Mỹ đang xây một bức tường hỏa tiễn ở Thái Bình Dương

RIM-50 Typhon

Quân đội Mỹ đã mua giàn phóng hỏa tiễn Typhon đầu tiên, đánh dấu một bước ngoặt phát triển quan trọng tạo ra bức tường hỏa tiễn ở Thái Bình Dương để ngăn chặn Trung Cộng. Typhon được chế tạo để bắn các hỏa tiễn SM-6 hoặc Tomahawk với khoảng cách từ 500 đến 1,800km (310-1118 miles), lấp đầy khoảng trống giữa hỏa tiễn tấn công chính xác (PSM) với tầm bắn khoảng 500km (310 miles) của và vũ khí siêu thanh tầm xa (LRHW) có tầm bắn 2,776km (1725 miles).

Mỗi đơn vị Typhon gồm một trung tâm điều phối, bốn giàn phóng với hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) được kéo bởi đầu xe kéo M983A4 (xe truck quân đội lớn), cùng các thiết bị mặt đất và liên quan đến công việc nạp đạn. Bốn đơn vị Typhon sẽ tạo thành một khẩu đội, với một khẩu đội có 16 hỏa tiễn. Hỏa tiễn SM-6 Block IB mới nhất có hình dáng được chế tạo lại và động cơ hỏa tiễn lớn hơn có khả năng chống hỏa tiễn và phòng không cũng như khả năng tấn công trên mặt đất. Ngoài ra, hỏa tiễn Tomahawk Block V mới nhất có khả năng liên lạc mới nhanh nhẹn, khả năng chống chiến hạm và đầu đạn đa năng.

Các giàn phóng trên đất liền có thể hoạt động lâu hơn các hệ thống trên tàu, mang lại hiệu quả cao hơn và chi phí thấp hơn. Chúng cũng có thể bổ sung cho sức mạnh không quân và hải quân bằng cách cung cấp sự hiện diện liên tục trên hoặc gần các khu vực tranh chấp và hỗ trợ hoạt động cho các lực lượng của Mỹ và đồng minh về mặt chiến thuật. Ở mức độ chiến lược, sự hiện diện của hệ thống hỏa tiễn này trên lãnh thổ đồng minh khiến một cuộc tấn công phủ đầu chống lại họ trở thành hành vi leo thang chiến sự đáng kể. Typhon và các dự án tương tự khác thể hiện sự thay đổi trong chiến lược của Mỹ từ việc tự mình làm mọi việc sang cho phép các đồng minh hỗ trợ các nỗ lực của chính nước Mỹ thông qua triển khai triển khí cụ chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD) của riêng mình.

Tuy nhiên, chiến lược này có những cạm bẫy của nó. Một nghiên cứu năm 2022 của RAND Corporation lưu ý rằng việc tìm kiếm một đối tác của Mỹ sẵn sàng khai triển các hệ thống hỏa tiễn như Typhon khó khăn hơn nhiều so với việc tìm kiếm các đối tác muốn tổ chức sự hiện diện quân sự khác của Mỹ, chẳng hạn như căn cứ không quân và hải quân. Báo cáo nghi ngờ khả năng Philippines, Thái Lan hoặc Nam Hàn sẽ sẵn sàng tiếp nhận các hệ thống hỏa tiễn tầm xa trên mặt đất của Mỹ, trong khi Úc và Nhật Bản thì ít miễn cưỡng hơn.

Xem thêm tại: Asia Times, US building a missile wall in the Pacific. 

Lược dịch: Lê Hoành Sơn

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt