Mỹ nhận định về chiến tranh với Trung Cộng ở Đài Loan

Vệ tinh Long March 2C cuả Trung Cộng phát xuất từ Trung tâm phóng vệ tinh Xichang ở tây nam Trung Hoa

Lời người post: Người dân Đài Loan muốn được sống trong tự do dân chủ thì phải tự mình đứng trên đôi chân của mình. Không nên ỷ lại vào thế lực ngoại quốc quá nhiều. Không ai hy sinh cho dân tộc mình bằng chính người dân của mình và cũng không ai bảo vệ đất nước cuả mình bằng chính sức mạnh của dân tộc mình…
Đài Loan hiện nay có trình độ kỹ thuật cao, có tài chính dồi dào, đó là 2 hai điều kiện cần và đủ để có khả năng quốc phòng hùng mạnh bảo vệ lấy mình. Hãy nghĩ ra chuyện chế tạo ra một “cái gì đó” để Trung Cộng phải sợ… chứ không ngồi chờ Mỹ có giúp đỡ không thôi? Đó mới thực sự bảo vệ tự do dân chủ cho 23 triệu dân Đài Loan.
Trang nhà https://vietquoc.org post bài này để độc giả có cái nhìn đa chiều về tình hình chiến sự nếu xảy ra ở Đài Loan hiện nay… Bài viết dưới đây của bình luận gia David P. Goldman, một nhà bình luận nổi tiếng của Mỹ và là cây viết cột trụ của tạp chí Asian Times. Nội dung bài viết cho biết Mỹ đang cân nhắc chiến lược ở Đài Loan là “tiêu hủy” (scorched earth) tức là hành động liên quan một chính sách phá hủy tài sản hoặc tài nguyên một cách có chủ ý, để kẻ thù không thể xử dụng chúng. Hay nói trắng ra, nếu Trung Cộng tấn công Đài Loan thì Mỹ sẽ bình địa hết các công ty kỹ thuật chế chip semiconductor, đưa tất cả chất xám đến định cư tại Mỹ chứ không bảo vệ Đài Loan bằng quân sự…
Bài báo đăng trên tạp chí the ASIAN Times cách đây vài hôm (6/12/2022) với tựa đề “Ngũ Giác Đài và các nhà phân tích Trung Cộng đồng ý Hoa Kỳ không thể chiến thắng ở eo biển Đài Loan”.

Phạm vi phủ sóng của những vệ tinh Trung Cộng hiện nay ở Tây Thái Bình Dương đã tăng gấp đôi kể từ năm 2018, Ngũ Giác Đài đã có báo cáo vào tuần trước trong bản đánh giá hàng năm về khả năng của quân đội Trung Cộng có khả năng phát hiện các chiến hạm trên mặt nước của Hải Quân Hoa Kỳ bằng một loạt các sensor có thể điều khiển 2,000 hỏa tiễn trên đất liền Trung Cộng phóng đến các mục tiêu di động của các tàu chiến Mỹ, bao gồm cả Hàng Không Mẫu Hạm.

Báo cáo ngày 29/11/2022 của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết “Những phát triển về an ninh và quân sự liên quan đến Trung Cộng” phản ánh trên thực tế buộc phải tính lại về năng lực quân sự của Trung Cộng.

Ông Elbridge Colby

Elbridge Colby [Thứ Trưởng Quốc phòng về Chiến lược và Phát triển Lực lượng, trách nhiệm về quốc phòng], người có lập trường cứng rắn với Trung Cộng, nổi tiếng ủng hộ việc tăng cường quân sự ở Tây Thái Bình Dương để ngăn chặn Trung Cộng tiếp cận các vùng biển lân cận, đã viết trên tài khoản Twitter của mình ngày 6/11/2022, “Các quan chức cao cấp đang nói rằng chúng ta đang trên đà bị nghiền nát trong một cuộc chiến với Trung Cộng, nước có thể sẽ là cuộc chiến quan trọng nhất cuả Mỹ kể từ Đệ Nhị Thế Chiến. Lạy trời, đừng có chuyện đó (God forbid).”

Trên bình diện thực tế về chiến thuật cho thấy Hoa Kỳ không thể thắng trong một cuộc chiến gần bờ biển Trung Cộng, đồng nghĩa không thể bảo vệ Đài Loan dù muốn hay không [Đài Loan cách Trung Cộng có 100 miles]. Những quan điểm trong Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ (DOD) đã thuyết phục tổng thống Mỹ Joe Biden thảo luận về “các biện pháp bảo vệ” đối đầu quân sự trong Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào tháng 11/2021 với Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình.

Phe diều hâu của Đảng Cộng Hòa hình như cũng đi đến kết luận tương tự, Hoa Kỳ sẽ ban hành chính sách tiêu hủy Đài Loan, phá hủy ngành kỹ thuật sản xuất chip bán dẫn của nước này, nếu Trung Cộng chiếm được hòn đảo này, cựu cố vấn an ninh quốc gia của TT Trump, Robert O’Brien từng phát biểu tại Hội Nghị Quỹ Richard Nixon vào ngày 10/11 có đăng trong trang báo cáo kỹ thuật công nghệ quân sự (army-technology.com).

Ông Robert O’Brien cựu Cố Vấn An Ninh Quốc Gia

Robert O’Brien cho rằng: “Nếu Trung Cộng chiếm Đài Loan và chiếm nguyên vẹn các nhà máy đó [semiconductor]– điều mà tôi không nghĩ chúng ta sẽ cho phép họ sẽ có độc quyền về sản xuất chip điện tử như OPEC độc quyền về dầu mỏ”.

Một bài báo được đọc nhiều của hai Giáo Sư Viện Đại Học Chiến Tranh Lục Quân Hoa Kỳ viết trong năm nay đã đề xuất rằng: “Hoa Kỳ và Đài Loan nên có kế hoạch cho một chiến lược tiêu thổ nhằm mục đích sẽ khiến Đài Loan trở nên kém hấp dẫn [với Trung Cộng] khi bị chiếm giữ bằng quân sự, mà còn rất tốn kém để duy trì”. “Điều này có thể được thực hiện một cách hiệu quả nhất bằng cách đe dọa tiêu hủy các cơ sở thuộc Công Ty Sản Xuất Chất Bán Dẫn ở Đài Loan, nơi sản xuất chip điện tử quan trọng nhất trên thế giới và cũng là là nhà cung cấp quan trọng của Trung Cộng.”

Ông Robert O’Brien đồng ý với đánh giá của Ngũ Giác Đài rằng Hoa Kỳ không thể chiến thắng trong cuộc chiến ở eo biển Đài Loan, cũng không thể dùng chiến tranh theo kiểu ăn miếng trả miếng mà phải phá hủy hòn đảo này để cứu lấy nó.

Hỏa tiễn chống chiến hạm tương đương với ngư lôi và máy bay ném bom trong thế kỷ 21 đã loại bỏ thiết giáp khỏi bóng dáng quốc phòng sau vụ đánh chìm tàu Bismarck của Anh vào năm 1941 và tàu Repulse và Prince of Wales của Nhật Bản. Các tàu nổi, bao gồm cả Hàng Không Mẫu Hạm, không thể chống lại các hỏa tiễn tối tân hiện nay của Trung Cộng khi có sự hướng dẫn từ các vệ tinh tình báo và trinh sát.

Hoả tiễn DF-21D của Trung Cộng

Báo cáo của Bộ Quốc Phòng Mỹ nêu rõ rằng: “biến thể của hỏa tiễn Dongfeng 21 đời mới là DF-21D được trang bị cho binh đoàn Hỏa tiễn của quân Trung Cộng có khả năng thực hiện các cuộc tấn công tầm xa khá chính xác chống lại các chiến hạm Hoa Kỳ bao gồm cả Hàng Không Mẫu Hạm hoạt động ở phía Tây Thái Bình Dương”.

“Lực lượng Hỏa Tiễn Không Quân Trung Cộng được tăng cường khả năng tấn công chính xác trên không và trên biển của Không Quân và Hải Quân Trung Cộng… Hỏa tiễn DF-21D có tầm bắn xa đến 1,500 km, được trang bị một phương tiện điều khiển có thể thay thế bằng nhiều đầu đạn nổ khác nhau MaRV (Maneuverable Re-entry Vehicle), có khả năng gắn đầu đạn khác rất nhanh tại chiến trường.

Xe quân sự mang hỏa tiễn DF-26 trong cuộc duyệt binh tại Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào ngày 3/09/2015 (Ảnh: Greg Baker/AFP qua Getty Images)

“Trung Cộng còn chế tạo hỏa tiễn DF-26, đưa vào hoạt động trong binh đoàn Hỏa Tiễn Trung Cộng vào năm 2016. DF-26 là loại hỏa tiễn đa năng được chế tạo để có thể gắn đầu đạn thường và nguyên tử, DF-26 là hỏa tiễn lưu động gắn trên xe tải quân sự chạy bằng bánh cao su, bắn xa đến 3100 miles, dùng để tấn công chống chiến hạm, Hàng Không Mẫu Hạm ở Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Biển Đông từ trong đất liền.

“Vào năm 2020, Trung Cộng đã bắn hỏa tiễn đạn đạo chống hạm nhằm vào một mục tiêu di động ở Biển Đông”.

Trung Cộng cũng đã thử nghiệm kỹ lưỡng những vũ khí hỏa tiễn này. Báo cáo của Ngũ Giác Đài cho biết thêm: “Vào năm 2021, Lục Quân Trung Cộng đã phóng thử nghiệm và huấn luyện

Hỏa tiễn siêu thanh DF-17 cuả Trung Cộng

chừng 135 hỏa tiễn đạn đạo, nhiều hơn phần còn lại của thế giới cộng lại. Không bao gồm việc xử dụng hỏa tiễn đạn đạo ở các khu vực xung đột. DF-17 đã vượt qua một số thử nghiệm thành công và được đưa vào hoạt động. Mặc dù DF-17 chủ yếu là một hỏa tiễn mang đầu đạn thường, nhưng nó có thể được trang bị để gắn đầu đạn nguyên tử. Vào năm 2020, một chuyên viên quân sự tại Trung Cộng mô tả mục đích chính của DF-17 là tấn công các căn cứ quân sự và hạm đội ngoại quốc ở Tây Thái Bình Dương”.

Chìa khóa cho hiệu quả của hỏa tiễn chống hạm là tình báo vệ tinh và các biện pháp tác chiến điện tử. Như Ngũ Giác Đài báo cáo: “Trung Cộng xử dụng khả năng ISR [tình báo/giám sát/trinh sát] dựa trên các ứng dụng không gian được chế tạo vào việc nâng cao nhận thức tình huống trên toàn thế giới. Được xử dụng cho viễn thám và lập bản đồ quân sự và dân sự, giám sát trên mặt đất và trên biển, cũng như thu thập thông tin tình báo, các vệ tinh ISR của Trung Cộng có khả năng cung cấp hình ảnh radar với khẩu độ tổng hợp và quang điện tử (SAR) cũng như dữ liệu tình báo điện tử và tín hiệu”.

Quan trọng nhất:

Một vệ tinh ISR cuả Trung Cộng bay trên trái đất

“Tính đến cuối năm 2021, đội vệ tinh ISR của Trung Cộng có hơn 260 hệ thống, số lượng vệ tinh này chỉ đứng sau Hoa Kỳ và đã tăng gần gấp đôi số lượng vệ tinh trên quỹ đạo của Trung Cộng kể từ năm 2018”.

Tín hiệu vệ tinh có thể bị nhiễu hoặc giả mạo (bị định hướng sai để hiển thị tọa độ không chính xác), nhưng “Quân đội Trung Cộng tiếp tục đầu tư ngân sách vào việc làm sao vệ tinh ISR nâng cao khả năng tinh nhuệ trong lĩnh vực tình báo, giám sát và trinh sát (ISR), vệ tinh liên lạc và vệ tinh định vị… Quân đội Trung Cộng tiếp tục phát triển nhiều khả năng chống không gian được chế tạo để hạn chế hoặc ngăn chặn địch xử dụng các phương tiện trên không gian trong thời kỳ xảy ra xung đột.

“Ngoài việc phát triển vũ khí năng lượng định hướng và thiết bị gây nhiễu vệ tinh, Quân đội Trung Cộng còn có hỏa tiễn chống vệ tinh (ASAT) hoạt động trên mặt đất để nhắm mục tiêu vào các vệ tinh ở quỹ đạo thấp có thể dự định theo đuổi các vũ khí ASAT bổ sung có khả năng gây nhiễu sóng radar, phá hủy các vệ tinh lên đến quỹ đạo trái đất với độ cao thấp không đồng nhất.

“Các đơn vị [tác chiến điện tử] của quân đội Trung Cộng thường xuyên thực tập và huấn luyện để thực hiện hiệu quả các hoạt động gây nhiễu và chống gây nhiễu của nhiều hệ thống liên lạc và radar cũng như Hệ Thống Vệ Tinh Định Vị Toàn Cầu (GPS) trong các cuộc tập trận.

“Các bài tập này dùng để khảo cứu sự hiểu biết của các đơn vị tác chiến về vũ khí hỏa tiễn, trang thiết bị và quy trình tác chiến điện tử, đồng thời chúng cũng giúp người chiến binh tự tin về khả năng hoạt động hiệu quả trong môi trường điện từ phức tạp.”

Theo Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ, quân đội Trung Cộng đã được cải thiện về chất lượng cũng như số lượng: “Những cải tiến gần đây đối với khả năng ISR trên không gian của Trung Cộng nhấn mạnh đến việc phát triển, mua sắm và xử dụng các vệ tinh có khả năng ngày càng cao với kỹ thuật công nghệ máy ảnh và radar trong không gian để phủ sóng 24 giờ trong mọi điều kiện thời tiết.

“Những cải tiến này làm tăng khả năng giám sát của Trung Cộng – bao gồm quan sát Hàng Không Mẫu Hạm của Mỹ, các đội tấn công viễn chinh và các lực lượng không quân được điều động hợp đồng tác chiến. Khả năng trên không Trung Cộng sẽ tăng cường các hoạt động quân sự của quân đội Trung Cộng hoạt động xa bờ biển”.

Hỏa tiễn DF-21D và DF-26 của Trung Cộng có thể bắn chìm HKMH cuả Mỹ (hình minh họa)

Nhìn chung, đánh giá của Ngũ Giác Đài về khả năng hỏa tiễn và vệ tinh của Trung Cộng hầu như giống hệt với đánh giá của các nhà phân tích Trung Cộng. Ví dụ, nhà bình luận quân sự được nhiều người đọc là Chen Feng trên trang website nổi tiếng của Trung Cộng “The Observer” (guancha.cn). Trong một bài ngày 27/11, Chen đã giải thích lý do tại sao một loạt các vệ tinh nhỏ có thể đạt được vị trí mục tiêu chính xác theo thời gian ngoài thực tế:

“Các vệ tinh nhỏ nó không nhỏ tác dụng, nhẹ và chi phí thấp mà còn hoạt động ở quỹ đạo thấp. Xét về vệ tinh không gian, một chiếc có giá trị gần gấp ba. Điều này đúng với hình ảnh quang học và radar, cũng như đánh chặn tín hiệu. Vì vậy, khả năng trinh sát thực tế của các vệ tinh nhỏ không yếu hơn các vệ tinh lớn và các vệ tinh nhỏ Radar khẩu độ tổng hợp thương mại ở Hoa Kỳ và Trung Cộng có thể đạt độ phân giải 0.5 mét.

“Hình ảnh quang học luôn có ưu điểm là độ phân giải cao, đây cũng là một kỹ thuật công nghệ trưởng thành. Trong thời đại của hình ảnh kỹ thuật số, không còn cần xử dụng khoản quay lại để gửi phim trở lại mặt đất khi vệ tinh ở trên cao”.

Radar khẩu độ tổng hợp, Chen giải thích, “không áp dụng cho các mục tiêu đang di chuyển, nhưng hầu hết thông tin tình báo có thể được diễn giải từ hình ảnh ở trạng thái tĩnh, và sự tương đồng và chuyển động có thể được suy ra từ sự khác biệt giữa hình ảnh tĩnh trước và sau cũng có thể tính ra từ sự chuyển động”.

Một vệ tinh dẫn đầu có thể phát hiện đối phương đáng ngờ và các vệ tinh theo dõi “có thể được chuyển sang phân tích chi tiết và chuyển tiếp kết quả điều tra chi tiết”. Các vệ tinh khác có sensor thay vì quang học có thể tiến hành phép đo tam giác thời gian thực.

Ngoài khả năng của vệ tinh ISR (Intelligence, Surveillance and Reconnaissance), Chen nói, nửa còn lại với khả năng do thám của Trung Cộng bao gồm “máy bay không người lái, tàu biển không người lái, tàu ngầm, và radar trên đất liền được nối mạng và giám sát thủy âm dưới lòng biển”.

Chen kết luận, Trung Cộng chưa có khả năng ISR toàn cầu, “nhưng đã đạt được phạm vi phủ sóng đáng kể”.

Trong quá khứ, Hải Quân Hoa Kỳ đã nhấn mạnh rằng sự kết hợp giữa các biện pháp tác chiến điện tử và phòng thủ chống hỏa tiễn có thể bảo vệ các tàu chủ lực của Hoa Kỳ trước cuộc tấn công của Trung Cộng. Năm nay, sĩ quan hàng đầu của hải quân, Đô đốc Jonathan Greenert nói với các phóng viên rằng sự kết hợp giữa những sự cung cấp tọa độ điểm đứng sai cho hỏa tiễn địch đang bay tới, che giấu phát xạ điện tử và các hệ thống chống hỏa tiễn như Aegis có thể bảo vệ các Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ.

Nhưng Gabriel Honrada đã báo cáo vào ngày 14/08 các hệ thống chống hỏa tiễn của Mỹ như Aegis hay Patriot không hiệu quả trước các hỏa tiễn đang lao tới từ một độ cao. DF-21 của Trung Cộng và các hỏa tiễn chống chiến hạm khác được chế tạo để bay lên tầng cao bình lưu và tấn công thẳng đứng xuống mục tiêu với góc độ thẳng đứng.

Hơn nữa, các biện pháp đối phó điện tử kém hiệu quả hơn đối với nhiều sensor (cảm biến). Hệ thống trinh sát quang học cũng như điện từ kết hợp với máy bay không người lái trên không và trên biển của Trung Cộng ngày càng khó khăn hơn, nếu không muốn nói là không thể, để giả mạo đánh lạc hướng mục tiêu. Và lực lượng hỏa tiễn của Trung Cộng nhiều đến mức có thể gây ra thiệt hại nặng nề ngay cả với tỷ lệ độ chính xác có lỗi cao.

Ngoài kho hỏa tiễn thông thường đáng gờm, Trung Cộng đã chế tạo các phương tiện lượn siêu thanh bám sát mặt đất và di động với tốc độ của hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa, hoặc gấp nhiều lần tốc độ âm thanh. Không hệ thống phòng thủ hỏa tiễn thông thường nào có thể ngăn chặn phương tiện HGV (Hypersonic Glide Vehicle/phương tiện lượn siêu thanh).

Ngoài lực lượng hỏa tiễn, Trung Cộng còn có khoảng 800 máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư được điều động tới bờ biển và gần 200 máy bay chiến đấu (tàng hình) thế hệ thứ năm. Như báo cáo của Ngũ Giác Đài lưu ý, Trung Cộng đã sửa chữa những lỗi thiếu sót quan trọng nhất trong sản xuất máy bay chiến đấu nội địa, đó là động cơ phản lực:

“Những nỗ lực kéo dài hàng thập niên của Trung Cộng nhằm thay đổi sản xuất động cơ máy bay nội địa đang bắt đầu mang lại kết quả với việc máy bay chiến đấu J-10 và J-20 chuyển sang xử dụng động cơ WS-10 sản xuất trong nước vào cuối năm 2021. Động cơ phản lực cánh quạt tốc độ cao đầu tiên được Trung Cộng sản xuất trong nước, động cơ WS-20 cũng đã bay thử nghiệm trên máy bay vận tải hạng nặng Y-20 và có thể sẽ thay thế các động cơ nhập từ Nga vào cuối năm 2022”.

Một nhận định đáng chú ý trong báo cáo mới của Ngũ Giác Đài là Trung Cộng hiện chỉ có 30,000 Thủy Quân Lục Chiến so với Mỹ khoảng 200,000 người bao gồm cả lực lượng dự bị. Chỉ có 200 Thủy Quân Lục Chiến Trung Cộng được điều động ở nước ngoài, tại căn cứ hải ngoại duy nhất của Trung Cộng ở Djibouti. Trung Cộng có khoảng 14,000 lực lượng đặc biệt so với con số khoảng 75,000 của Mỹ. Điều này không phù hợp với tuyên bố của báo cáo rằng Trung Cộng muốn “điều động sức mạnh trên toàn cầu”.

Tác giả: David P. Goldman
Phiên dịch Lê Thành Nhân


Nguồn: https://asiatimes.com/2022/12/pentagon-chinese-analysts-agree-us-cant-win-in-taiwan-strait/

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt