Mỹ quyết tâm đưa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc: Cơ hội ‘trăm năm có một’ cho Việt Nam?

Một công nhân tại công ty dệt may Maxport ở Hà Nội trong tấm ảnh chụp ngày 15/5/2019. Việt Nam đang nắm bắt “cơ hội trăm năm có một” để trở thành nhà cung ứng khi Mỹ di chuyển sản xuất ra khỏi Trung Cộng

Lời người post: CSVN được nằm trong nhóm Quad Plus (Bộ Tứ Mở Rộng): Bộ tứ gồm 4 nước trụ cột trong chiến lược “Ấn Độ Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở” chống Trung Cộng như Mỹ-Úc-Nhật-Ấn Độ. Nay thêm ba nước Nam Hàn, New Zealand và Việt Nam. Mỡ đầu là liên kết kinh tế với mục đích: “thúc đẩy kinh tế toàn cầu” và tìm cách tái cấu trúc “chuỗi cung ứng nhằm ngăn chặn điều tương tự (sự gián đoạn do đại dịch “Virus Vũ Hán”) xảy ra lần nữa.” … Nhưng đó là bước đầu vững chắc để thành hình một liên minh quân sự chống Trung Cộng trong tương lai.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã tìm cách đưa chuỗi cung ứng toàn cầu của Mỹ ra khỏi Trung Cộng kể từ khi cuộc chiến thương mại giữa Washington – Bắc Kinh bắt đầu từ giữa 2018 nhưng quyết liệt đẩy mạnh việc này sau cú sốc do đại dịch “Virus Vũ Hán” bắt nguồn từ Tàu Cộng, trong đó Trung Cộng đóng vai trò then chốt trong nhiều chuỗi cung ứng.
Cuối tuần trước, Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham nói rằng vụ “Virus Vũ Hán” là một lời cảnh tỉnh đau đớn rằng (Mỹ) quá phụ thuộc vào các quốc gia như Trung Cộng về các thiết bị y tế quan trọng.”

Các nhà lập pháp Mỹ, theo Reuters cho biết, đang đưa ra các đề xuất để thúc đẩy các công ty Mỹ chuyển hoạt động hoặc chuyển các nhà cung cấp chính ra khỏi Trung Cộng trong khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đang làm việc với các cơ quan khác và chính phủ nước ngoài để đa dạng hoá chuỗi cung ứng của Mỹ ra khỏi Trung Cộng.

Hôm 29/4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Hoa Kỳ đang cộng tác với “các quốc gia bạn bè” trong khu vực Thái Bình Dương, trong đó có Nhật, Úc, New Zealand và Việt Nam, để “thúc đẩy kinh tế toàn cầu” và tìm cách tái cấu trúc “chuỗi cung ứng nhằm ngăn chặn điều tương tự (sự gián đoạn do đại dịch “Virus Vũ Hán”) xảy ra lần nữa.”

Truyền thông trong nước cũng như các chuyên gia cho rằng đây là cơ hội cho Việt Nam.

Zing News nhận định rằng Việt Nam là một trong những đối tác được Mỹ hướng tới khi thực hiện tái cấu trúc chuỗi cung ứng nhằm tách khỏi Trung Cộng sau khi quốc gia Đông Nam Á được mời tham dự thảo luận cùng nhóm “Bộ Tứ Mở Rộng” (Quad Plus), trong đó bao gồm Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ, và mở rộng thêm Việt Nam, Nam Hàn và New Zealand. Báo Lao Động nói đây là “cơ hội trăm năm có một cho Việt Nam.”

Trong vài năm qua, một làn sóng các công ty nước ngoài, trong đó có nhiều công ty Mỹ, đã di chuyển dây chuyền sản xuất và chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Cộng sang Việt Nam do tác động của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ-Trung. Với việc Mỹ càng quyết liệt thực hiện việc này do sự đứt gãy về chuỗi cung ứng trong tình hình đại dịch “Virus Vũ Hán”, các chuyên gia cho rằng Việt Nam có thể sẽ hưởng lợi thêm nhiều nếu tận dụng nó một các tốt nhất.

“Trong bình diện này, chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ là một điểm đến đầu tư thay thế hấp dẫn cho sản xuất giá trị gia tăng thấp hơn, như đã được chứng minh trong giai đoạn 2018-2019 khi một loạt các công ty ùa vào Việt Nam từ Trung Cộng để tránh thuế quan của Mỹ,” nhà phân tích cao cấp của Fitch Solutions, Jason Yek, nói với Hanoitimes.

Đánh giá về cơ hội này, Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam vào tháng 5/2020, cho rằng Việt Nam là một điểm đến đầy hứa hẹn cho làn sóng di chuyển nhà máy khỏi Trung Cộng. Nhận định của World Bank dựa trên việc “Việt Nam đã làm được những điều khác biệt, thành công trong cuộc chiến chống đại dịch “Virus Vũ Hán” và duy trì được những thành tích trên phương diện kinh tế đối ngoại, giữ tương đối vững kim ngạch xuất khẩu, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) khá cao.”

Cạnh tranh

Apple gần đây đã quyết định đưa một phần sản xuất AirPods (nghe không dây) sang Việt Nam. Theo Nikkei Asian Review, bắt đầu từ quý này, gần 30% lượng AirPods của Apple – khoảng từ 3 triệu đến 4 triệu sản phẩm – sẽ được sản xuất ở Việt Nam thay vì Trung Cộng. Hành động này được cho là nhằm để đa dạng hoá chuỗi cung ứng của công ty viễn thông khổng lồ của Mỹ do sự căng thẳng của cuộc chiến  thương mại giữa Mỹ-Trung.

“Tôi hoan nghênh ý định của các công ty Mỹ như là Apple hay một số công ty khác rút khỏi Trung Cộng và có thể đầu tư ở Việt Nam,” chuyên gia kinh tế, tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói. “Việt Nam hiện nay sẽ sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu về mặt nhân lực, đất đai và sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cho các công ty Mỹ có thể vào đầu tư kinh doanh ở đây.”

Tuy nhiên khi so sánh với Trung Cộng, Nguyên viện trưởng Viện Quản Lý Kinh Tế Trung Ương cho rằng Việt Nam còn yếu thế về một số mặt để các nhà đầu tư quyết định chuyển sang Việt Nam.

“Về mặt kết cấu hạ tầng như là tốc độ giao thông và các dịch vụ ở cảng của Trung Cộng đã có những bước tiến rất mạnh và tốt hơn ở Việt Nam,” TS Doanh nói nhưng cho rằng Việt Nam sẽ làm mọi việc để tạo thuận lợi cho các công ty của Mỹ vì “khoảng cách đó sẽ được rút ngắn lại” sau một thời gian.

TS Hà Hoàng Hợp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á có trụ sở ở Singapore thì cho rằng lợi thế duy nhất của Việt Nam hiện nay là “tỷ lệ dân cư dưới 25 tuổi khá cao.” Nhưng theo nhận định của ông trên trang Facebook cá nhân, Việt Nam có nhiều khó khăn khác như “giá thuê lao động không thấp, trình độ tay nghề của công nhân rất thấp, các kỹ sư, các nhà quản lý từ cấp thấp trở lên, đều yếu kém” cho nên ông không nghĩ rằng “nếu các doanh nghiệp nước ngoài rời bỏ Trung Cộng, họ sẽ chuyển vào Việt Nam.”

Theo TS Doanh, người từng là thành viên trong nhóm tư vấn kinh tế cho thủ tướng chính phủ [CSVN], trước đây sẽ là một “cuộc cạnh tranh” và Việt Nam sẽ phải làm hết sức để thu hút các công ty đó vì họ “có thể sẽ chuyển sang Malaysia, Thái Lan hoặc Ấn Độ.”

“Nguồn nhân lực của Việt Nam thì dồi dào nhưng chất lượng đào tạo về tay nghề cao còn phải được bổ sung thêm,” TS Doanh nói và cho biết các yếu tố khác mà Việt Nam cần phải cải thiện là môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần.

Cùng chung đánh giá về việc thiếu nguồn lao động có kỹ năng cao, nhà phân tích Yek của Fitch Solutions cho rằng “giải quyết được các nút thắt cổ chai về lao động và hậu cần sẽ là chìa khoá để đẩy mạnh đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.”

Việt Nam được quốc tế đánh giá [đánh gái này khá ngây thơ] là thành công trong việc ứng phó với đại dịch “Virus Vũ Hán” dù có đường biên giới dài với Trung Cộng và ngân sách eo hẹp cũng như nguồn lực hạn chế. Và dường như trong lúc thế giới, trong đó có Mỹ, khủng hoảng về nguồn cung thiết bị y tế khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy do phụ thuộc vào Trung Cộng, Việt Nam đã tận dụng được cơ hội này để thúc đẩy “ngoại giao khẩu trang” cũng như chứng minh rằng họ có thể trở thành nhà cung ứng trong tương lai.

Sau khi Thủ tướng [CSVN] Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Công thương và các cơ quan liên quan “không để lỡ thời cơ”, theo truyền thông trong nước, hàng triệu khẩu trang và bộ đồ bảo hộ y tế của Việt Nam đã Mỹ và châu Âu đặt hàng để giao trong tháng 7/2020.

Tổng thống Trump đã cảm ơn “những người bạn ở Việt Nam” khi 450,000 bộ phụ trang bảo vệ phòng chống “Virus Vũ Hán” được đưa đến Mỹ từ Việt Nam hồi đầu tháng trước.

“Đại dịch “Virus Vũ Hán” đã tạo ra thời cơ hiếm có cho Việt Nam, có thể biến nước ta trở thành một điểm sáng trong bản đồ chuỗi cung ứng trên thế giới,” Thạc sĩ Vũ Tuấn Anh nhận định trong một bài viết được Lao Động đăng tải hôm 10/5. “Cơ hội nếu không tận dụng được sẽ làm chậm bước tiến của chúng ta trên hành trình đi tới sự thịnh vượng.”

Tin VOA

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt