Mỹ điều động tiểu hạm đội Hàng Không Mẫu Hạm tấn công Stennis vào Biển Đông

Tiểu hạm đội HKMH John C. Stennis đang hoạt động trên biển (ảnh Internet)

Trong một hành động được cho là nhằm mục tiêu phô trương lực lượng, Hoa Kỳ đã phái một tiểu hạm đội Hàng Không Mẫu Hạm vào vùng Biển Đông đang có tranh chấp giữa Trung Cộng và các láng giềng. Tuy nhiên, một phát ngôn viên Hạm Đội 7 của Hải Quân Mỹ cho rằng đó chỉ là hoạt động bình thường của Hoa Kỳ tại khu vực Tây Thái Bình Dương.
Tiểu hạm đội Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ bao gồm hàng không mẫu hạm John C. Stennis, hai khu trục hạm Stockdale và Chung-Hoon, hai tuần dương hạm Antietam và Mobile Bay cùng với soái hạm Blue Ridge của Hạm Đội 7. Theo báo chí Mỹ, đội tàu đã bắt đầu hoạt động tại Biển Đông từ hơn 24 tiếng đồng hồ vừa qua.

Giới phân tích : Phô trương sức mạnh

Theo các nhà quan sát, vào lúc tình hình Biển Đông căng thẳng hẳn lên do các hành động khai triển vũ khí và xây dựng cơ sở có mục tiêu quân sự của Trung Cộng ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, việc Mỹ phái một tiểu Hàng Không Mẫu Hạm tấn công hùng hậu đến Biển Đông là một hành động thị uy nhắm vào Trung Cộng đồng thời trấn an các nước trong khu vực.

Trả lời nhật báo Mỹ USA Today, ông Jerry Hendrix, cựu sĩ quan Hải Quân Mỹ, hiện là chuyên gia phân tích tại Trung Tâm An Ninh Mới (Center for a New American Security) tại Washington, đã nhận định : “Rõ ràng là Hải quân và (Bộ Quốc phòng) muốn cho thấy quyết tâm của Mỹ trong thực hiện đầy đủ cam kết hiện diện và bảo vệ quyền tự do hàng hải trong trong khu vực”. 

Đối với chuyên gia này : “Với một nhóm Hàng Không Mẫu Hạm tác chiến hoàn chỉnh, kèm theo là soái hạm của hạm đội, Hải Quân Mỹ đang cho thấy lợi ích của mình trải rộng đến đâu, và năng lực triển khai sức mạnh của mình trên toàn thế giới”.

Hải Quân Mỹ : Hoạt động bình thường

Về phần mình, Hải Quân Mỹ khẳng định rằng việc tiểu hạm đội Hàng Không Mẫu Hạm Stennis đến Biển Đông là một hoạt động bình thường.

Trong một tuyên bố chính thức, phát ngôn viên Hạm Đội 7, trung tá Clay Doss khẳng định : “Từ nhiều thập niên qua, chiến hạm và phi cơ Mỹ vẫn thường xuyên hoạt động trên toàn bộ khu vực Tây Thái Bình Dương – trong đó có cả Biển Đông… Chỉ tính riêng năm 2015, tàu của Hạm Đội Thái Bình Dương đã có khoảng 700 lượt hoạt động tại Biển Đông”.

Gần đây, Hoa Kỳ đã liên tiếp tố cáo Trung Cộng tăng tốc độ quân sự hóa Biển Đông, triển khai tên lửa địa đối không HQ-9 và máy bay tiêm kích trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), xây dựng sân bay và đài radar tần số cao trên một số đảo nhân tạo vừa bối đắp tại Trường Sa.

Đối với đô đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, các hành động đó của Trung Cộng sẽ không tránh khỏi “hậu quả”. Việc Mỹ đưa tiểu hạm đội Hàng Không Mẫu Hạm đến Biển Đông có thể được xem là hệ quả của việc Trung Cộng quân sự hóa Hoàng Sa và Trường Sa. Khả năng Hải Quân ba nước Mỹ-Ấn-Nhật cùng tập trận tại miền Bắc Philippines, gần Biển Đông cũng có thể được xem là phản ứng trước thái độ hung hăng của Bắc Kinh.

Theo RFI

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt