Máy bay không người lái sát thủ Lancet của Nga chạy bằng điện tử AI của Mỹ
Nga xử dụng Module [1] AI TX-2 của công ty Hoa Kỳ Nvidia gắn trong máy bay không người lái (UAV) Lancet-3 của Nga, cho thấy Mỹ chưa làm đủ (hoặc không thể) ngăn chặn được nước ngoài, thậm chí là đối phương xử dụng kỹ thuật công nghệ điện tử tối tân của Hoa Kỳ.
Sự việc được phát hiện như sau:
Khi bộ phận kỹ thuật của quân đội Ukraine tháo gỡ một mày bay không người lái (UAV) của Nga bị bắn hạ, họ phát hiện trong UAV chứa đầy các thiết bị điện tử của phương Tây, chủ yếu là của Mỹ. UAV Lancet Kamikaze rất thành công của Nga, còn được gọi là vũ khí bay lảng vảng. Trong Lancet-3, thành phần quan trọng tạo nên khả năng trí tuệ nhân tạo (AI) là một bộ phận được cho là module tối tân tên Jetson TX-2, do nhà sản xuất chip bán dẫn Nvidia của Mỹ làm ra.
Nvidia mô tả Jetson TX-2 là một bộ phận điện tử “thiết bị điện toán kết nối với AI nhanh nhất, tiết kiệm năng lượng. Máy tính 7.5 Watts trên một module này cung cấp khả năng tính toán AI thực sự ở bên ngoài. Nó được thiết kế trên GPU dòng NVIDIA Pascal™ và được trang bị một memory (bộ nhớ) 8GB và thời gian nối kết dữ liệu với memory là 59.7GB/giây. Nó có nhiều giao diện hardware tiêu chuẩn giúp dễ dàng tích hợp vào nhiều loại sản phẩm và kiểu dáng.”
GPU là viết tắt của đơn vị xử lý đồ họa. NVIDIA Pascal là một kiến trúc rất nhỏ được đặt trên trên GPU của nó.
Nvidia Jetson TX-2 đã chuyển sang một module mới hơn có tên Jetson Xavier NX, một module AI mạnh hơn và nhanh hơn nhiều. Tuy nhiên, module Jetson TX-2 vẫn có sẵn và sẽ tồn tại cho đến năm 2028.
Các module AI của Nvidia dựa trên các kỹ thuật sản xuất tối tân. Mạch tích hợp AI quan trọng được sản xuất tại Đài Loan nhưng toàn bộ module Jetson TX-2 được lắp ráp ở công ty BYD Huệ Châu, Trung Cộng, với nguồn thứ hai ở công ty Foxconn Technology Group thành phố Đào Viên, Đài Loan.
Module Jetson TX-2 chứa một số mạch tích hợp như hình dưới
Một số chip điện tử trên Jetson TX-2 đến từ nhiều quốc gia khác nhau, có cả Trung Cộng và Nam Hàn. Các bộ phận khác của Mỹ và châu Âu có trong UAV Lancet Kamikaze và những máy bay không người lái made in Iran.
Một phần đặc biệt quan trọng là hệ thống định vị GPS bằng U-Blox Lea-m8s-0-10. Có thể nhận tín hiệu từ hệ thống GPS của Mỹ, Galileo GPS của Châu Âu, Glonass của Nga và Beidou của Trung Cộng. U-Blox được sản xuất tại Thụy Sĩ rất khó để phá khóa GPS.
Cả hai bộ phận đặc biệt này Nvidia Jetson TX-2 và U-Blox của Thụy Sĩ đều không vi phạm bất cứ quy luật nào khi bán các con chip điện tử đi vào hệ thống phân phối nơi chúng được bán cho người dùng cuối cùng. Từ đó, họ đến Nga, Trung Cộng hoặc Iran.
Washington đã cố gắng hành động chống lại việc phổ biến chip AI sang Trung Cộng nhưng trên thực tế điều đó có nghĩa là kêu gọi các công ty không chuyển giao bí quyết sản xuất sang Trung Cộng cũng như không chuyển giao software AI nhạy cảm.
Có rất ít bằng chứng cho thấy Washington có thể kiểm soát việc mất đi các bộ phận quan trọng Nvidia Jetson TX-2. Nếu Hoa Kỳ không có hành động mạnh mẽ chận đứng thì Nga, Trung Cộng và Iran sẽ tiếp tục có thể xử dụng các module AI mới nhất của các công ty bán dẫn Hoa Kỳ vào quân sự của họ.
Phải có sự hợp tác cấp cao là cần thiết để chận đứng việc sản xuất các sản phẩm AI ở nước ngoài của Hoa Kỳ.
Những nỗ lực hiện đang được tiến hành để xây dựng các xưởng chế chip tối tân mới ở Mỹ, đây sẽ là sự trợ giúp trong tương lai. Mặc dù vậy, sẽ phải mất nhiều năm nữa các nhà máy mới thực sự được đưa vào hoạt động và Đài Loan sẽ tiếp tục sản xuất chip qua TSMC và các công ty Đài Loan khác.
Vì lý do chính trị, chính quyền Biden không nhiệt tình trong việc tận dụng các công ty chip của Mỹ. Đạo Luật Chips, trong đó Hoa Kỳ đang cung cấp các khoản trợ cấp lớn, được cho là sẽ giúp tái thiết lập hoạt động sản xuất chip bán dẫn tại Hoa Kỳ.
Tự sản xuất chip điện tử bán dẫn tối tân trong nước là điều tốt nhưng nó không giải quyết được sự phổ biến của thiết bị điện tử AI ở nước ngoài, đặc biệt là ở Trung Cộng. Thật không may cho bộ máy hành pháp của nước Mỹ, đặc biệt là khi nói đến DEI (sự đa dạng, công bằng và hòa nhập), đã cản trở việc xử dụng nhanh chóng các quỹ theo Đạo Luật Chips.
Nga không có DEI, nước này thiếu đầu tư tư nhân cho ngành chip bán dẫn của mình. Trên thực tế, nước Nga thiếu cơ sở hạ tầng sản xuất vi điện tử. Vì Nga không phải là một nước cách mạng vi điện tử.
Trong thời kỳ Xô Viết, Nga đã cố gắng phát triển thiết bị điện tử của riêng mình tại các thành phố kín đáo như Zelenograd, hoặc chuyển hoạt động sang Đông Âu, đặc biệt là Đông Đức (Cộng Sản). Giống như Nga, người Đông Đức và những người khác trong Hiệp ước Warsaw [trước đây] đều bị cô lập rơi vào hoàn cảnh chậm tiến về điện tử bán dẫn..
Trong tương lai, Washington phải tìm ra những cách thức hiệu quả để kiểm soát kỹ thuật AI nếu không sẽ phải đối diện với hậu quả “tệ hại” bị đánh cắp của nó. Những chiếc Bradley và Abrams bị hoả tiễn Lancet của Nga hạ gục ở Ukraine là một vấn đề an ninh quân sự cần được quan tâm đúng mức.
Bài viết Stephen Bryen
Phiên dịch Hoàng Long
Stephen Bryen từng là giám đốc của Tiểu Ban Cận Đông của Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ và là thứ trưởng bộ quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách chính sách.
Bài viết này được đăng lần đầu trên Substack mục Vũ Khí và Chiến Lược của tác giả và được tái bản cách đây vài hôm.
[1] module: là một tập hợp điện tử được thiết kế trên một board điện tử. Có thể được dễ dàng gắn thêm hoặc gỡ bỏ khỏi hệ thống máy điện tử.