Mô phỏng chiến tranh nguyên tử Nga – Mỹ: 90 triệu người bị thương vong trong vài giờ.

Hình minh họa

Theo tờ Independent, nhật báo được vinh danh là Tờ Báo Quốc Gia nước Anh nhận Năm giải thưởng Báo chí Anh năm 2004. Đã đang thí nghiệm một mô phỏng mới được các nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton nước Anh thực hiện, cho rằng hơn 90 triệu người sẽ bị thiệt mạng và bị thương chỉ trong vòng vài giờ đầu từ khi nổ ra cuộc chiến tranh nguyên tử Nga – Mỹ.

Mô phỏng chiến tranh nguyên tử Nga – Mỹ là kết quả của một nghiên cứu tại chương trình Khoa Học và An Ninh Thế Giới của Princeton (SGS). Nó cho thấy 34 triệu người sẽ thiệt mạng và 57 triệu người bị thương trong những giờ đầu tiên của một cuộc xung đột nguyên tử, chưa kể những người bị bệnh và các vấn đề dài hạn khác do vũ khí nguyên tử gây ra.

Trong hình ảnh sống động do nhóm nghiên cứu dựng lên, những vệt điện tử của hoản tiễn đạn đạo vòng cung tiến tới các mục tiêu và nở ra đốm trắng tức xóa sổ mục tiêu.

Nghiên cứu trên được đưa ra trong bối cảnh được cho là đang có cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử giữa Nga và Mỹ cùng các đồng minh NATO.

Giả định của cuộc tấn công được đưa ra là: “Hy vọng ngăn chặn một bước tiến của Mỹ – NATO, Nga bắn cảnh báo nguyên tử từ một căn cứ gần thành phố Kaliningrad. NATO trả đũa bằng một cuộc không kích nguyên tử chiến thuật”.

Khi ngưỡng nguyên tử bị vượt qua, đối đầu leo thang thành một cuộc chiến tranh nguyên tử chiến thuật ở châu Âu. Nga dùng máy bay và hỏa tiễn tầm ngắn mang 300 đầu đạn nguyên tử đánh vào các căn cứ của NATO. Phía NATO đáp trả với khoảng 180 đầu đạn nguyên tử bằng máy bay.

Sau đó, hàng trăm cuộc tấn công tiếp theo được thực hiện ở cả hai phía bằng nguyên tử. Trong đoạn video, những vệt đỏ của Nga phóng lên khỏi mặt đất trước khi cơn mưa màu xanh lam của nước Mỹ tiến đến Nga. Tiếp đến, Nga tấn công vào nhiều bờ biển Mỹ. Sau đó, Washington và Moscow sẽ nhắm mục tiêu vào các nơi đông dân số, với tối đa 10 hoản tiễn vào mỗi thành phố.

Theo SGS, video này là dựa trên tình hình lực lượng, mục tiêu thực tế và ước tính tử vong thực tế. Tuy nhiên, Sam Dudin, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Quốc Phòng và An Ninh Hoàng Gia Anh cho biết rằng kịch bản hủy diệt của SGS sẽ khó xảy ra bởi chính sách của Mỹ kể từ năm 1950 là tránh chiến tranh trực tiếp với Nga. “Moscow cũng không muốn có chiến tranh với NATO”, ông nói.

Ông Dudin cho hay thêm rằng tình hình dường như chưa tính đến các hệ thống phòng không của cả hai bên. Những hệ thống này sẽ có tác động lớn đến các cuộc tấn công nguyên tử được phóng từ máy bay.

Theo The Independent

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt