Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại

Giới Thiệu

1) Phạm Vi Nghiên Cứu

Lý thuyết chính trị Tây Phương nói riêng Trong lý thuyết chính trị Tây Phương, thời kỳ hiện đại thường được định nghĩa như là thời kỳ bắt đầu với Machiavelli và chấm dứt với cuộc Cách Mạng Pháp.  Thời kỳ “hiện đại” có thể nói là thời kỳ quan trọng nhất (mặc dầu không phải là quan trọng như nhau cả) trong lịch sử nhân loại.  Trong khoảng thời gian này, một số nước còn lại của chế độ phong kiến hướng đến nhà nước quốc gia, chủ nghĩa tư bản lớn mạnh đến chế ngự các nền kinh tế, lý lịch dân tộc được minh định qua chủ nghĩa dân tộc, an sinh xã hội quần chúng khả dĩ có thể thực hiện được, cuộc cách mạng khoa học đã diễn ra, kỹ thuật in ấn giúp con người hiểu biết rộng rãi hơn và dân chủ đến lúc có thể thăng tiến, Châu Âu bắt đầu thống trị phần lớn thế giới, và nhiều nhà cầm bút nữ bắt đầu đặt vấn đề hai ngàn năm ngự trị công cuộc điều hành chính quyền của nam giới.

Vì thế, đừng lấy gì làm ngạc nhiên rằng thời kỳ thay đổi lớn lao này đã sáng tạo được nhiều tác phẩm lý thuyết chính trị.  Mặc dầu nhiều nỗ lực của thời kỳ hiện tại để cải cách và thay đổi công cuộc chính trị, chúng ta vẫn còn sống rất nhiều với di sản của thời kỳ hiện đại.  Những ý tưởng phát triển và quần chúng hóa sau đó vẫn thâm nhiễm phương cách chúng ta đàm đạo chính trị.  Do đó, muốn phân tích và chỉ trích môi trường chính trị trong đó chúng ta hiện đang sống, chúng ta cần khả năng thấu hiểu các cội nguồn của môi trường chính trị.  Chúng ta đi thẳng vào các nguồn gốc ấy, và cố gắng khơi dậy những hào hứng của những cuộc tranh luận quá khứ vốn đã làm thay đổi nhiều di sản chính trị ngày hôm nay ấy.

Một số khái niệm và ý tưởng mà chúng ta sẽ có thể gặp phải trong tiến trình học hỏi gồm: đế quốc, chiến tranh, đạo đức công dân, chính trị và tôn giáo, quyền, tự do, lý thuyết hợp đồng, quyền sở hữu và chủ nghĩa tư bản, dân chủ, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa bảo thủ, chính trị giới tính, bản chất con người, cách mạng, và cuộc đụng độ giữa châu Âu và châu Mỹ.

2) Lý thuyết chính trị nói chung 

Lý thuyết chính trị, hiện được giảng dạy tại các phân khoa chính trị của các trường đại học ở ban cử nhân và cả ngành giáo dục cao, có những tương đồng với các phân khoa văn chương, lịch sử, triết học, và nhiều phân khoa còn lại của ngành nhân văn.  Những ai có sở thích tìm hiểu chính trị và thích thú trong ngành nhân văn, những người ấy có khuynh hướng thưởng thức nghiên cứu lý thuyết chính trị.

Nghiên cứu lý luận chính trị trau dồi một loại suy nghĩ chứ không phải là nhồi nhét vào đầu óc một khối lượng kiến thức cụ thể.  Do đó, nghiên cứu lý thuyết chính trị hữu ích cho những ai có ý định theo đuổi bất kỳ một mục tiêu rộng lớn nào, bất kể mục tiêu ấy là giáo dục tự do hoặc bất cứ nghề nghiệp nào, mà trong đó yêu cầu những quyết định đạo đức, xã hội hoặc chính trị như: luật pháp, thương mãi, chính trị, chính phủ, báo chí, y khoa, và giáo dục…

3) Việt Nam Quốc Dân Đảng với ảnh hưởng lý thuyết chính trị

Cùng với trào lưu tranh giành căng thẳng lãnh thổ nước ngoài của các quốc gia Đế Quốc Châu Âu, làn sóng tư tưởng chính trị hiện đại Tây Phương đã du nhập vào đất nước chúng ta khi Pháp đóng một vai trò tích cực trong công cuộc chinh phục Đông Dương: khởi sự xâm chiếm thành phố Sài Gòn năm 1858, bốn năm sau chiếm Nam Kỳ, thập niên 1880, người Pháp đặt chế độ “bảo hộ” lên Cambodia, Trung  Kỳ, và Lào, và sau đấy tổ chức thành xứ Đông Pháp, “Union of French Indochina.” Mặc dù chế độ cai trị tàn độc, các tư tưởng dân chủ đến từ Châu Âu cũng ảnh hưởng đến nhiều tầng lớp quần chúng, rõ nét ở tầng lớp lãnh đạo tổ chức cách mạng Việt Nam Quốc Dân Đảng.

Năm 1904, cùng với tư tưởng cách mạng qua sách báo của nhiều quốc gia Á Châu, nguồn tư tưởng tiến bộ phát sinh theo dòng lịch sử “Văn Minh Tây Phương” được phổ biến không ngừng trên cùng khắp đất nước.  Phấn khích, “các phong trào cách mạng, sau thời kỳ phân tán do áp lực của Pháp, bắt đầu hành động với một khí thế mới, “thay nền văn hóa chính trị cũ với những tư tưởng mới.”

Năm 1926, Phan Châu Trinh trở về từ Pháp, diễn thuyết tại Sài Gòn phổ biến và kêu gọi dân chủ tự do, và có ý định thiết lập một chế độ dân chủ khi vua Khải Định băng hà, có lẽ là nền dân chủ của chế độ quân chủ “principality” như Machiavelli đã thuyết giảng vài trăm năm trước đây. 

Trước đó, 1924, một nhóm thanh niên tân học trong tổ chức Nam Đồng Thư Xã, thành phần cốt cán trong việc sáng lập tổ chức cách mạng VNQDĐ, đã sáng tác, dịch thuật, và xuất bản sách báo quảng bá và khích động lòng yêu nước, đặc biệt, một trong ba nhân vật thanh niên ưu tú ấy là Nhượng Tống đã dịch thuật và phổ biến luận thuyết được tuyên dương “Dân Ước Luận,” “Social Contract,” của lý thuyết gia chính trị Jean Jacques Rousseau (1712-1778). Chủ trương của nhóm là “muốn quốc dân có ngay dưới tay và đầy đủ vài cuốn trong các loại sách có lợi ích.”

Mục đích của Nam Đồng Thư Xã đã lôi cuốn một số lớn thanh niên trí thức và sinh viên đủ các phân khoa thuộc Trường Đại Học Hà Nội; họ thường xuyên gặp gỡ nhau và luận bàn về những vấn đề chính trị đất nước.  Năm 1927, thành viên Nam Đồng Thư Xã, Nguyễn Thái Học, đưa ý kiến thành lập một đảng cách mạng, và vào tháng 12 năm ấy, Việt Nam Quốc Dân Đảng được thành lập với tôn chỉ và mục tiêu phản ảnh được những tư tưởng dân chủ, không những của trào lưu tư tưởng chính trị hiện đại của Tây Phương, mà còn cả tư tưởng chính trị hiện tại, được phát họa bởi Nguyễn Thái Học và đồng thuận của đại hội đại biểu trong Đại Hội Thành Lập VNQDĐ, “xóa bỏ thực dân phong kiến, thực thi chế độ cọng hòa đại diện, chủ trương độc lập dân tộc, tôn trọng tự do, và thúc đẩy hạnh phúc con người.”

4) Lợi Ích Và Yêu Cầu?

Việt Nam Quốc Dân Đảng được sáng lập chủ chốt bởi tầng lớp trí thức tân học, chính sách và đường lối của Đảng, do đó, có thể hình như đã chịu ảnh hưởng nền văn minh tư tưởng chính trị Tây Phương.  Vì thế, những ai phục vụ lý tưởng của Đảng cần thấu hiểu lý luận chính trị của nền tư tưởng hiện đại như đã trình bày không phải là điều không cần thiết; Lý thuyết chính trị thời hiện đại, khởi nguồn ba trăm năm trước cuộc Cách Mạng Pháp, đến nay vẫn còn hiện đại.

Tại một vài trường đại học Hoa Kỳ, muốn ghi danh lớp “tư tưởng hiện đại tây phương” các sinh viên cần có khả năng căn bản trong việc đọc có phê phán một số bản văn như bản dịch của Mạnh Tử, “Luận Về Tự Do” của John Stuart Mill, “Thơ Từ Nhà Tù Birmingham” của Martin Luther King, một số “Federalist Papers” của Hamilton, Madison, và cả “Cương Lĩnh của Cọng Sản”” của Karl Marx và Engels… Như thế, phạm vi nghiên cứu này có quá cao đối với mọi “tầng lớp” đảng viên hay không? Vài sự kiện liên quan đến thành phần tham gia và sinh hoạt VNQDĐ chứng minh vấn đề.  Thứ nhất, trong 227 đảng viên bị Pháp bắt năm 1929 “nhiều người trong các vị ấy có tri thức trí tuệ và học vấn cao,” có khả năng để thấu hiểu nhiều vấn đề.

Thứ hai, nội quy sinh hoạt và kinh nghiệm sinh hoạt thực tế cho thấy rằng, một số đảng viên mặc dầu chưa qua một trường đào tạo chính trị chính thức nào, nhưng học vấn cá nhân và trao đổi tri thức có tổ chức giữa đảng viên, chứng tỏ rằng đảng viên không lấy gì xa lạ, hay nói khác hơn, có khả năng nhận thức và phê phán nguồn “tư tưởng hiện đại” ấy.

Cuối cùng, triết gia Đức Thời Đại Bừng Sáng, Immanuel Kant, có lần đã nhận ra và khuyến cáo rằng “người nào không biết đến quá khứ, người ấy là những nô lệ của quá khứ.” Vì thế, là một thành viên của một đảng cách mạng truyền thống, mong quý đồng chí vững tiến, hy vọng rằng phạm vi nghiên cứu này sẽ “giải phóng” chúng ta.                

5) Phương Hướng Tiếp Nhận                                                                                

Phạm vi nghiên cứu chú trọng đến phân tích có phê phán các bản văn và các luận đề chủ yếu trong tiến trình tư tưởng chính trị hiện đại.  Nghiên cứu tác phẩm của các nhà tư tưởng hàng đầu trong thời kỳ hiện đại phục vụ nhiều mục đích.  Trước tiên, chúng ta có thể học hỏi trực tiếp từ những tác phẩm này, thủ đắc những ý tưởng để có thể tùy nghi ứng dụng vào tình huống riêng của chúng ta.  Thứ đến, qua nghiên cứu các luận văn này, chúng ta sẽ tự đánh giá chúng ta và vị thế tinh thần, đạo đức, và chính trị riêng của chúng ta để có một hiểu biết sâu xa hơn là các tác phẩm này đã góp phần thay đổi xã hội mà chúng ta đang sống như thế nào.  Sau cùng, tiếp xúc các tranh cải đầy rắc rối trong các luận văn cổ xưa, chúng ta hy vọng nhận thức được chúng ta cần xây dựng các biện luận chính trị riêng của chúng ta như thế nào.

Ngoài ra, cũng cần ghi nhận sự kiện rằng sự hiểu biết của chúng ta về các vấn đề chính trị thay đổi.  Điều được coi là quan trọng không phải là một bối cảnh chính trị có giá trị tuyệt đối trong vài ý nghĩa, nhưng bối cảnh ấy có mở rộng sự hiểu biết của chúng ta hay không.  Điều này không những chỉ áp dụng cho những câu hỏi về quan điểm và những giải thích sâu rộng của chính những nhà tư tưởng chính trị, mà còn áp dụng ngay cho chính những nhà tư tưởng nữa.  “Lý thuyết gia chính trị quan trọng không phải vì điều gì họ nói là ‘đúng’ nhưng vì những điều họ nói mở rộng hiểu biết của chúng ta.” 

6) Tác Giả và Tác Phẩm 

  • Machiavelli, The Portable Machiavelli, ed. by Musa.  Penguin.
  • Hobbes, Leviathan, ed. by MacPherson.  Penguin.
  • Locke, Second Treatise on Government, ed. by MacPherson.  Hackett.
  • Rousseau, Basic Political Writings, ed. by Gay.  Hackett.
  • Burke, Reflections of the Revolution in France.  Hackett.
  • Wollstonecraft, Vindication of the Rights of Woman.  Penguin.

Trên đây là một số lý thuyết gia và các tác phẩm chọn lựa và có thể thay đổi cho phạm vi nghiên cứu; vì công tác mới khởi đầu nên chưa có bản dịch tiếng Việt của các nguyên tác, do đó, có thể có phần trở ngại cho một thiểu số, Ban Soạn Thảo Tài Liệu đang cố gắng nhiều cách để điều chỉnh các khó khăn đang tồn tại, và, xin chân thành tri ân các tác giả, các nhà xuất bản có các đoạn văn và bài văn được trích dịch mà chưa có điều kiện liên lạc để xin phép.

Ban Soạn Thảo
Huỳnh Khuê   

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt