip bán dẫn chế ra trong nước, cố gắng tối đa tránh xử dụng sản phẩm bán dẫn ở nước ngoài.

Ảnh hưởng nặng nhất từ xu thế “tách rời” giữa Mỹ và Trung Cộng là hai “ông khổng lồ” Apple và Tesla – 2 công ty lớn nhất của Mỹ và thế giới đã đầu tư rất nhiều vào Trung Cộng. Trung Cộng đã trở thành thị trường lớn nhất ngoài Mỹ của cả hai công ty Apple và Tesla, đóng góp lần lượt 19% và 22% tổng doanh thu của họ trong những năm gần đây.

Trong tình hình nền kinh tế và thương mại của Trung Cộng tiếp tục tách rời khỏi hầu hết các nước phương Tây, mà đầu tiên Trung Cộng nhắm tới hai công ty hàng đầu thế giới này làm cho nó suy yếu là điểm chúng ta cần chú ý.

Theo Counterpoint Research, Apple đã phải chật vật bán iPhone mới cho người tiêu dùng tại Trung Cộng, số lương iPhone bán tại Trung Cộng trong 6 tuần đầu năm nay đã giảm 24%. Theo báo cáo tài chính mới của Apple, mặc dù doanh thu tổng thể của Apple có lời. Nhưng tại Trung Cộng công ty đã hứng chịu 4 quý liên tiếp số lượng bán hàng xuống rõ rệt tại Trung Cộng.

Tesla cũng đối diện vấn đề tương tự như Apple. Bloomberg đưa tin số lượng xe làm ra của Tesla tại Thượng Hải đã giảm mạnh trong tháng trước. Dữ liệu của Tesla cho thấy lượng xe làm ra là 60,365 xe, ít hơn 16% so với tháng 1/2024 và ít hơn 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Cộng trong 2 năm liên tục đã áp đặt các hạn chế đối với Tesla, bao gồm cả việc xe Tesla không được phép bán cho các doanh nghiệp nhà nước, cơ quan chính phủ của Trung Cộng. Điều tương tự cũng xảy ra với công ty Apple, Trung Cộng bắt buộc mọi dữ liệu Apple hoạt động tại Trung Cộng phải lưu trữ tại Trung Cộng.

Chia xẻ trên Epoch Times ngày 16/3, ông Liang Shaohua từng là luật sư ở Bắc Kinh đã có nhận định, việc cố gắng duy trì mối quan hệ tốt với nhà độc tài để từ đó thu được lợi nhuận về mặt kinh tế là con dao hai lưỡi, khi tình hình chính trị có vấn đề đó là bên sẽ tổn hại nhất. 
Có thể nói, những thách thức ngày càng tăng mà cả hai công ty hàng đầu thế giới thúc đẩy hoạt động ở Trung Cộng đã thu hút chú ý, trong năm nay stock Apple giảm 9% và stock Tesla giảm 28%, khiến họ trở thành những stock tệ nhất trong số 7 stock lớn nhất của Mỹ.

Phân tích: Trung Cộng bị tổn hại nhiều hơn nếu tách rời càng ngày càng lớn

Mỹ và Trung Cộng đang đẩy mạnh việc tách rời, vậy thì mỗi bên sẽ lợi hại như thế nào? 

Phụ tá nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Đài Loan (Chung-Hua Institution for Economic Research), ông Wang Wangochen phân tích với Epoch Times rằng tất nhiên Trung Cộng bị tổn hại nhiều hơn, nguyên nhân chính là toàn bộ công nghệ vẫn nằm dưới sự kiểm soát của châu Âu và đặc biệt tại Mỹ. Ví dụ gần đây công ty Xiaomi được đồn muốn phát triển xe điện nhưng vấn đề là chip bán dẫn của họ cần phải mua từ công ty Qualcomm của Mỹ, về tổng thể thì Trung Cộng chủ yếu vẫn phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật công nghệ bán dẫn của Mỹ.

Dĩ nhiên Mỹ rất cần nhu cầu xuất khẩu, Trung Cộng có dân số 1.4 tỷ người nên thị trường này vẫn là thị trường rất lớn trên thế giới, số liệu lao động Trung Cộng trong toàn chuỗi cung ứng vẫn có vẻ tốt hơn so với khu vực Đông Nam Á hay Ấn Độ.

Nhìn chung, kỹ thuật công nghệ do Mỹ kiểm soát, nhưng thị trường được chia đều giữa Trung Cộng và Mỹ, tuy nhiên lợi thế về lao động có thể là ở Trung Cộng, nên quá trình tách rời sẽ là một quá trình lâu dài và gặp sự tổn thương.

Ông Liang Shaohua cũng nói với Epoch Times rằng nếu các chuỗi công nghiệp hoàn thiện bị tách rời thì tất cả sẽ phải chịu thiệt hại, điều này không tốt cho toàn bộ nền kinh tế thế giới, nhưng có thể Trung Cộng chịu thiệt hại nhiều hơn. Các công ty châu Âu và châu Mỹ đã chuyển chuỗi kỹ thuật công nghiệp của họ sang Ấn Độ, Mexico và Việt Nam và phải đối diện chi phí ngày càng tăng, nhưng một khi tìm được dây chuyền “chuỗi cung ứng” kỹ thuật công nghiệp thay thế thì nguy hiểm sẽ giảm dần và mức tai hại không còn quá lớn.

Về phía Trung Cộng là nền kinh tế chủ yếu bán hàng (xuất khẩu), năng lực tiêu dùng nội địa còn yếu, nhiều lĩnh vực của Trung Cộng bắt đầu đi xuống trong hai năm qua: cơ sở hạ tầng, bất động sản và các hoạt động sản xuất xe hơi…. Nếu chuyển dịch hoàn toàn chuỗi cung ứng của Mỹ và châu Âu rời khỏi Trung Cộng thì cái nền móng kinh tế xuất khẩu của Trung Cộng sẽ sụp đổ, chắc chắn sẽ gây kéo nền kinh tế Trung Cộng xuống vực thẳm.

Rủi ro lớn của là công ty nước ngoài đầu tư vào Trung Cộng

Trong tình hình những công ty lớn như Apple và Tesla đang gặp khó khăn, vậy thì với những công ty nước ngoài ít tên tuổi đang hoạt động tại Trung Cộng sẽ như thế nào? Chuyên gia Đài Loan Wang Guochen tin rằng tất nhiên mọi tin xấu đến với họ sẽ còn tồi tệ hơn.

Thế nhưng trong thời gian gần đây công ty xe hơi lớn của Đức là Volkswagen lại đang tăng cường đầu tư tại Trung Cộng, ông Wang Guochen nhận định vấn đề này: “Đây là hành vi đi ngược xu hướng. Giống như khi thị trường chứng khoán sụp đổ, đa số đều chạy nhưng một số người lại đầu tư vào. Trong trường hợp này, có lẽ họ muốn thất bại”.

Ông Wang Guochen giải thích: thứ nhất, sức tiêu thụ của Trung Cộng thực tế không tốt; Thứ hai, có thể thấy ngay cả đối với công ty lớn như Alibaba… cũng dễ dàng phải chịu thảm họa một khi ĐCST thấy cần. Điều này cho thấy tính chất tùy tiện một quá tồi tệ trong thực thi pháp luật tại Trung Cộng.

Ông cho biết các doanh nghiệp có vốn nước ngoài ở Trung Cộng đã đua nhau bỏ chạy. Trong thời dịch bệnh COVID-19 bùng phát khiến nhiều công ty ở Trung Cộng làm ăn thua lỗ thì nhà cầm quyền lại đưa ra luật để truy “gián điệp” như luật phản gián, luật an ninh quốc gia…. khiến toàn bộ môi trường đầu tư bị nhiễm độc thiếu an toàn, khiến giới đầu tư ý thức rõ hơn hết vấn đề chính sách của đảng Cộng Sản không ổn định gây rủi ro cho họ đôi khi cả tính mạng…

Đối với người Đức, ông phân tích Đức thường làm những điều không thể giải thích được vì cân nhắc kinh tế hơn là cân nhắc chính trị. Ví như chuyện trước đó chính sách xoa dịu đối với Nga, nghĩ rằng xử dụng khí đốt tự nhiên của Nga và thiết lập quan hệ tốt với Nga sẽ mặc cả với Nga trên lãnh vực chính trị. Nhưng “một tô nước lạnh tạt vào mặt” cho Đức thấy, Nga vẫn phát động chiến tranh với Ukraine. Wang Guochen lưu ý: “Giống như Trung Cộng bây giờ, thật ảo tưởng khi nghĩ rằng việc cải thiện và tăng cường quan hệ kinh tế có thể ảnh hưởng đến chính sách của ĐCST. Có thể một ngày, giống như ĐCST đã làm trước đây, tất cả các công ty nước ngoài ở Trung Cộng sẽ bị quốc hữu hóa”.

Cơ hội đến với các nước láng giềng của Trung Cộng

Do sự tách rời giữa Mỹ và Trung Cộng, ông Liang Shaohua tin rằng các nước láng giềng Trung Cộng sẽ được hưởng lợi, đặc biệt những nước giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp khi chuyển địa bàn như Việt Nam, Malaysia, Ấn Độ, và Mexico – những nơi mà Mỹ hy vọng sẽ xây dựng lại “chuỗi cung ứng” đáng tin cậy. Phương Tây đang nỗ lực giảm thiểu phụ thuộc Trung Cộng, vì sợ hứng chịu bị Trung Cộng bóp nghẹt bất cứ lúc nào.

Ấn Độ hôm thứ Sáu (15/3) cho biết sẽ giảm thuế nhập khẩu một số loại xe điện đối với những công ty cam kết trong vòng 3 năm đầu tư ít nhất 500 triệu USD và thành lập nhà máy sản xuất, điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho Tesla bước vào Ấn Độ.

Tờ Reuters đưa tin, chính sách này là một thắng lợi lớn cho Tesla vì phù hợp với những gì công ty đã vận động hành lang ở New Delhi. Vào tháng Bảy năm ngoái, Tesla đề xuất xây dựng nhà máy ở Ấn Độ, nhưng đồng thời cũng hy vọng giảm thuế nhập khẩu, Tổng Giám Đốc Alan Musk cho biết thuế nhập khẩu liên quan ở Ấn Độ là cao nhất thế giới.

Ông Wang Guochen nhận định: Một liên minh chống Trung Cộng hiện đang hình thành trên khắp thế giới. Ông nói: “Tất nhiên, Bắc Kinh cũng đang cố gắng để lôi kéo một số đồng minh, nhưng họ đều giống Nga hay Iran; so với phương Tây kém xa về quy mô thị trường và cũng có khoảng cách nhất định về trình độ kỹ thuật phát triển…. Nói cách khác, việc tách rời giữa Trung Cộng và Mỹ có thể hình thành một cuộc chiến tranh lạnh mới, nhưng trong cuộc chiến này, toàn bộ sức mạnh tiêu dùng hoặc thị trường vẫn do châu Âu và Mỹ kiểm soát, vì vậy chắc chắn xu thế tách rời này tiếp tục sẽ gây bất lợi cho Trung Cộng”.

Theo Epoch Times

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt