Mỹ đánh mạnh công ty Hoa Vi của Trung Cộng

Công ty Hoa Vi của Trung CộngHoa Kỳ đã đưa ra quy định kiểm  soát mới về xuất khẩu nhắm vào các nguồn cung cấp linh kiện chủ chốt của Hoa Vi (Huawei), đây là tin chấn động toàn cầu nhằm dứt điểm công ty tin học truyền thông hàng đầu của Trung Cộng cạnh tranh mạng 5G đối với Mỹ và thế giới. Sự kiện đã thu hút sự chú ý trên toàn cầu. Hoa Vi cũng thừa nhận công ty đang đứng trước nguy cơ sinh tồn. Có phân tích cho rằng mức độ phong tỏa lần này của Mỹ nghiêm ngặt gấp bội phần so với năm ngoái, không chỉ ngăn chặn những công ty hardware cung cấp chip và Software cung cấp vận hành cảu máy, mà còn những công ty có liên hệ dến chuỗi cung ứng cho Hoa Vi đều bị cấm. Do đó thì phạm vi ảnh hưởng có thể rộng lớn hơn đối với  chuỗi cung ứng kỹ thuật công nghệ trên toàn cầu.

Chuyên viên trong ngành cho rằng quy định xuất khẩu mới của Mỹ sẽ có ảnh hưởng rộng lớn hơn nhiều so với năm ngoái. CEO những công ty chế tạo chip cho rằng: Lệnh cấm của Mỹ sẽ làm thay đổi thực sự.

“Vào tháng Năm năm ngoái lần đầu tiên họ (Mỹ) đưa Hoa Vi vào danh sách đen, đây là một tín hiệu chính trị quan trọng, nhưng tác động còn hạn chế.”  Tờ Financial Times (Anh) dẫn lời một giám đốc điều hành của công ty chế tạo chip máy tính ở Đài Loan cho biết: “Nhưng, [Bộ Thương mại Mỹ] mất một năm để mài dao thật bén. Quy tắc mới này sẽ mang lại thay đổi thực sự.”

Thứ Sáu tuần trước (15/5), Bộ Thương Mại Mỹ tuyên bố sẽ thông qua “Quy Tắc Sản Phẩm Trực Tiếp Nước Ngoài” (FDPR) được sửa đổi để tiến tới cắt đứt liên kết giữa chuỗi cung ứng chế chip toàn cầu đối với Hoa Vi và các công ty con. Theo đó bất kỳ công ty nước ngoài nào sử dụng kỹ thuật công nghệ và thiết bị của Mỹ (kể cả software lẫn hardware technologies) để sản xuất chip cung ứng cho Hoa Vi thì phải được sự cho phép của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ.

Theo thống kê của ngân hàng tài chính Credit Suisse, hiện nay toàn cầu có khoảng 40% số nhà sản xuất chip sử dụng thiết bị từ các công ty Hoa Kỳ như Applied Materials và Lam Research; có tới 85% số nhà sản xuất chip sử dụng Software (còn gọi là tools) của các công ty chế “Software tool” của Mỹ như Cadence, Synopsys và Mentor v.v.. Như vậy theo quy tắc mới của Mỹ về “Quy Tắc Sản Phẩm Trực Tiếp Nước Ngoài” có thể nói là gần như không thể tìm được nhà sản xuất chip nào có thể hợp tác với công ty Hoa Vi được nữa.

Nhà phân tích Chris Hsu tại công ty nghiên cứu kỹ thuật công nghệ Trendforce cho biết: “Khó có nhà máy sản xuất chip nào trên thế giới tránh khỏi hiệu ứng này”.

Mặc dù Hoa Vi thông qua công ty con của họ tại Trung Cộng là HiSilicon để thiết kế chip cho sản phẩm của họ, nhưng trên thực tế hoạt động sản xuất chip của HiSilicon chủ yếu do nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất thế giới là TSMC (Taiwan Semiconductor) của Đài Loan đảm trách. Nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất của Trung Cộng là SMIC được Hoa Vi nhắm tới cho các đơn đặt hàng gần đây, nhưng khả năng còn rất giới hạn để có thể thay thế được kỹ thuật của công ty TSMC của Đài Loan [nên nhớ công ty TSMC di chuyển toàn bộ sang tiểu bang Arizona của Hoa Kỳ trong năm 2020].

Theo Financial Times, chip Kirin của HiSilicon của Trung Cộng sử dụng các quy trình 16 nanomet, 12 nanomet, 7 nanomet và 5 nanomet của TSMC, chiếm khoảng 20% ​​công suất sản xuất của TSMC. Nhà phân tích Chris Hsu của Trendforce cho biết rằng về lý thuyết, nhiều nhất SMIC có thể thay thế các bộ phận 16 nanomet và 12 nanomet, còn 7 nanomet và 5 nanomet không có. Như vậy không mang lại được khả năng sản xuất tối tân so với TSMC.

Hôm thứ Hai (18/5) Hoa Vi đã thừa nhận rằng lệnh cấm mới của Mỹ sẽ đe dọa sự sống còn của họ. Reuters đưa tin, tại Hội Nghị Nhà phân tích toàn cầu hàng năm của Hoa Vi tổ chức vào hôm thứ Hai, ông Quách Bình (Guo Ping), chủ tịch luân phiên của Hoa Vi phát biểu: “Mong tồn tại là chủ đề của Hoa Vi hiện nay”.

SMIC có tuân thủ lệnh trừng phạt của Mỹ không là vấn đề chú ý,

Randy Abrams, người phụ trách nghiên cứu chất bán dẫn (semiconductor) Châu Á của Credit Suisse cho biết, trừ khi tìm thấy giải pháp, bằng không thì có lẽ sau thời gian nới rộng hạn định là 120 ngày thì cả hai công ty sẽ ngừng cung cấp chip cho Hoa Vi.

Nhưng một số chuyên viên trong ngành đặt câu hỏi: liệu SMIC có tuân thủ lệnh cấm mới của Mỹ đối với Hoa Vi hay không? Nếu SMIC tiếp tục hợp tác với Hoa Vi, có phân tích cho rằng SMIC cuối cùng sẽ nằm trong danh sách đen ở Washington DC, điều này sẽ ngăn không cho họ tiếp cận với các thiết bị sản xuất chip tối tân của bất cứ quốc gia nào. Trong khi kế hoạch mở rộng ngành kỹ thuật công nghệ chip của Bắc Kinh rất cần những thiết bị này.

ASIC (application-specific integrated circuit – Chip ứng dụng đặc biệt) của Hoa Vi: Khó tìm được nhà cung cấp thay thế

Giới điều hành và phân tích ngành công nghiệp này có dự đoán rằng hành động của Washington sẽ cắt đứt nguồn cung ứng chip quan trọng của Hoa Vi, điều này cũng sẽ có tác động rộng lớn hơn đến chuỗi cung ứng kỹ thuật công nghệ.

Tờ Financial Times cho rằng bước đi này có thể là một phần trong tác động rộng lớn hơn của cuộc tấn công đối với chuỗi cung ứng của Hoa Vi theo “kiểu phẫu thuật ngoại khoa”.

Phó chủ tịch Geoff Blaber của công ty nghiên cứu kỹ thuật công nghệ CCS Insights chia sẻ: “Mọi người rất lo lắng rằng đây không chỉ là cuộc đối đầu giữa Trung – Mỹ, mà còn trở thành cuộc chiến tranh lạnh về kỹ thuật công nghệ.”

Tin tức cho biết vấn đề lớn nhất đối với Hoa Vi có thể là kinh doanh mạng viễn thông, là lĩnh vực chiếm 35% doanh thu của Hoa Vi. Hiện nay không có nhà sản xuất thay thế nào có thể sản xuất ASIC (chip ứng dụng đặc biệt) cho các trạm hạ tầng viễn thông của Hoa Vi.  Một giám đốc điều hành trong lĩnh vực chip tại Đài Loan đã tuyên bố, ngay từ năm ngoái Hoa Vi và HiSilicon đã tích cực tích trữ hàng hóa nên có thể hoàn thành các đơn đặt hàng 5G Trung Quốc hiện đang có, nhưng xem chừng lĩnh vực kinh doanh mạng internet của họ không có tương lai sáng sủa.

Theo Epoch Times

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt