Lần đầu tiên từ sau Thế chiến, Nhật sẽ có 2 hàng không mẫu hạm để đối phó Trung Cộng

Tàu DDH-184 Kaga lớp Izumo chở trực thăng (T) sẽ được nâng cấp thành hàng không mẫu hạm, tại cảng Yokohama, 22/03/2017. (Mandatory credit Kyodo/via REUTERS)

Lời người post: Nhật tăng cường quân sự một cách rất nhẹ nhàng và thông minh, không cần đóng hàng không mẫu hạm  tốn phí cả hằng chục tỉ USD,  chỉ cần thiết kế thêm tàu chở trực thăng để làm HKMH cho các chiến đấu cơ khi cần, đó là những chiến đấu cơ hạ cánh và cất cánh lên thẳng như trực thăng F-35 của Mỹ. Sự việc tăng cường quân sự này để đóng góp thiết thực vào chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mà Mỹ-Ấn-Úc-Nhật đề xướng và thực hiện. Việc tăng cường quân sự cũng để chống lại quân Nga đang có những đe dọa vùng Bắc nước Nhật. Từ một nước sau Đệ II Thế Chiến không được có quân đội, không được trang bị vũ khí chiến tranh, nay đã trở thành một cường quốc quân sự ở châu Á thì phải nói là họ có cả một chiến lược giỏi.

Chính phủ Nhật Bản hôm nay 18/12/2018 thông qua kế hoạch quốc phòng cho 5 năm tới. Theo đó lần đầu tiên kể từ sau Đệ II Thế Chiến quân đội Nhật sở hữu hai hàng không mẫu hạm, mua thêm nhiều chiến đấu cơ tối tân, nhằm đối phó với sức mạnh quân sự của Trung Cộng trong khu vực.

Hai chiến hạm chở trực thăng Izumo và Kaga sẽ được thiết kế thêm thành hàng không mẫu hạm, để các phi cơ tiêm kích loại F-35 có thể hạ cánh và cất cánh. Tuy vậy, các chiến đấu cơ không đậu thường trực trên hai tàu sân bay này.

Song song đó, chính phủ Nhật dự kiến mua thêm 45 phi cơ tàng hình F-35B của hãng Lockheed Martin trị giá 4 tỉ đô la, thêm vào số 42 chiếc đã đặt hàng. Ngoài ra còn mua 105 chiếc F-35As (một phiên bản khác không thể sử dụng cho hàng không mẫu hạm), 2 hệ thống phòng không Aegis Ashore để ngăn chận hỏa tiễn Bắc Triều Tiên, 4 phi cơ Boeing KC-46 Pegasus để mở rộng tầm tiếp liệu, 9 máy bay cảnh báo Northrop Grumman E-2 Hawkeye. Báo chí Nhật ước tính phí tổn tổng cộng lên đến trên 1,000 tỉ yen (8.8 tỉ đô la).

Nhật Bản đã có sẵn kho vũ khí quan trọng và Lực Lượng Phòng Vệ (thực chất là quân đội) lên đến 250,000 quân. Kế hoạch quốc phòng 5 năm cho đến tháng 3/2024, gồm cả an ninh mạng và giám sát không gian, dự kiến dành ngân sách 27,470 tỉ yen (gần 284 tỉ USD). Riêng thiết bị quân sự chiếm 224.7 tỉ đô la, tăng 6.4% so với kế hoạch 5 năm trước. Chi tiêu quốc phòng của Nhật chỉ chiếm 1% GDP, nhưng tầm vóc của nền kinh tế nước này khiến quân đội Nhật nằm trong số được trang bị tốt nhất thế giới.

Thủ tướng Shinzo Abe nhận định Nhật Bản cần phải có những phương tiện hiệu quả hơn, trước “mối đe dọa đáng lo ngại” từ các hoạt động quân sự trên biển và trên không của Trung Cộng tại châu Á. Bên cạnh đó là Bắc Triều Tiên vốn khó lường, và một nước Nga đang trỗi dậy gây khó khăn cho đồng minh Hoa Kỳ.

Theo Reuters, danh sách thiết bị quân sự Mỹ chuẩn bị mua trên đây còn giúp Tokyo tránh được một cuộc chiến tranh thương mại với Washington. Tổng thống Donald Trump, trước đây dọa đánh thuế xe hơi Nhật, trong hội nghị thượng đỉnh G20 tại Achentina đã cám ơn ông Shinzo Abe vì đặt mua F-35s của Mỹ.

Nhật Bản tăng cường tiềm lực quân sự để đối phó Trung Cộng

Ảnh tư liệu: Tàu chở trực thăng Izumo, Nhật Bản (Ảnh ngày 6/12/2016. Reuters)

Ngày 18/12/2018, chính phủ Nhật Bản đã thông qua kế hoạch mua thêm trang thiết bị quân sự cho 5 năm tới và xác định những ưu tiên chiến lược cho 10 năm tiếp theo. Theo nhật báo Le Monde, Nhật Bản trang bị khả năng quân sự phản công”, trong đó “Nhật Bản giải ngân 210 tỉ để trang bị hai hàng không mẫu hạm”, theo nhật báo kinh tế Les Echos, nhằm đối phó với những mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên, Trung Cộng, thậm chí cả từ Nga.

Về mặt vật chất, lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ có thêm 105 chiến đấu cơ Mỹ F-35, phiên bản A và B, thay thế cho những chiếc F-15 đời cũ. Chưa dừng ở đó, Tokyo cho nâng cấp tầu chở trực thăng Izumo thành tầu sân bay, dù chính phủ Nhật sử dụng cụm tầu đa chức năng”, để có khả năng chứa chiến đấu cơ, cất cánh thẳng hoặc lấy đà bay ngắn. Đây sẽ là hàng không mẫu hạm đầu tiên của Nhật Bản kể từ sau Thế Chiến II, đồng thời chấm dứt “chính sách an ninh phòng thủ thời hậu chiến của Nhật Bản”, theo đánh giá của nhật báo trung tả Asahi.

Một ưu tiên khác được nêu trong loạt kế hoạch mới được thông qua ngày 18/12/2018 là tăng cường khả năng trong các lĩnh vực không gian, chiến tranh mạng và chiến tranh điện tử, với việc thành lập một đơn vị quy tụ các lực lượng hải quân, bộ binh và không quân. Khả năng phòng thủ tên lửa được tăng cường với việc mua hai hệ thống chặn tên lửa Aegis Ashore của Mỹ.

Tại sao Nhật Bản tăng cường phương tiện phản ứng cho Lực lượng Phòng vệ? Lý do thứ nhất, theo Le Monde, là để bảo vệ các đảo ngoài khơi, như quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Cộng. Tháng 04/2018, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã giới thiệu đội tác chiến nhanh hỗn hợp thủy-lục quân đầu tiên. Đơn vị này có 2.100 quân, được thành lập theo mô hình của Hải Quân Mỹ và được các cố vấn Mỹ trợ giúp, có nhiệm vụ lấy lại những hòn đảo bị chiếm đóng.

Tiếp theo, Nhật Bản muốn phòng ngừa những mối đe dọa được nêu rõ trong Sách Trắng Quốc Phòng. Ngoài sự phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên, Tokyo còn nhấn mạnh đến sự tăng cường đơn phương các hoạt động quân sự của Trung Cộng”, đồng thời vẫn phải lưu ý đến ý đồ của Nga. Chỉ từ tháng 04 đến 06/2018, tổng cộng 271 lần máy bay Nga và Trung Cộng vi phạm không phận của Nhật, nhiều hơn 42 vụ so với cùng thời kỳ năm 2017.

Theo Le Monde, những hợp đồng mua vũ khí của Mỹ cũng nhằm làm hài lòng tổng thống Donald Trump, người luôn sẵn sàng quy trách nhiệm cho Nhật Bản trong thâm hụt thương mại của Mỹ. Thúc đẩy chuyển hóa quốc phòng cũng nhằm thỏa mãn mong muốn của thủ tướng Shinzo Abe biến Nhật Bản thành một nước bình thường” về mặt quân sự.

Sau khi sửa đổi điều 9 của Hiến Pháp chủ hòa vào năm 2014, Nhật Bản có thể tham gia vào hệ thống phòng thủ tập thể. Năm 2015, một đạo luật được thông qua, cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật có thể can thiệp bên ngoài lãnh thổ để hỗ trợ các đồng mình, với một điều kiện làsự sống còn của Nhật Bản bị đe dọa”.

Ngân sách quốc phòng của Nhật không ngừng gia tăng kể từ khi thủ tướng Abe trở lại nắm quyền vào năm 2012 và đạt đến 41,3 tỉ euro cho năm 2019, tăng 2,1% trong vòng 1 năm, nhưng con số này vẫn thấp hơn 4 lần so với ngân sách quốc phòng của Trung Cộng.

Theo Thụy Mi và Thu Hằng (RFI)

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt