Lời ai điếu cho mô hình kinh tế Trung Quốc?


Sau mấy thập kỷ tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định, Trung Cộng đã nổi tiếng vì ổn định về kinh tế, ngay cả khi các khoản nợ ở trong nước đang gia tăng nhanh chóng. Nhưng triển vọng xuất khẩu giảm, cùng với việc đồng tiền đang ngày càng yếu đi, có thể làm cho nước này trật khỏi quỹ đạo phát triển bất chấp nợ nần của mình.
Từ Argentina đến Thổ Nhĩ Kỳ, từ Nam Phi đến Indonesia, các thị trường mới nổi lại bị những sự hỗn loạn trên thị trường tài chính làm cho bối rối. Nhưng xin hãy đừng quên nước lớn nhất và có thể là rắc rối nhất: Trung Cộng.
Trong mấy thập kỷ vừa qua, tốc độ tăng trưởng của Trung Cộng dường như trái với những quy luật kinh tế cơ bản. Ví dụ, quy luật Stein nói rằng nếu một cái gì đó không thể đi mãi mãi, thì nó sẽ dừng lại. Nhưng, các khoản nợ của Trung Cộng vẫn tiếp tục gia tăng.
Thật vậy, theo Quỹ tiền tệ quốc tế, trong thập kỷ vừa qua, nợ công ty, nợ chính phủ và nợ hộ gia đình của Trung Cộng đã tăng lên khoảng 23 nghìn tỷ USD, và tỷ lệ nợ trên GDP đã tăng khoảng 100%, tức là hơn 250%. Thông thường, đó là mức mà vượt qua nó thì khủng hoảng tài chính sẽ xảy ra.

Chắc chắn là, một số khoản nợ của Trung Cộng đã được sử dụng nhằm mở rộng cơ sở công nghiệp và cơ sở hạ tầng của nước này. Nhưng phần lớn trong số đó cũng được sử dụng nhằm giữ cho bằng được các doanh nghiệp quốc doanh thua lỗ và đầu tư không ngừng nghỉ vào các công trình công cộng và nhà ở với hiệu quả rất thấp.

Sự mất cân bằng ở trong nước của Trung Cộng cho thấy một quy luật kinh tế khác mà nó đã tìm cách phá vỡ. Đối với bất kỳ quốc gia bình thường nào, xây dựng năng lực quá dư thừa sẽ dẫn đến sụt giảm mạnh trong đầu tư và tăng trưởng GDP. Và đến lượt nó, điều đó sẽ làm kiệt quệ về tài chính, kéo theo cuộc khủng hoảng, nếu các dấu hiệu cảnh báo bị lờ đi. Nhưng ở Trung Cộng thì khác. GDP tăng chậm lại, nhưng đầu tư vẫn mạnh, và hệ thống ngân hàng không hề căng thẳng.

Một cách giải thích phổ biến về việc khả năng không bị thương tổn thấy rõ của Trung Cộng là nước này có khoản tiết kiệm lớn ở trong nước và dự trữ ngoại hối khổng lồ (trên 3 nghìn tỷ USD), đấy là những khoản có thể được chi tiêu nhằm khắc phục khủng hoảng tài chính. Và bởi vì cân đối của chính phủ vẫn mạnh, đủ sức cứu các công ty tài chính không còn khả năng chi trả, chính phủ có thể giải quyết tất cả các nguồn gốc căng thẳng mới xuất hiện trong lĩnh vực quan trọng này.

Cách giải thích phổ biến khác là chính trị. Quá trình ban hành quyết định tập quyền hóa cao độ tạo điều kiện cho người ta thực hiện những hành động tức thời, có phối hợp, ví dụ, kiểm soát dòng ngoại hối đi ra. Và trong xã hội được kiểm soát – và có thể kiểm soát – có một không hai như thế – những căng thẳng xã hội sinh ra từ những vụ đổ vỡ về kinh tế có thể được quản lý một cách dễ dàng.

Dù những luận cứ này có đúng đến mức nào thì cũng đã đến lúc cần phải xem xét lại. Tính chất đặc biệt của nền kinh tế Trung Cộng hiện đang bị cơn bão của những căng thẳng hiện nay đe dọa – cụ thể là quá trình tích tụ nợ ở trong nước – và những rắc rối mới, trong đó có các rào cản thương mại của Mỹ, sự phản đối về mặt địa chính trị trước dự án Một Vành Đai, Một Con Đường của Trung Cộng, nhất là ở Mỹ.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Trung Cộng đã chuyển mô hình kinh tế ra khỏi xuất khẩu và hướng về các nguồn tăng trưởng ở trong nước. Nhưng việc tái cân bằng đòi hỏi phải vay thêm và đầu tư thêm, và do đó, rủi ro sụp đổ cũng lớn hơn. Kết quả là, chính phủ đã phải thận trọng, họ chỉ tạo ra những kích thích vừa phải, khi cần. Không có hướng dẫn cách thức quản lý hoạt động cân bằng này. Chính sách can thiệp tưởng như vừa phải một lúc nào đó có thể trở thành can thiệp quá mức. Một lúc nào đó, quy luật của Stein sẽ có hiệu lực.

Đe dọa trước hết đối với tăng trưởng của Trung Cộng là chính sách thương mại của Mỹ. Cho đến nay, chỉ có khoảng 50 tỷ USD giá trị hàng xuất khẩu của Trung Cộng bị chính quyền Trump tăng thuế mà thôi. Nhưng trong tháng 7, Trump đã công bố vòng thuế mới nhắm vào số hàng hóa trị giá 200 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Cộng vào Mỹ. Thấy được khả năng bị tổn thương ngày càng tăng, phản ứng của Trung Cộng trước những đe dọa liên tục của Trump là đặc biệt nhẹ nhàng.

Đe dọa thứ hai trước các đòi hỏi từ bên ngoài là do chính sách trọng thương của Trung Cộng đã kiệt lực. Trong những năm 1990 và 2000, Trung Cộng đã phát triển công nghiệp xuất khẩu đặc biệt lớn, một phần là do họ đã để đồng tiền của mình bị đánh gia thấp. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nước này tiếp tục cách tiếp cận như thế bằng những phương tiện khác, mà cụ thể là Một Vành Đai, Một Con Đường – tài trợ cho những hàng hóa và dịch vụ từ Trung Cộng. Gọi là Chủ nghĩa trọng thương Trung Cộng 2.0.

Vấn đề là Chủ nghĩa trọng thương 2.0 hiện đang bị tấn công, cả về chính trị lẫn kinh tế. Về chính trị, các nước nhận các khoản vay của Trung Cộng – từ Sri Lanka đến Malaysia, rồi Myanmar – đã và đang phản đối Một Vành Đai, Một Con Đường và mùi đế quốc chủ nghĩa tân thời của nó. Về kinh tế, các điều khoản tài chính Một Vành Đai, Một Con Đường nặng nề đã dẫn đến những khoản nợ lớn, ít nhất là ở tám nước, đấy là theo số liệu của Trung tâm Phát triển Toàn cầu (Center for Global Development).

Ví dụ, Malaysia đã hủy bỏ các dự án được Trung Cộng hậu thuẫn, trị giá tới 22 tỷ USD. Sri Lanka đã quay sang IMF nhờ giúp đỡ, đấy là do nước này đã nhập khẩu quá nhiều hàng hóa của Trung Cộng. Và có thể chẳng bao lâu nữa Pakistan cũng sẽ bị buộc phải làm như vậy. Khi nhiều quốc gia cảnh giác với Một Vành Đai, Một Con Đường, họ sẽ vay và nhập ít hơn hàng hóa từ Trung Cộng.

Trong khi đó, lãi suất ở Mỹ gia tăng liên tục là cú sốc thứ ba. Khi lãi suất ở Mỹ lớn hơn lãi suất ở Trung Cộng, vốn sẽ chảy ra khỏi Trung Cộng, cũng như chảy ra khỏi những thị trường mới nổi khác trong năm nay. Do đó, các nhà lãnh đạo Trung Cộng sẽ phải đối mặt với tình trạng khó xử kinh điển của thị trường mới nổi. Nếu để đồng nhân dân tệ yếu, trong ngắn hạn, họ có thể làm trầm trọng thêm việc tuồn vốn ra nước ngoài và Mỹ sẽ tung ra những cáo buộc về thao túng tiền tệ. Nhưng nếu muốn giữ giá đồng tiền, họ có thể phải chi một ngàn tỷ USD dự trữ nữa, như đã từng làm vào năm 2015.

Ngoài ra, chính phủ có thể sử dụng lại các biện pháp kiểm soát vốn khắt khe. Nhưng, làm như thế là bóp nghẹt nhu cầu từ bên ngoài, phá hoại ngầm công tác quản lý kinh tế rộng lớn hơn, và làm mất niềm tin vào tuyên bố về vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu của nước này (trong đó có quốc tế hoá đồng nhân dân tệ).

Giữa cơn bão do những thách thức kinh tế gây ra, càng ngày người ta càng nghi ngờ về việc Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đang làm chủ được các sự kiện – ông ta muốn mọi người nghĩ như thế. Tập Cận Bình nên nhớ không chỉ quy luật Stein, mà cả quy luật Rüdiger Dornbusch nữa – Luật này nói rằng, “Cuộc khủng hoảng mất nhiều thời gian để tới hơn là bạn nghĩ, và sau đó nó xảy ra nhanh hơn hẳn, chứ không như bạn nghĩ”.

Trước sau gì, mô hình đặc biệt Trung Cộng cũng sẽ nhường chỗ cho các quy luật kinh tế. Thế giới nên tự chuẩn bị. Hậu quả có thể nghiêm trọng – và khác hẳn những hiện tượng đã xảy ra trong lịch sử gần đây.

Arvind Subramanian & Josh Felman

Bản dịch: Phạm Nguyên Trường

– Arvind Subramanian, là cựu cố vấn trưởng về kinh tế của chính phủ Ấn Độ, là giáo sư thỉnh giảng tai Harvard’s Kennedy School of Government. Ông là tác giả cuốn Eclipse: Living in the Shadow of China’s Economic Dominance.
– Josh Felman là giám đốc công ty tư vấn JH.

————————————————

Nguyên bản Anh ngữ:

R.I.P. Chinese Exceptionalism?

Sep 6, 2018 Arvind Subramanian Josh Felman

After decades of strong and steady growth, China has developed a reputation for economic resiliency, even as it piles up ever more domestic debt. But the prospect of declining exports, alongside a weakening currency, could derail its debt-defying trajectory.

NEW DELHI – From Argentina to Turkey and from South Africa to Indonesia, emerging markets are once again being roiled by financial turbulence. But let us not lose sight of the biggest and potentially most problematic of them all: China.

Sep 10, 2018 Jim O’Neill warns that while growth since 2008 has been stronger than many realize, stormclouds are gathering.

Over the past few decades, China’s growth has appeared to violate certain fundamental laws of economics. For example, Stein’s Law holds that if something cannot go on forever, it will stop. Yet China’s debt keeps on rising.

Indeed, according to the International Monetary Fund, Chinese corporate, government, and household debt has increased by about $23 trillion in the last decade alone, and its debt-to-GDP ratio has risen by around 100 percentage points, to more than 250%. That is orders of magnitude above the level at which financial crises normally occur.

To be sure, some of China’s debt has been used to expand its industrial base and infrastructure. But much of it has also gone toward sustaining money-losing public enterprises and endless investments in superfluous public facilities and housing.

China’s domestic imbalances point to another economic law that it has managed to break. For any normal country, the build-up of extensive surplus capacity would lead to sharp declines in investment and GDP growth. And that, in turn, would produce financial distress, followed by a crisis if the warning signs were ignored. But China has had a different experience. Its GDP growth has slowed, but investment remains robust, and there is no strain on its banking system.

A common explanation for China’s apparent invulnerability is that it has large pools of domestic savings and enormous foreign-exchange reserves (over $3 trillion), which can be spent down to head off financial panics. And because the government’s balance sheet is still strong enough to bail out unviable financial firms, it can address any emerging sources of stress in that crucial sector.

Exclusive explainers, thematic deep dives, interviews with world leaders, and our Year Ahead magazine. Choose an On Point experience that’s right for you.

Learn More

Another common explanation for China’s resilience is political. Highly centralized decision-making allows for swift, concerted action, such as official clampdowns on foreign-exchange outflows. And in such a uniquely controlled – and controllable – society, the normal social stresses that arise from economic disruptions are eminently manageable.

Plausible as these arguments are, it is time to revisit them. China’s economic exceptionalism is now being threatened by a perfect storm of existing stresses – namely, the domestic debt build-up – and new complications, including US trade barriers, the geopolitical pushback against China’s Belt and Road Initiative (BRI), and tightening monetary conditions, particularly in the United States.

After the 2008 financial crisis, China shifted its economic model away from exports and toward internal sources of growth. But such a rebalancing requires ever more debt and investment, thus creating greater risks of collapse. As a result, the government has had to tread carefully, providing only moderate dollops of stimulus to the economy as needed. There is no how-to manual for managing this balancing act. Policy interventions that seem moderate in the moment could turn out to have been excessive. At some point, Stein’s Law will assert itself.

First among the emerging threats to Chinese growth is US trade policy. So far, only about $50 billion worth of Chinese exports have been affected by the Trump administration’s tariffs. But in July, Trump announced a new round of tariffs targeting an additional $200 billion worth of Chinese goods, representing about 15% of total exports to the US. Reflecting its growing vulnerability, China’s reactions to Trump’s continued threats have been notably accommodative.

A second threat to external demand comes from the exhaustion of China’s mercantilist policies. In the 1990s and 2000s, China developed an exceptionally large export industry in part by allowing its currency to become undervalued. More recently, however, it has perpetuated this approach through other means, namely the BRI, with which it finances other countries’ purchases of Chinese goods and services. Call this Chinese Mercantilism 2.0.

The problem is that Mercantilism 2.0 is now under attack, both politically and economically. Politically, recipients of Chinese loans – from Sri Lanka to Malaysia to Myanmar – have been expressing objections to the BRI and its odor of neo-imperialism. Economically, the onerous terms of BRI financing have resulted in alarming debt build-ups in at least eight countries, according to the Center for Global Development.

Malaysia, for example, has already had to cancel $22 billion worth of Chinese-backed projects. Sri Lanka has had to turn to the IMF for help, owing to the impact of excessive Chinese imports on its external accounts. And Pakistan may soon be forced to do the same. As more countries become wary of the BRI, they will borrow and import less from China.

Meanwhile, the steady rise in US interest rates is creating a third shock. As US rates exceed Chinese rates, capital will flow out of China, as it has from other emerging markets this year. China’s leaders will thus be faced with the classic emerging-market dilemma. If they allow the renminbi to weaken, they could aggravate capital flight in the short term and invite accusations of currency manipulation from the US. But if they want to prop up the currency, they may have to spend down another trillion dollars in reserves, as happened in 2015.

Alternatively, the government could reimpose draconian capital controls. But that would stifle external demand, undermine economic management more broadly, and discredit the country’s claim to global economic leadership (including internationalization of the renminbi).

Amid this perfect storm of economic challenges, there are also growing questions about whether Chinese President Xi Jinping has as strong a grip on events as he would like everyone to think. Xi would do well to remember not just Stein’s Law, but also Rüdiger Dornbusch’s Law, which holds that, “The crisis takes a much longer time coming than you think, and then it happens much faster than you would have thought.”

Sooner or later, Chinese exceptionalism will give way to the laws of economics. The world should prepare itself. The consequences could be severe – and unlike anything experienced in recent history.

Arvind Subramanian

Arvind Subramanian, a former chief economic adviser to the government of India, is a visiting lecturer at Harvard’s Kennedy School of Government. He is the author of Eclipse: Living in the Shadow of China’s Economic Dominance.

https://www.project-syndicate.org/commentary/china-economic-headwinds-by-arvind-subramanian-and-josh-felman-2018-09

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt