Mỹ đang chơi ván bài lớn khi “dùng Ấn Độ đối phó Trung Quốc”?

Thủ tướng Ấn Độ Damodardas Modi (T) – TT Mỹ Donal Trump (P)

Ria Novosti bình luận, có vẻ như những tranh chấp gần đây trên cao nguyên Doklam nằm trong những toan tính của người Mỹ nhằm lợi dụng Ấn Độ để làm suy yếu Trung Quốc.
Mùa hè năm 2017, Ấn Độ và Trung Quốc – hai nước thuộc khối BRICS (những nước có nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) – đang đứng trên trên bờ vực của cuộc đối đầu quân sự.
Lực lượng vũ trang của các quốc gia láng giềng trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu được đưa đến gần cao nguyên Doklam, khu vực biên giới tranh chấp giữa Bắc Kinh và New Delhi, Bhutan.
Sự cố biên giới kéo dài trong hai tháng, xảy ra sau khi Ấn Độ thay đổi chính sách đối ngoại của mình đối với Trung Quốc. Tin tưởng vào lời hứa hẹn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ Ấn Độ Narendra Modi đã gia nhập liên minh lớn chống Trung Quốc mà Washington bí mật tạo ra.


Ấn Độ, Mỹ không cần Trung Quốc

Năm nay là một năm bão táp bùng nổ đối với các mối quan hệ quốc tế ở Viễn Đông. Chiến thắng sau chiến dịch tranh cử bằng quan điểm “chống Trung Quốc” ác liệt, Tổng thống Mỹ Donald Trump làm mất đi sự liên kết với các mối quan hệ cùng có lợi với Bắc Kinh.
Mâu thuẫn giữa hai nước quyền lực ảnh hưởng mạnh đến mối quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc. Tháng 5/2017, Thủ tướng Modi bất ngờ từ chối thăm Bắc Kinh. Cuộc gặp với mục đích thành lập mạng lưới giao thông lớn cho dự án “Con đường tơ lụa mới” đã diễn ra mà không có sự tham gia của Ấn Độ, như một cách từ chối lựa chọn các dự án cơ sở hạ tầng thay thế.
Tháng 6/2017, có thể nhận thấy rõ New Delhi đang ngày càng xích lại với Hoa Kỳ. Ngày 27/6, Thủ tướng Modi tới Washington để tham dự các cuộc thảo luận, mà sau đó ông mô tả là rất thành công. Ông đã thỏa thuận về việc mua vũ khí Mỹ, và chính Hoa Kỳ đã thêm nhóm Hồi giáo Pakistan vào danh sách những kẻ khủng bố. Khi Pakistan trở thành đồng minh thân thiết của Trung Quốc, thì các sự kiện xảy ra được xem như phù hợp logic. Người Ấn Độ và người Mỹ đã tìm ra “sự hiểu biết lẫn nhau” với người Trung Quốc và Pakistan.
Cùng lúc đó, trên cao nguyên Doklam, Bắc Kinh và New Delhi đang trên bờ vực chiến tranh. Chính quyền Ấn Độ đã gọi nỗ lực mở rộng tuyến đường trên khu vực tranh chấp của Trung Quốc là âm mưu tấn công vào sự toàn vẹn của Bhutan và gửi quân đội đến vùng lãnh thổ này. Trung Quốc cũng ăn miếng trả miếng. Trong vòng hai tháng, hai đội quân lớn nhất thế giới (mỗi bên đều trang bị vũ khí hạt nhân) giáp chiến với nhau: người Ấn kiểm soát vùng đất cao chiến lược, còn Trung Quốc chiếm giữ vị trí dưới thung lũng.
Tranh chấp chỉ được giải quyết bằng một “trận hòa” vào cuối mùa hè vừa rồi. Cả hai bên đều rút quân. Nhưng một sự hòa giải mong manh, không được đảm bảo bởi bất kỳ văn bản chính thức nào, có thể sẽ được thay thế bằng đợt leo thang mới.

Chuyên gia về xung đột quốc tế của câu lạc bộ chính trị Vandai, Phó chủ tịch đồng thời là nhà nghiên cứu cao cấp của Quỹ Observer Research Foundation Nandan Unnikrishnan nhận định trên tờ RIA Novosti: “Các bên đã quyết định trở về trạng thái tiền chiến như hồi tháng Sáu trước, và cả hai bên tuyên bố đã đạt được mục tiêu của mình. Đối với Ấn Độ, điều quan trọng là Trung Quốc dừng việc xây dựng đường bộ trên lãnh thổ tranh chấp. Trung Quốc cho biết, quân đội Ấn Độ đã rút khỏi cao nguyên Doklam và rằng Bắc Kinh sẽ vẫn tiếp tục tuần tra khu vực giống như trước. Tuy nhiên, việc xây dựng đường bộ đã chấm dứt. Đây cũng là một dạng thỏa hiệp cho phép cả hai bên đều cảm thấy chiến thắng”.

Trận chiến Ấn Độ – Trung Quốc: Câu chuyện tương lai?

Mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Trung Quốc là một cơ hội tốt để Washington chứng minh rằng, Đế chế Trung Hoa đang bị các nước thù địch sát biên giới bao vây. Ngoài Ấn Độ và Bhutan, trong số những kẻ thù tiềm tàng của Trung Quốc còn có Philippines, Mông Cổ và Nhật Bản. Ủng hộ dự án xây dựng hệ thống an ninh khu vực (không có sự tham gia của Trung Quốc) như là cách Washington ghi nhớ tạo ra một loại hàng rào phòng vệ chống Trung Quốc.
Trước cuộc khủng hoảng trong quan hệ song phương Nga-Mỹ, có nhiều khả năng Nga đóng vai trò kẻ thù phía Bắc của Trung Quốc để hoàn thành việc cách ly siêu cường kinh tế, tách nó khỏi nguồn lực Siberia. Theo nhà phân tích Edward Luttwak của Mỹ, nếu thiếu Kremlin thì không thể đưa kế hoạch ngăn chặn Trung Quốc đi vào hoạt động, bởi Moscow có ảnh hưởng quan trọng đến các quốc gia Trung Á, và họ cũng có biên giới với Trung Quốc. Việc đưa Moscow vào liên minh phi chính thức chống Trung Quốc được đề xuất trong chiến dịch của Stephen Bannon, cựu cố vấn của ông Donald Trump, tuy nhiên nó đã vấp phải sự phản đối ở Washington, do đó họ buộc phải từ bỏ ý tưởng này. Đối với Hoa Kỳ, điều này có nghĩa là nên xem xét kỹ hơn các lựa chọn khác.
Sau khi sự liên kết giữa Nga và phương Tây rõ ràng không thể trở thành hiện thực, nên hướng Ấn Độ đang trở thành chìa khóa cho Washington. Hồi năm 1962, lực lượng vũ trang Ấn Độ đã từng có kinh nghiệm giao chiến với Trung Quốc, và cả hai nước đều có tiềm lực nhân khẩu tương đương, cũng như có biên giới chung để có thể tái tham gia vào xung đột vũ trang. Theo nguồn tin chưa được xác nhận, Mỹ đang tích cực thảo luận về khả năng này.
Dẫn nguồn tin giấu tên trong chính quyền ông Trump, nhà kinh tế học-chính luận gia của Mỹ Frederik Engdal kết luận: “Chiến tranh giữa Mỹ với Trung Quốc sẽ không bao giờ xảy ra, thay vào đó là cuộc chiến Trung Quốc – Ấn Độ”.
Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt