Mỹ chọn Việt Nam địa điểm đàm phán lần 2 Trump-Kim – ba bên có lợi gì?

Kim Jong Un (TP – Trump (P)

Sau một trận “đánh võ mồm” ác liệt không còn gì để diễn tả, từ ngôn từ đến hù dọa nhau bằng diễu võ dương oai, cuối cùng TT Trump và Kim Jong Un đã gặp nhau hội đàm vào tháng 6/2018 tại Singapore. Trước khi đến gặp TT Trump tại Singapore, Kim Jong Un qua cầu kiến Tập Cận bình 2 lần. Lần thứ nhất và cũng là lần đầu tiên Kim Jong Un qua Bắc Kinh vào tháng 3/2018, lần thứ 2 “bất ngờ” thăm Tập Cập Bình tại Đại Liên vào tháng 5/2018 trước khi gặp TT Trump. Sau khi gặp TT Trump trở về Kim Jong Un gặp chớp nhoáng Tập tại Bắc Kinh để báo cáo tình hình vào tháng 6/2018. Trong hội đàm lần thứ hai, Kim Jong Un đã đến gặp Tập Cận Bình vào tháng 1/2019. Không biết từ đây đến ngày 27 và 28/02/2019 là ngày TT Trump và Kim Jong Un hội đàm tại Việt Nam thì Kim có qua thỉnh ý Tập Cận bình nữa hay không?
Từ tháng 6/2018 đến nay, Kim Jong Un không thử hỏa tiễn, không thử bom nguyên tử, có những kịch bản hủy bỏ giàn phóng hỏa tiễn và cơ sở thử nghiệm hạt nhân. Nhưng theo tin tình báo Hoa Kỳ là Bắc Hàn vẫn tiếp tục chế tạo hỏa tiễn tầm xa ở những địa điểm khác. Trong khi liên tục đòi hỏi Mỹ nới lỏng cấm vận kinh tế. Thêm những “kịch bản” ngoạn mục giữa Kim Jong Un và TT Nam Hàn là Moon Jae In như hai nước muốn thống nhất với nhau…tất cả là những kịch bản được dàn dựng chu đáo.

Không biết những kịch bản này có qua mặt TT Trump hay không, nhe nói cuộc đàm phán lần thứ hai tại Việt nam sẽ đi vào chi tiết, không thể để kỳ kèo rồi lại vẫn như cũ. 

Trong thông điệp Liên Bang Hoa Kỳ tối hôm qua (5/02/2019) trước Quốc Hội  Hoa Kỳ, Tổng Thống Donald Trump cho biết ông đã chọn Việt Nam làm nơi tổ chức cuộc gặp lần hai giữa ông và Kim Jong Un vào trong hai ngày 27 và 28/2. Dĩ nhiên ông ca tụng thành tích đã đàm phán với kẻ thù số một họ Kim.

Ông Trump phát biểu: “Như một phần của chính sách đối ngoại mới táo bạo, chúng ta tiếp tục thúc đẩy tiến trình hòa bình trên bán đảo Bắc Hàn. Những con tin của chúng ta đã trở về nhà, thử nghiệm hạt nhân đã ngừng và không có vụ phóng hỏa tiễn nào trong 15 tháng qua”.
“Nếu tôi không được bầu làm tổng thống Mỹ, theo tôi thấy, thì giờ đây chúng ta hiện đang ở trong cuộc chiến lớn với Bắc Hàn và hàng triệu người có thể sẽ thiệt mạng. Còn rất nhiều việc phải làm nhưng quan hệ của tôi với ông Kim Jong Un đang được duy trì tốt đẹp”. “Chủ tịch Kim và tôi sẽ lại gặp nhau vào ngày 27 và 28 tháng 2 ở Việt Nam”. Đ
iểm chọn là Việt Nam nhưng không tuyên bố chính thức thành phố nào – tin đồn là thành phố Đà Nẵng(?)

Câu hỏi đặt ra: chọn Việt Nam thì cả ba Hoa Kỳ, Việt Nam, Bắc Hàn có lợi gì?

Phóng viên Thanh Hà có những nhận định như sau:

Trong nhãn quan của cả Washington lẫn Bình Nhưỡng, việc chọn Việt Nam vừa “thuận tiện” vừa “an toàn”. Theo giới quan sát, sự kiện ngoại giao này mang lại mối lợi cho cả ba bên.

Mối lợi đối với Việt Nam

Ngay khi có những đồn thổi, dự báo, thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố là Việt Nam sẵn sàng tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim lần hai. Vậy, Việt Nam sẽ được hưởng lợi gì ?

Giới chuyên viên nêu ra nhiều “mối lợi”. Thứ nhất là trong quan hệ với nước láng giềng sát cạnh là Trung Cộng. Hãng tin Hoa Kỳ AP (American Press) trích lời chuyên viên Murey Hiebert, thuộc khoa Đông Nam Á tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế CSIS, trụ sở tại Washington DC cho rằng, trong tình hình Việt Nam đang có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông với Trung Cộng, tổ chức thượng đỉnh Mỹ – Bắc Hàn tạo điều kiện cho Hà Nội “củng cố vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế”. Việt Nam đang muốn tìm kiếm thêm những điểm tựa để làm đối trọng với Bắc Kinh.

Thứ hai là đối với Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi để hai ông Trump và Kim gặp nhau trên đất Việt giúp Hà Nội “ghi điểm” với Washington. Đây là cơ hội giúp Việt Nam thắt chặt thêm quan hệ với Mỹ, nhất là trong tình hình, hai quốc gia này cần có nhau, cả về mặt kinh tế lẫn chiến lược để làm đối trọng với Trung Cộng.

Sau cùng, dù muốn hay không, thượng đỉnh Donald Trump – Kim Jong Un vào cuối tháng này thu hút sự chú ý của toàn thế giới vào Việt Nam. Đây sẽ là một cơ hội bằng vàng để quảng bá cho hình ảnh của Việt Nam trên các phương tiện truyền thông quốc tế.

Hãng tin AP trích lời chuyên viên Lê Hồng Hiệp, thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ISEAS tại Singapore cho rằng, du lịch và đầu tư vào Việt Nam có triển vọng tăng lên sau thượng đỉnh Mỹ- Bắc Hàn lần này. Như vậy mục đích quảng cáo du lịch, một trong những lãnh vực quan trọng về mặt kinh tế của Việt Nam hiện nay.

Mỹ và Bắc Hàn có lợi gì ?

Đương nhiên không phải tình cờ cả Donald Trump lẫn Kim Jong Un cùng đồng ý gặp nhau tại Việt Nam. Theo phân tích của chuyên viên Lê Hồng Hiệp, qua quyết định này cả Bắc Hàn và Mỹ cùng bắn đi một tín hiệu mạnh với cộng đồng quốc tế rằng, tương tự như trong quan hệ giữa Washington và Hà Nội, Hoa Kỳ và Bắc Hàn cũng mong muốn có những bước đột phá, để hai quốc gia thù nghịch có thể sang trang lịch sử, cùng bắt tay hợp tác và xây dựng một “thế giới tươi đẹp hơn”. (ý như Việt Nam đã bắt aty với Mỹ)

Thêm vào đó, trở lại Việt Nam sẽ giúp cho tổng thống Hoa Kỳ làm một công đôi việc. Hãng tin Pháp, AFP trích lời chuyên viên Cheon Seong Whun thuộc viện nghiên cứu ASAN tại Seoul cho rằng, Mỹ có thể dùng lá bài Việt Nam để dằn mặt Trung Cộng.

Ai cũng biết Bắc Kinh là điểm tựa chính của chế độ Bình Nhưỡng, cả về mặt kinh tế, lẫn chiến lược. Trong chưa đầy một năm Kim Jong Un đã bốn lần sang Bắc Kinh hội kiến ông Tập Cận Bình và đôi bên đồng ý “nghiên cứu và phối hợp để giải quyết tình hình Bắc Hàn, đặc biệt trong tiến trình đàm phát giải trừ hạt nhân”.

Còn đối với lãnh đạo Bắc Hàn, đến Việt Nam có thể là nhất cử, lưỡng tiện bởi vì Việt Nam cũng giống như Bắc Hàn, “kiểm soát” được truyền thông báo chí, một quốc gia an toàn và thậm chí Kim Jung Un có thể đến Việt Nam bằng đường sắt.

Thứ nữa, đây cũng là cơ hội để nguyên thủ Bắc Hàn viếng thăm Việt Nam. Lần cuối cùng lãnh tụ Bắc Hàn công du Việt Nam Việt Nam là vào năm 1958, khi cha đẻ của nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên, Kim Nhật Thành – ông nội của đương kim lãnh đạo Bình Nhưỡng, dừng chân tại Hà Nội. Trong suốt sáu mươi năm qua, bang giao hai nước vẫn tốt đẹp, cả về chính trị lẫn kinh tế. Việt Nam là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Bắc Hàn.

Cuối cùng, lựa chọn của Mỹ và Bắc Hàn đều làm hài lòng Trung Cộng, Nam Hàn và Nhật Bản vì Việt Nam có quan hệ hữu hảo với cả 3 nước này.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt