Moon – Kim bất ngờ tái ngộ: Thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn có được cứu vãn?

Chủ Tịch CS Bắc Hàn Kim Jong-un (T) TT Nam Hàn Moon Jea-in (P) tại cuộc họp bất ngờ 26/05/2018 tại Bàn Môn Điếm

Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in và nhà lãnh đạo CS Bắc Hàn Kim Jong-un bất ngờ gặp gỡ tại Bàn Môn Điếm, dấu hiệu rõ ràng cho thấy hai bên đang nỗ lực cứu vãn hội đàm thượng đỉnh Mỹ – Bắc Hàn.

Trong hành động không được thông báo trước, Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Hàn Kim Jong-un  bất ngờ gặp nhau tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm. Phủ tổng thống Nam Hàn cho biết hai bên thảo luận về thực thi tuyên bố chung Bàn Môn Điếm đạt được hôm 27/4 và hướng tới cuộc gặp thượng đỉnh giữa Mỹ và Bắc Hàn.

Chữa cháy cuộc gặp Trump – Kim

Khác với cuộc gặp lịch sử hôm 27/4, lần thứ hai lãnh đạo hai miền bán đảo Bắc Hàn hội kiến diễn ra trong thầm lặng. Dẫu không được chuẩn bị công phu, không có màn chụp ảnh rình rang hay bước đi lịch sử qua biên giới, cuộc hội đàm bất ngờ lại được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng.

“Chưa đầy 48 giờ trước, Tổng thống Trump tuyên bố hủy cuộc gặp với ông Kim Jong-un, rồi sau đó lại nói có thể vẫn sẽ tiếp tục gặp. Diễn biến này làm ngay cả những chuyên gia quan hệ quốc tế cũng phải bó tay, xoay vòng. Ông Kim và ông Moon tìm đến nhau, có thể, để tìm giải đáp cho những uẩn khúc phía sau thay đổi quá đột ngột từ Washington”, giáo sư Robert Kelly, chuyên gia chính trị châu Á từ Đại học UEA, Anh Quốc nói.

Nội dung cụ thể cuộc gặp bất ngờ chưa được tiết lộ. Phủ tổng thống Nam Hàn cho biết hai nhà lãnh đạo thảo luận hướng tới cuộc hội đàm Mỹ – Bắc Hàn sắp tới tại Singapore. Đây là dấu hiệu cho thấy hai bên muốn cứu vãn cuộc gặp giữa ông Trump-Kim, được đánh giá có tiếng nói quyết định tới khả năng phi nguyên tử bán đảo Bắc Hàn.

“Không rõ ai là người đưa ra đề nghị cho cuộc gặp lần này, nhưng điều đó không quá quan trọng. Ông Kim Jong-un  đồng ý gặp ông Moon trong cuộc gặp không được đánh bóng về mặt chính trị, cho thấy ông Kim thực sự mong muốn đạt được tiến triển nào đó”, Yun Sun, chuyên viên chính trị châu Á, Viện Nghiên cứu chính sách Stimson nói.

Sau khi Nhà Trắng công bố bức thư đầy “hờn dỗi” đậm chất Trump hôm 24/5, theo đó hủy bỏ cuộc gặp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Bắc Hàn tuyên bố vẫn “sẵn sàng ngồi xuống đàm phán bất cứ thời điểm nào theo bất cứ hình thức nào”. Điều này trái với cách phản ứng trước đây của Bình Nhưỡng dưới quyền cố lãnh đạo Kim Jong-Il, thường là những vụ phóng hỏa tiễn hay thử nguyên tử mới.

Phán ứng của Bắc Hàn được nhật báo The New York Times miêu tả là “hòa giải một cách đáng ngạc nhiên”, cho thấy Bình Nhưỡng không đóng cánh cửa đàm phán ngay lập tức, bất chấp quyết định có phần “bội tín” từ Washington.

“Tôi tin rằng Bắc Hàn đang quyết tâm có sự chuyển hướng chiến lược. Hôm 29/11/2017, Bắc Hàn tuyên bố hoàn thành chương trình nguyên tử , tức hoàn thành mục tiêu quân sự. Ngày 1/1, Kim Jong-un  tuyên bố chuyển hướng sang phát triển kinh tế. Mục tiêu cuối cùng của Bình Nhưỡng vẫn như cũ, nhưng nay họ sẽ ưu tiên dùng công cụ ngoại giao – kinh tế, với bảo đảm an ninh là chương trình nguyên tử ”, chuyên gia Yun Sun nhận định.

Những diễn biến gần đây dưới thời kỳ Kim Jong-un, từ các văn bản tới phát ngôn chính thức, cho thấy Bình Nhưỡng quyết phá vòng vây cô lập và phát triển kinh tế. Việc Kim Jong-un  lạnh nhạt với Trung Cộng  suốt một thời gian dài và chỉ chìa tay về phía Bắc Kinh sau khi đã làm lành với Seoul cho thấy những người anh em miền Nam được Bình Nhưỡng lựa chọn là cánh cửa để trở lại với thế giới.

Việc chuyển hướng chiến lược của Bắc Hàn song trùng với lợi ích của Nam Hàn. Tổng thống Moon Jae-in là chính trị gia ủng hộ chính sách mềm mỏng với Bắc Hàn, đường lối mà ông thừa hưởng từ thượng cấp cũ, cố tổng thống Kim Dae-jung (Kim Đại Trọng), và người bạn thân Roh Moo Hyun.

Sau khi đóng vai chính suốt một thời gian dài, là đầu tàu dẫn dắt tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, Seoul mất đi thế chủ động với quyết định chóng vánh của Tổng thống Trump hôm 9/3, chấp nhận gặp mặt tay đôi cùng nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Từ đó tới trước lá thư hôm 24/5 mà Nhà Trắng công bố, Seoul chỉ là kép phụ trong tiến trình giải giáp nguyên tử, với nguy cơ bị Mỹ và Bắc Hàn qua mặt và thỏa thuận trên lưng.

“Washington cố tình lộ ra tin đồn Mỹ có thể chỉ yêu cầu Bắc Hàn giải giáp kho hỏa tiễn đạn đạo để ép Nam Hàn nhượng bộ một số điều khoản trong quá trình đàm phán FTA song phương”, giáo sư Kelly nhận định. Nếu từ bỏ chương trình hỏa tiễn đạn đạo, Bắc Hàn không còn khả năng đe dọa lục địa nước Mỹ bằng vũ khí nguyên tử. Tuy nhiên, Nam Hàn hay thậm chí Nhật Bản vẫn nằm trong tầm bắn của các loại hỏa tiễn tầm ngắn của Triều Tiên.

Thực tế, thủ đô Seoul nằm trong tầm bắn của hơn 2,000 khẩu pháo và số lượng hỏa tiễn không thể ước tính của Bắc Hàn. Dẫu Bình Nhưỡng có sở hữu vũ khí nguyên tử hay không, trong trường hợp xung đột xảy ra, Seoul sẽ bị phá hủy nặng nề với thiệt hại nhân mạng lên tới hàng triệu. Vì vậy, giảm căng thẳng và tiến tới đạt được nền hòa bình lâu dài với Bắc Hàn mới là ưu tiên của Nam Hàn.

Trước các phát ngôn bất nhất của Washington, Seoul một lần nữa trở lại sân khấu chính. Tổng thống Moon Jae-in đã đánh canh bạc lớn, đặt cược uy tín chính trị vào lộ trình hòa bình với Bắc Hàn, mà cuộc gặp tới đây giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un  có tiếng nói quyết định.

“Nam Hàn sẽ làm mọi cách để đưa cuộc gặp về đúng lộ trình, nếu không công sức suốt nhiều tháng qua, và thậm chí những lợi ích đã nhượng bộ cho Mỹ, sẽ trở nên vô nghĩa”, giáo sư Kelly nhận định.

Bình Nhưỡng – Seoul chung tiếng nói ?

Lịch sử đàm phán phi nguyên tử giữa Bắc Hàn với Mỹ, Nam Hàn cùng các đối tượng trong khu vực khác cho thấy Bình Nhưỡng không được đánh giá cao về khía cạnh giữ lời hứa. Không dưới một lần, Bắc Hàn vừa đàm phán, vừa âm thầm phát triển vũ khí nguyên tử  – hỏa tiễn đạo đạo, dẫn tới kết cục đổ vỡ nhiều hiệp định từng được kỳ vọng chấm dứt hoàn toàn tình trạng chiến tranh.

Tuy nhiên, những diễn biến gần đây cho thấy Bình Nhưỡng có nhiều lý do để theo đuổi cuộc gặp Tổng thống Trump, với kết quả cuối cùng là đạt được một hình thức nào đó của giải giáp vũ khí nguyên tử Bắc Hàn, điều sẽ giúp Bắc Hàn cải thiện quan hệ với cộng đồng quốc tế và quay trở lại với sân chơi kinh tế toàn cầu.

“Tôi tin rằng Bắc Hàn đang quyết tâm có sự chuyển hướng chiến lược. Hôm 29/11/2017, Bắc Hàn tuyên bố hoàn thành chương trình nguyên tử , tức hoàn thành mục tiêu quân sự. Ngày 1/1, Kim Jong-un  tuyên bố chuyển hướng sang phát triển kinh tế. Mục tiêu cuối cùng của Bình Nhưỡng vẫn như cũ, nhưng nay họ sẽ ưu tiên dùng công cụ ngoại giao – kinh tế, với bảo đảm an ninh là chương trình nguyên tử ”, chuyên gia Yun Sun nhận định.

Những diễn biến gần đây dưới thời kỳ Kim Jong-un, từ các văn bản tới phát ngôn chính thức, cho thấy Bình Nhưỡng quyết phá vòng vây cô lập và phát triển kinh tế. Việc Kim Jong-un  lạnh nhạt với Trung Cộng  suốt một thời gian dài và chỉ chìa tay về phía Bắc Kinh sau khi đã làm lành với Seoul cho thấy những người anh em miền Nam được Bình Nhưỡng lựa chọn là cánh cửa để trở lại với thế giới.

Việc chuyển hướng chiến lược của Bắc Hàn song trùng với lợi ích của Nam Hàn. Tổng thống Moon Jae-in là chính trị gia ủng hộ chính sách mềm mỏng với Bắc Hàn, đường lối mà ông thừa hưởng từ thượng cấp cũ, cố tổng thống Kim Dae-jung (Kim Đại Trọng), và người bạn thân Roh Moo Hyun.

Sau khi đóng vai chính suốt một thời gian dài, là đầu tàu dẫn dắt tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, Seoul mất đi thế chủ động với quyết định chóng vánh của Tổng thống Trump hôm 9/3, chấp nhận gặp mặt tay đôi cùng nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Từ đó tới trước lá thư hôm 24/5 mà Nhà Trắng công bố, Seoul chỉ là kép phụ trong tiến trình giải giáp nguyên tử, với nguy cơ bị Mỹ và Bắc Hàn qua mặt và thỏa thuận trên lưng.

“Washington cố tình lộ ra tin đồn Mỹ có thể chỉ yêu cầu Bắc Hàn giải giáp kho hỏa tiễn đạn đạo để ép Nam Hàn nhượng bộ một số điều khoản trong quá trình đàm phán FTA song phương”, giáo sư Kelly nhận định. Nếu từ bỏ chương trình hỏa tiễn đạn đạo, Bắc Hàn không còn khả năng đe dọa lục địa nước Mỹ bằng vũ khí nguyên tử. Tuy nhiên, Nam Hàn hay thậm chí Nhật Bản vẫn nằm trong tầm bắn của các loại hỏa tiễn tầm ngắn của Triều Tiên.

Thực tế, thủ đô Seoul nằm trong tầm bắn của hơn 2,000 khẩu pháo và số lượng hỏa tiễn không thể ước tính của Bắc Hàn. Dẫu Bình Nhưỡng có sở hữu vũ khí nguyên tử hay không, trong trường hợp xung đột xảy ra, Seoul sẽ bị phá hủy nặng nề với thiệt hại nhân mạng lên tới hàng triệu. Vì vậy, giảm căng thẳng và tiến tới đạt được nền hòa bình lâu dài với Bắc Hàn mới là ưu tiên của Nam Hàn.

Trước các phát ngôn bất nhất của Washington, Seoul một lần nữa trở lại sân khấu chính. Tổng thống Moon Jae-in đã đánh canh bạc lớn, đặt cược uy tín chính trị vào lộ trình hòa bình với Bắc Hàn, mà cuộc gặp tới đây giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un  có tiếng nói quyết định.

“Nam Hàn sẽ làm mọi cách để đưa cuộc gặp về đúng lộ trình, nếu không công sức suốt nhiều tháng qua, và thậm chí những lợi ích đã nhượng bộ cho Mỹ, sẽ trở nên vô nghĩa”, giáo sư Kelly nhận định.

Trong cuộc thượng đỉnh đầu tiên hồi tháng 4, Tổng thống Moon Jae-in và Kim Jong-un đã công bố nguyện vọng về một bán đảo Bắc Hàn hòa bình, thịnh vượng và không có vũ khí nguyên tử. Seoul xem đây là một bước tiến đầy ý nghĩa và dùng nó để thúc đẩy thượng đỉnh giữa ông Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai nước Liên Triều có phần lạnh nhạt trong vài tuần qua, với việc Bình Nhưỡng hủy hội đàm cấp cao với Seoul sau cuộc tập trận chung định kỳ giữa Mỹ và Nam Hàn, đồng thời nhất quyết khẳng định sẽ không đối thoại trừ khi vấn đề này được giải quyết.

Đối thoại trực tiếp và gần gũi hơn

Nam Hàn, nước đóng vai trò trung gian kết nối đàm phán giữa Washington – Bình Nhưỡng rõ ràng bất ngờ trước việc ông Trump vội vàng soạn thảo một lá thư hủy thượng đỉnh, viện dẫn các phát ngôn mang tính thù địch gần đây của Bắc Hàn.

Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in cho biết quyết định của người đồng cấp tại Mỹ khiến ông “lúng túng” và “vô cùng tiếc nuối”.  Điều này cho thấy dấu hiệu đáng lo ngại về kết nối ngoại giao giữa các đồng minh. Sau đó, ông thúc giục “lãnh đạo hai bên đối thoại trực tiếp và gần gũi hơn” nhằm giải quyết những bất đồng.

Việc ông Trump liên tục hủy rồi lại xúc tiến kế hoạch thượng đỉnh bộc lộ sự yếu ớt của Nam Hàn trong vai trò là người trung gian. Seoul lo sợ mình mất tiếng nói trước một tổng thống Mỹ ít coi trọng mối quan hệ đồng minh với Nam Hàn hơn những người tiền nhiệm.

Giới quan sát cho rằng việc ông Kim Jong-un liên tục vươn ra thế giới bên ngoài bằng hàng loạt diễn biến ngoại giao trong vài tháng qua thể hiện mong muốn được quốc tế dỡ bỏ cấm vận nhằm xây dựng lại nền kinh tế. Có thể ông kỳ vọng cuộc thượng đỉnh với Tổng thống Trump sẽ mang lại điều này.

Tuy nhiên, không chắc chắn liệu ông Kim có sẵn sàng từ bỏ kho vũ khí nguyên tử  mà mình và những người tiền nhiệm đã tốn công xây dựng hay không, trong khi đây là “con bài” duy nhất mà ông có.

Từ những bình luận của truyền thông nhà nước Bắc Hàn, có thể thấy Kim Jong-un cho rằng mọi cuộc thượng đỉnh với Tổng thống Trump là đàm phán giữa hai nước nguyên tử hơn là tiến trình phi nguyên tử đất nước của ông. Bình Nhưỡng từng khẳng định sẽ từ chối tham gia bất kỳ đối thoại nào nếu nó là cưỡng bách đơn phương buộc nước này từ bỏ chương trình nguyên tử.

Theo New York Times, Zing.vn

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt