Mỹ đi rồi trở lại Đài Loan theo nhu cầu chiến lược…
Chính sách của Mỹ thay đổi theo quyền lợi của Mỹ từng giai đoạn… Cùng một địa chính trị mà chính sách của Mỹ từ thù thành bạn và ngược lại trong nửa thế kỷ qua. Có thế mới biết “thế gian có thể biến cải vũng nên đồi” thì còn lạ gì chính sách một siêu cường biến thù thành bạn, thay đổi đồng minh.
Cách đây 50 năm, Mỹ đem bom B52 trút xuống Việt Nam, 58 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ bỏ thân tại miền Nam Việt Nam, nay lại dùng thủ đô Hà Nội làm địa điểm họp Thượng Đỉnh hô hào “hòa bình” giữa Trump-Kim Jong Un.
Cách đây hơn nửa thế kỷ, Kissinger và Nixon vì muốn giải quyết vấn đề chiến tranh Việt Nam đã tiếp cận với Tung Cộng vận động cho vào Ủy Viên Thường Trực LHQ hất chân Đài Loan ra khỏi định chế quốc tế này. Chấp nhận một nước Trung Hoa thống nhất, bỏ tuần tra Hải Quân giữa eo biển Đài Loan, làm ngơ không sự ủng hộ ngoại giao với quốc đảo nhỏ bé này. Đài Loan phải tự cứu lấy mình trong một thời gain dài cô đơn mất hết các bạn bè về mặt ngoại giao trên chinh trường thế giới. Nay Mỹ trở lại tuần tra eo biển Đài Loan thường xuyên hằng tuần để “cổ động” quần đảo này độc lập!
Đó là những bài học rất thấm thía cho những quốc gia nhược tiểu. Bài báo của Liberty Times dưới đây nói lên chính sách “thù” và “bạn” của Hòa Kỳ:
Trước ngày diễn ra hội nghị Thượng Đỉnh Trump-Kim Jong Un tại Hà Nội, hai chiến hạn hải quân Mỹ lặng lẽ đi qua eo biển Đài Loan. Về ngoại giao, điều trùng hợp này xảy ra rất hiếm. Hai sự kiện đồng thời diễn ra đã cho thấy tình hình ở Tây Thái Bình Dương và sách lược của Hoa Kỳ có biến đổi lớn trong 50 năm qua.
Nửa thế kỷ trước, Mỹ lún sâu vào chiến tranh Việt Nam mà không thể thoát ra, trong khi đó cuộc Cách Mạng Văn Hóa tại Trung Cộng trở nên điên cuồng, Tổng thống Richard Nixon muốn tìm cách để Trung Cộng ngưng chi viện chiến tranh cho Hà Nội nhằm kết thúc chiến tranh tại Việt Nam, đồng thời cũng yêu cầu Liên Hiệp Quốc kiềm chế Liên Xô. Theo chiến lược này, chính quyền Tưởng Giới Thạch tự giữ được Đài Loan, đòn đầu tiên mà Tưởng Giới Thạch gặp phải đó là Mỹ hủy bỏ các cuộc tuần tra theo định kỳ ở vùng eo biển Đài Loan để làm quà Bắc Kinh.
Không ai có thể tưởng tượng được, nửa thể kỷ sau, Tổng thống Mỹ lại bay đến thủ đô Hà Nội của của “cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa” Việt Nam để tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Bắc Hàn.
Năm 1969, Mỹ tuyên bố dừng tuần tra định kỳ ở khu vực eo biển Đài Loan vì “lý do kinh tế”, nhưng nay lại khôi phục một cách “hiện hữu âm thầm”!
Tình hình thế giới mới mà Mỹ phải đối diện, có nguyên nhân nằm ở Trung Cộng tự nhận “trỗi dậy”, với ý đồ phá vỡ trật tự quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ 2 và xưng bá đồ vương trong khu vực. Theo cách nói của Phó Tổng thống Mỹ Pence: Trung Cộng muốn đẩy Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương, đồng thời ngăn cản Mỹ viện trợ đồng minh.
Hành vi xưng bá đồ vương của Trung Cộng dưới thời Tập Cận Bình, bao gồm nhanh chóng tăng thêm quân bị, bất chấp quy tắc luật pháp quốc tế, không giữ cam kết với Mỹ về việc Trung Cộng không xây dựng căn cứ quân sự trên Biển Đông, liên tục dùng máy bay và tàu chiến quấy nhiễu quần đảo Điếu Ngư Đài và đảo Bành Hồ Đài Loan, cho vay khoản tiền mập mờ để làm bẩy nợ trong chiến dịch “Một vành đai, Một con đường”, xâm lược kinh tế, mở rộng chế độ độc tài “Xã Hội Chủ Nghĩa”, gây ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử dân chủ bao gồm cả Mỹ, châu Âu và Đài Loan, Trung Cộng tự biến mình thành kẻ tạo không biết bao nhiều phiền phức cho thế giới.
Nhưng Trung Cộng không tiếc phá rối, dám xưng bá đồ vương là có một phần nguyên nhân do Mỹ phán đoán sai ý đồ của Trung Cộng trước đây, chẳng khác gì lời của học giả Michael Pillsbury đã nói, Mỹ bị Trung Cộng lừa gạt. Tổng thống Nixon đã kết giao với Trung Cộng để kết thúc chiến tranh Việt Nam và kiềm chế Liên Xô, nhưng ông Henry Kissinger (cựu cố vấn An ninh quốc gia Mỹ) từng nhắc nhở Tổng Thống Nixon: 20 năm sau, Mỹ có thể cần lôi kéo Liên Xô để kiềm chế Trung Cộng.
Sau khi Liên Xô giải thể, ông Nixon cũng biết rằng quan hệ giữa Mỹ và Trung Cộng thiếu cơ sở ổn định, nên đã dồn sức để phát triển quan hệ thương mại hai nước, sau đó, cộng đồng doanh thương và một số học giả có được lợi ích từ Trung Cộng, bèn lấy cớ rằng giao thiệp kinh tế có thể khiến Trung Cộng dần dần nâng cao giới trung lưu, từ đó tự do hóa chính trị, chủ trương hòa hoãn quan hệ đối ngoại để liên tục dành ưu đãi cho Trung Cộng, khiến Trung Cộng thu hút đầu tư nước ngoài, tiến hành thương mại không công bằng, đồng thời lừa gạt đánh cắp kỹ thuật công nghệ của Mỹ, có được thặng dư ngoại thương khổng lồ. Thật sai lầm!
Trung Cộng không hề có ý trở thành thành viên có trách nhiệm và góp công xây dựng hòa bình của cộng đồng quốc tế, và cũng không muốn thay đổi thể chế chính trị, trong tình huống không có ngoại lực uy hiếp, đã tự ý dùng mánh khóe bịp bợm, cạnh tranh không công bằng, “xâm lược kinh tế” để trở nên giàu có, mua sắm quân bị. Miệng thì kêu rằng Thái Bình Dương có thể dung nạp được 2 nước lớn, nhưng lại cực lực bài xích Mỹ. Chính quyền Mỹ mấy nhiệm kỳ trước (trước nhiệm kỳ của ông Trump) không chịu thừa nhận sự sai lầm và thất bại trong chính sách của mình, mặc cho Trung Cộng bành trướng, đến khi ông Trump nắm quyền, ông đã nhìn rõ được ý đồ và thực lực của Trung Cộng, trực tiếp thách thức kinh tế Trung Cộng, cũng như mạnh mẽ đối kháng với ý đồ bá quyền của Trung Cộng.
Ông Trump định vị Trung Cộng là đối thủ cạnh tranh của Mỹ, chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương kết hợp với các nước dân chủ trong khu vực này, để đối kháng với dã tâm bá quyền qua quỷ kế “Một vành đai, Một con đường” của Trung Cộng; trực tiếp đối thoại với Bắc Hàn để loại bỏ vai trò cầu nối của Trung Cộng. Trump xuất hiện tại Hà Nội để đàm phán với Kim Jong-un, và việc tàu chiến Mỹ 5 lần đi qua eo biển Đài Loan trong vòng 8 tháng qua, chính là việc Mỹ đang thực hiện sách lược mới của mình.
Đối với việc tàu chiến Mỹ tuần tra quanh eo biển Đài Loan, những người đồng hành với Trung Cộng không khỏi nói xấu Mỹ, tuyên truyền rằng Mỹ không đáng dựa dẫm, Đài Loan đừng trở thành quân cờ của Mỹ, họ thà ký kết “hiệp ước hòa bình với Trung Cộng”. Những người này lại không biết rằng năm xưa ông Tưởng Giới Thạch đã rất lo lắng khi Mỹ hủy bỏ tuần tra định kỳ eo biển Đài Loan.
Năm 1969, vì lí do cắt giảm ngân sách, Hải quân Mỹ cần cắt giảm 100 tàu chiến nên chính quyền Nixon quyết định loại bỏ 2 chiếc tàu cũ dùng để tuần tra định kỳ tại khu vực eo biển Đài Loan, Tưởng Giới Thạch cũng vì thế mà lo lắng rằng hành động này của Mỹ có thể khiến Trung Cộng phán đoán sai từ đó dùng vũ lực tấn công Đài Loan. Sau đó, ông Tưởng Giới Thạch đã yêu cầu Mỹ cần cân nhắc kỹ lại, nếu vẫn giữ quyết định loại bỏ 2 tàu tuần tra đó, thì cần bán tàu ngầm và chiến cơ F-4 để bù đắp.
Hiện tại tàu chiến Mỹ lại tiếp tục đi qua eo biển Đài Loan với tần suất nhiều như thế, về mặt quốc tế cũng chính là “tuần tra”, để đáp trả việc Trung Cộng thách thức bằng cách liên tục dùng chiến đấu cơ, tàu chiến đi qua Đài Loan, phía Mỹ đã ra thông tin rất rõ ràng cho Bắc Kinh: Xét đến lợi ích của Mỹ và quy định trong Đạo luật quan hệ Đài Loan (Taiwan Relations Act), Mỹ sẽ giữ thực lực tại Tây Thái Bình Dương, để bảo đảm hòa bình trên eo biển Đài Loan và an toàn của Đài Loan, giúp Đài Loan có thể kháng cự lại sự áp bức của Trung Cộng.
Mỹ chịu thiệt hại bởi Trung Cộng có ý đồ lèo lái dư luận Mỹ, can dự vào bầu cử Mỹ, Mỹ cũng biết được chính quyền Bắc Kinh càng muốn can dự vào bầu cử tại Đài Loan, do đó không muốn đợi đến xảy ra khủng hoảng rồi mới điều tàu chiến đi tuần, và hiện tại Mỹ bèn bình thường hóa việc tuần tra cũng như đảm bảo bầu cử tự do dân chủ của Đài Loan không bị bên ngoài can dự.
Mỹ vẫn duy trì hiện trạng chính sách đối với eo biển Đài Loan, nói rằng “không ủng hộ trưng cầu dân ý về việc Đài Loan độc lập”, nhưng đã từng bước nâng cao quan hệ với Đài Loan, đồng thời mạnh mẽ đáp trả hành vi mang tính xâm lược của Trung Cộng; tàu chiến tuần tra eo biển Đài Loan chính là dựa vào Đạo luật quan hệ Đài Loan, quyết tâm và năng lực đảm bảo người Đài Loan tránh bị uy hiếp, là một tiêu chí quan trọng trong tiến triển của quan hệ Mỹ – Đài Loan.
Nói về bảo vệ Đài Loan sau khi TT Trump lên nắm chính quyền ngày 12/12/2017, TT Hoa Kỳ đã ký ban hành luật mới đặt nền móng cho khả năng hải quân Mỹ thăm Đài Loan. Điều này khiến Trung Cộng giận dữ và cực lực phản đối.
Theo Reuters ngày 12/12/2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký thông qua Đạo luật Phòng thủ Quốc gia (NDAA) cho năm tài khóa 2018. Trong đó có các điều khoản về nâng cao quốc phòng Mỹ với khoản ngân sách 700 tỷ USD đã được Quốc hội phê duyệt.
Đáng chú ý nhất trong toàn đạo luật nâng ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ NDAA năm 2018 có 2 điều khoản 1258 và 1259 tạo căn bản vững chắc cho Hoa Kỳ và Đài Loan đẩy mạnh hợp tác quân sự song phương, trong đó có các chuyến thăm lẫn nhau của hải quân hai nước.
Điểm 6 và 7 của điều 1258 trong NDAA nói rõ rằng Hoa Kỳ và Đài Loan có thể tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung ở tây Thái Bình Dương và hải quân hai nước cũng sẽ thiết lập lại các chuyến thăm viếng song phương.
Nếu các cuộc viếng thăm của hải quân Hoa Kỳ tới Đài Loan được thực hiện trong thời gian tới, đó sẽ là lần đầu tiên Mỹ thực hiện việc này kể từ khi chấm dứt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan năm 1979 và thiết lập mối quan hệ với Trung Cộng trên nền tảng chính sách “Một Trung Cộng”.
Rõ ràng, khi nào có lợi thì Mỹ đến dù xa xôi hẻo lánh, khi nào hết lợi thì Mỹ lại ra đi. Người Việt Nam rất am tường đạo lý đó đối với chính sách của Hoa Kỳ, nên trong mỗi mọi hoàn cảnh và từng thời đại phải luôn luôn dựa vào sức mạnh của dân tộc mình là chính, phải tự đi trên đôi chân của mình chứ đừng chờ quá gian xe của người khác… đến lúc không tự đứng vũng.
Theo Liberty Times