Mỹ rút khỏi INF là cơn ác mộng cho Tàu Cộng

Chủ Tịch Gorbachev (T) và TT Reagan (P) ký hiệp ước INF năm 1987

Tại sao Mỹ rời Hiệp ước Vũ khí Nguyên tử Tầm trung -1987 lại trở thành cơn ác mộng Tàu Cộng.
Ngày 20/10/2018, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi Hiệp uớc Vũ khí Nguyên tử Tầm trung – 1987 (viết tắt của tiếng Anh INF). Cùng ngày, Tổng thống Donald Trump phát biểu: “Nga đã vi phạm hiệp ước này từ nhiều năm nay. Chúng ta không thể để Nga cứ vi phạm hiệp ước còn chúng ta khoanh tay ngồi nhìn, không được phép làm gì cả.”
Mỹ đã nhiều lên án Moscow vi phạm hiệp ước từ năm 2008. Nhưng lần này Mỹ rút khỏi Hiệp uớc INF không nhằm vào Nga, thậm chí không hề liên quan tới vũ khí nguyên tử. Mỹ muốn khai trương một thời đại mới – Một cuộc cạnh tranh chiến lược nhằm vào Tàu Cộng – Kẻ đang muốn thao túng toàn bộ vùng Châu Á –Thái Bình Dương.

Tàu Cộng chưa bao giờ ký kết bất cứ thứ hiệp ước vũ khí nguyên tử nào. Nên họ tự do phát triển cả vũ khí nguyên tử và vũ khí quy ước. Tàu Cộng đã sản xuất nhiều hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa có tầm bắn từ 500 đến 5,500 Km. Tàu Cộng tự do phát triển số lượng rất lớn vũ khí quy ước hiện đại như A2/AD, DF-21, hỏa tiễn đạn đạo chống tàu chiến có tầm hiệu quả lên tới 1,500 Km. Trong khi đó, tất cả những loại vũ khí này đều nằm trong danh sách cấm phát triển và phổ biến của Mỹ.

Vũ khí DF-21 của Ta2ud9e63 bắn tầm xa  Cộng

Điều này đã làm Hoa Kỳ thực sự lo lắng nếu có cuộc chiến chớp nhoáng xảy ra tại những vùng biển, vùng trời Tây Thái Bình Dương. Trong tình huống va chạm mà đối thủ cố tình gây ra thì hải quân Mỹ có nguy cơ bị thiệt hại. Bởi vì, những loại vũ khí của Mỹ đang sử dụng như hỏa tiễn Tomahawk, Hàng Không Mẫu Hạm… đều trở thành mục tiêu dễ bị tiêu diệt cho loại vũ khí A2/AD, DF-21 mà Tàu Cộng đang giấu đút trong lãnh thổ.

Đây là một vấn đề nghiêm trọng. Christopher Johnson, cựu nhân viên CIA chuyên về Tàu Cộng gần đây đã nói với tờ The Economist “trong bất kỳ một cuộc hải hoặc không chiến nào chúng ta có thể áp đảo trong vòng vài ngày đầu.”  Rồi phải chuyển động nhanh vào lãnh thổ Nhật, nếu không chúng ta sẽ trở thành mục tiêu rất dễ bị tiêu diệt từ đất liền. Ngược lại, vô cùng khó khăn cho tầu chiến Mỹ tiêu diệt một mục tiêu của Tàu Cộng nằm sâu trong đất liền. Bờ biển Tàu Cộng là vùng rất khó tác chiến và nguy hiểm cho hải quân Mỹ.

Bởi vậy, Mỹ rút lui khỏi Hiệp ước INF – 1987 là cơn ác mộng với Tàu Cộng.

Hệ thống vũ khí quy ước mới của Mỹ bắt đầu bằng hỏa tiễn Tomahawk được nâng cấp thành hỏa tiễn đạn bắn tầm xa  có thể đặt ở bắc Nhật Bản, quần đảo Guam, nam Philippines hoặc phía Bắc Australia.

Những chuyên gia quốc phòng Washington ủng hộ phát triển những loại vũ khí trên để nó trở thành điểm tựa vững chắc mang tính chiến lược ở Tây Thái Bình Dương. Chiến lược mới có thể sử dụng hệ thống A2/AD của riêng Mỹ để khóa chặt, và hủy diệt toàn bộ căn cứ của Tàu Cộng ở tuyến đầu.

Hai vòng dự tính hai lằn ranh  (Island Chain) phòng thủ của Mỹ ở Thái Bình Dương

Các chuyên gia quốc phòng Mỹ đưa ra khái niệm “The First Island Chain”.  Nghĩa là vùng biển kéo dài từ nam Nhật Bản, đến Đài Loan, trùm lên Biển Đông. Khi cuộc chiến nổ ra, thì mọi căn cứ quân sự, hải cảng, tầu thuyền của Tàu Cộng trên vùng này bị khóa chặt, thậm chí có thể bị xóa sổ. Michael Swaine và vài học giả khác còn mô tả nó như là “vùng không có sự sống”.

Andrew Krepinevich đưa ra khái niệm “Archipelagic Defense”- tức là ngăn chặn và khoanh vùng hoạt động của quân đội Tàu Cộng không cho phép họ lấn qua giới hạn mất an toàn cho quân đội Mỹ và đồng minh. Hơn nữa chiến lược này không quá đắt đỏ trên cả hai phương diện tài chính và tính mạng. Tốt hơn nhiều khi chỉ phụ thuộc đơn độc vào hàng không mẫu hạm.

Nhiều chiến lược gia Tàu Cộng cũng tính đến tình huống Mỹ và đồng minh trong vùng đã siết chặt vòng vây. Hải quân Tàu Cộng không có cách gì để chọc thủng được hàng phòng thủ đầu tiên tức là The First Island Chain.

Đồng thời, nhiều nhà phân tích quân sự cảnh cáo rằng nếu Mỹ rút ra khỏi Hiệp uớc INF–1987 sẽ dẫn tới cuộc chạy đua nguyên tử mới. Chính trị gia Nga, Aleksey Pushkov cảnh báo. Việc ra đi của Mỹ là cú giáng chí tử vào hệ thống an ninh toàn cầu. Nhưng, nó sẽ mang lại ổn định trong trong cuộc đối đầu Mỹ – Trung bởi hai lý do.

Thứ nhất, nếu Mỹ hoạch định chiến lược “Chuỗi đảo Phòng thủ” (Archipelagic Defense) đã nêu trên, Mỹ có thể tránh được những tổn thất lớn. Thí dụ như một hàng không mẫu hạm Mỹ bị đánh chìm, con số thương vong lên tới 6000 quân nhân trong một trận hải chiến, tổn thất quá to lớn. Buộc lãnh đạo Mỹ phải tung ra một đòn sinh tử làm cho cuộc chiến nguy cơ lan rộng về không gian, thời gian và cường độ ác liệc. Vậy, những loại vũ khí tấn công ở tầm trung, hoặc tầm xa, đạt được mục đích, ít đắt đỏ và tránh được nguy cơ đẩy chiến tranh leo thang.

Thứ hai, không cần huy động nhiều tầu tác chiến tại chiến trường gần Tàu Cộng. Nên không cần thiết phải tấn công vào hệ thống phòng thủ của Tàu Cộng trong đất liền. Điều này rất quan trọng. Theo Caitlin Talmadge giải thích trên Tạp chí Foreign Affairs, gần đây rằng Tàu Cộng đã kết hợp, trộn lẫn vũ khí nguyên tử với vũ khí quy ước. Mỹ không có cách gì chỉ tấn công vào cơ sở vũ khí quy ước. Cho nên có thể tấn công vào các cơ sở nguyên tử của Tàu Cộng, tất nhiên, Tàu Cộng sẽ tung đòn nguyên tử.

Khi Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF – 1987, truyền thông thế giới tập trung vào Nga và lo lắng Âu châu nằm gọn trong tầm sát thương của hỏa tiễn Nga. Nhưng đừng quá lo lắng về Âu châu. Trò chơi lần này thuộc về châu Á.

Tác giả: Nathan Levine
(Nathan Levine là chuyên gia về Tàu Cộng tại Viện Chính sách Xã hội Á châu thuộc Harvard’s Belfer Center for Science and International Affairs)

Lược dịch (Phạm Thành) ừ “Why America Leaving the INF Treaty is China’s New Nightmare”; The National Interest; October 22, 2018

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt