Mất tích vì làm thơ chống Trung Quốc?

Mẹ của nữ sinh viên bị “mất tích” Nguyễn Phương Uyên, người mà gia đình nói đã bị công an Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh, đưa đi từ hôm 14/10/2012 nói gia đình hiện đang rất “hoang mang” và muốn nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng, nhất là các luật sư để tìm con gái của bà.

Nũ Sinh Viên Huỳnh Phương Uyên (mất tích)

Tuy nhiên, bà Nhung, người cho rằng sinh viên, học sinh yêu nước là chuyện bình thường, nói ba người cùng trọ phòng đã được trả về, còn con gái của bà thì không.

Bà Nhung cho hay, chồng của bà và là cha đẻ của sinh viên Phương Uyên đã tới công an Phường Tây Thạnh thuộc công an Quận Tân Phú để tìm con gái, nhưng không tìm thấy nữ sinh viên sinh năm 1992 này.

Bà Nhung tỏ ra băn khoăn và nói: “Chúng tôi chưa biết cháu ở đâu hết và gia đình đang rất hoang mang vì không biết con mình đang ở đâu. Tự dưng bắt rồi mất tích luôn.

“Anh nhà (tôi) có lên thành phố và tiếp cận khu vực mà cháu trọ, mấy đứa trẻ cùng bị bắt một lúc, thì người ta đã trả về luôn. Còn riêng con bé nhà (tôi) thì không được trả.

“Thì (chồng tôi) có đi lên công an Phường Tây Thạnh, đến đó hỏi, họ nói ở đây không có xảy ra vụ việc đó, không có bắt giam ai hết.”

“(Chúng tôi) không có tìm được ai, không biết là liên lạc với ai để tìm ra tung tích con bé hết. Thực sự cứ như là mất tích.”

Gia đình bà Nhung cho hay gia cảnh của cô Phương Uyên eo hẹp, nữ sinh này còn có một em nhỏ ở tuổi tiểu học và cả nhà làm ruộng là chính, chắt bóp để cho cô lưu học trên thành phố.

Bà Nhung nói gia đình hiện không biết làm cách nào, liên hệ với ai để tìm kiếm tung tích con gái và khi được hỏi có nguyện vọng tìm kiếm sự giúp đỡ của các cơ quan, cộng đồng, hay tổ chức luật sư miễn phí hay không, bà nói:

“Thực chất bây giờ gia đình kinh tế khó khăn, mà tìm đến cơ quan luật sư thì gia đình không có điều kiện, hoàn toàn bế tắc, không có điều kiện.

“Bây giờ, chúng tôi muốn nhờ đến nơi nào đó mà có thể cứu giúp (cháu) bé trở lại môi trường để bé đi học.”

‘Yêu nước là bình thường’

Khi được hỏi gia đình suy nghĩ sao nếu Phương Uyên có thể đã bị bắt để răn đe bản thân cô và các thanh niên, sinh viên cùng lứa của cô do có hành động “bài Trung Quốc,” bà Nhung nói:

“Nói thực sự, gia đình cũng chưa nghĩ đến việc đó. Có một cháu bé bị bắt cùng kể lại là chỉ có một câu thôi, khi lên Công an Phường Tây Thạnh, các chú (Công An) hỏi thì con bé nhà tôi nói là nó ghét Trung Quốc.

“Nếu thực chất mà cháu ghét Trung Quốc, thì điều đó theo tôi nghĩ không có vi phạm pháp luật đến mức nghiêm trọng. Là vì một công dân yêu nước là chuyện bình thường.

“Với những hành vi ngang tàng bạo ngược của Trung Quốc, xâm chiếm lãnh hải, làm những chuyện mà phải nói là không ai mà không biết, thì sinh viên và học sinh mà suy nghĩ như thế, theo tôi không có gì là nghiêm trọng.”

Một nguồn từ trong nước cho BBC hay Phương Uyên đang là Ủy viên Ban Chấp hành chi đoàn của lớp mà cô theo học, đồng thời là phát thanh viên Đoàn trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh.

Nguồn này nói nữ sinh này “học rất giỏi nên được nhiều thầy cô bạn bè yêu mến” và cho hay: “Uyên bị bắt vào khoảng hơn 11 giờ sáng, ngày 14 /10/1992. Công an khoảng 10 người mặc thường phục và sắc phục vào dẫn Uyên và những bạn trong nhà trọ đi chỉ nói là để xác minh một số vấn đề rồi về.

“Ban đầu Uyên bị đưa lên công an Phường Tây Thạnh quận tân phú TPHCM, sau Uyên bị giải lên công an Quận Tân Phú TPHCM rồi mất tích cho đến nay .

“Lý do công an bắt Uyên là Uyên đã làm truyền đơn chống Trung Quốc ở Bình Thuận , công an thu được những tấm hình bất lợi cho bạn đó ở ngay phòng trọ lúc kiểm tra điện thoại.”

BBC đã tìm cách liên lạc với Văn phòng Hiệu trưởng và Phòng Công tác Sinh viên của Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, cũng như với Công an Quận Tân Phú, nhưng chưa liên lạc được.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt