Làm thế nào hỏa tiễn Mỹ bắn trúng mục tiêu trước khi hệ thống phòng thủ Syria kịp phản ứng?

Phi cơ Northrop Grumman EA-6B Prowler bay kèm với các oanh tạc cơ ném bom trong cuộc tấn công vào Syria. (Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ)

Tóm tắt bài viết:
– 105 hỏa tiễn của liên quân Mỹ-Anh-Pháp đã bắn trúng mục tiêu vũ khí hóa học trước khi hệ thống phòng không Syria kịp phản ứng.
– Sau khi các mục tiêu bị phá hủy, chế độ Assad mới bắn lên 40 hỏa tiễn đánh chặn một cách “vô vọng”, trong đó có hỏa tiễn khả năng rơi trúng các mục tiêu dân sự.
– Bí mật sức mạnh liên quân nằm ở 2 loại hỏa tiễn được xưng tụng là mạnh nhất thế giới hiện nay.
Hoa Kỳ, Pháp và Anh đã phóng 105 hỏa tiễn trong một đêm để trả đũa một cuộc tấn công hóa học ở Syria một tuần trước, mục tiêu của Ngũ Giác Đài là 3 cơ sở vũ khí hoá học, bao gồm một trung tâm nghiên cứu và phát triển tại quận Barzeh của Damascus và hai cơ sở gần Homs.

40 hỏa tiễn phòng không của Syria chỉ bắn “vu vơ”

Nga tuyên bố sáng sớm thứ Bảy 14/4 rằng hệ thống phòng không của Syria đã bắn rơi 71 trong số hơn 100 hỏa tiễn của liên minh. Tuy nhiên, những hình ảnh vệ tinh cho thấy tất cả 3 mục tiêu nói trên đều đã bị hủy diệt.

Trung tướng Kenneth McKenzie của quân đội Mỹ nói: “Không có vũ khí nào của Syria gây bất cứ ảnh hưởng nào với bất cứ điều gì chúng tôi làm”. Ông mô tả cuộc tấn công chung của Mỹ, Pháp và Anh là “chính xác, áp đảo và hiệu quả”.

Trên thực tế, hầu hết các biện pháp đối phó của chế độ Assad, kể cả hỏa tiễn phòng không, đều chỉ khai hỏa sau khi các hỏa tiễn của Mỹ và đồng minh đã đánh trúng mục tiêu, Tướng McKenzie nói với các phóng viên hôm thứ Bảy, báo Haaretz đưa tin.

Tướng McKenzie cho biết sau khi hệ thống phòng không của Syria bỏ lỡ các hỏa tiễn của liên quân, lãnh đạo chính quyền đã chữa thẹn bằng cách vẫn cho bắn “vu vơ” hơn 40 hỏa tiễn đánh chặn. Điều nguy hiểm là, trong số những hỏa tiễn bắn vu vơ này, có thể có hỏa tiễn đã bắn trúng các mục tiêu dân sự.

Quân đội Mỹ cho biết 24 hỏa tiễn đã tấn công Kho quân sự Him Shinshar tại thành phố Homs, gồm 9 hỏa tiễn Tomahawk của Mỹ, 8 hỏa tiễn Storm Shadow của Anh, 5 hỏa tiễn hành trình hải quân và 2 hỏa tiễn SCALP của Pháp. (Ảnh: Digital Globe)

Theo Ngũ Giác Đài, 19 hỏa tiễn không đối đất JASSAM đã được 2 máy bay ném bom B-1B xuất phát từ căn cứ không quân Al Udeid ở Qatar bắn đi.

Theo phát ngôn viên của liên quân, những hỏa tiễn máy bay ném bom này được bay kèm với một máy bay EA-6B Prowler dùng cho việc trấn áp chiến tranh điện tử, có khả năng chống lại hệ thống phòng không của Nga.

Sáu hỏa tiễn hành trình Tomahawk cũng được phóng từ tàu ngầm John Warner của tàu USS Virginia, theo Ngũ Giác Đài. Tàu khu trục Hoa Kỳ USS Winston Churchill và tàu khu trục US USS Donald Cook đã được khai triển trên biển Địa Trung Hải như một bằng chứng rõ ràng để thu hút sự chú ý của Nga và Syria khỏi 3 hỏa tiễn thiết giáp hạm Mỹ khác đã bắn 60 hỏa tiễn Tomahawk từ Biển Đỏ và phía Bắc Vịnh Ả rập.

Theo Tướng McKenzie, tàu tuần dương USS Monterey bắn 30 hỏa tiễn Tomahawks và tàu khu trục USS Laboon bắn 7 hỏa tiễn từ Biển Đỏ, trong khi USS Higgins bắn 23 hỏa tiễn Tomahawks từ Bắc Vịnh Ả rập.

Boongke quân sự Him Shinshar CW. Boongke này nằm cách Kho quân sự Him Shinshar khoảng 7 km. Giới chức phương Tây tin rằng cơ sở này chứa cả vũ khí thông thường lẫn vũ khí hóa học, cùng một trung tâm chỉ huy quan trọng của lực lượng Assad. Tướng McKenzie cho biết 7 tên lửa SCALP đã phá hủy cơ sở này. (Ảnh: Digital Globe)

Tomahawk – Không thể đánh chặn

Theo các trang đánh giá vũ khí, Tomahawk là loại hỏa tiễn hành trình tầm xa, có khả năng sống sót cao, bay thấp nên khó bị phát hiện bằng ra đa. Các thiết bị chính bên trong hỏa tiễn Tomahwak bao gồm: hệ thống dẫn đường (Integrated Mid-Course Guidance), module tấn công hay thường gọi là đầu đạn (có nhiều loại theo từng đời sản xuất), hệ thống điều khiển, khoang nhiên liệu và động cơ phản lực.

Thua kém nhiều so với các loại hỏa tiễn khác về tốc độ nhưng khả năng bay theo sự điều khiển là thế mạnh ưu điểm trội hẳn của Tomahawk. Ngay sau khi rời giàn phóng, các chuyên gia vũ khí có thể điều khiển hỏa tiễn thông qua hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Trong trường hợp tự hành theo lịch trình được định sẵn, hỏa tiễn Tomahawk vẫn nhận các tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh hoặc hệ thống do thám tối tân của Mỹ để dễ dàng bắn hạ mục tiêu mà không gặp phải bất kể sự cản trở nào của đối phương.

Hỏa tiễn Tomahawk của quân đội Hoa Kỳ

Dù tầm bắn lên tới 2.500 km và tốc độ 880 km/h, Tomahawk vẫn có thể thay đổi mục tiêu khi đang di chuyển. Cặp cánh dài độc đáo giúp Tomahawk linh hoạt trong quá trình bay. Không bay theo đường thẳng mà có khả năng di chuyển qua những “điểm mù” của radar phòng không đối phương giúp khả năng sống sót của Tomahawk rất cao.

Trên thực tế, phát hiện Tomahawk bằng radar hay các thiết bị quét hồng ngoại là việc rất khó. Thêm vào đó, hệ thống dẫn đường phức tạp, tích hợp nhiều công nghệ khác nhau giúp Tomahawk trở nên chính xác trong mọi điều kiện tác chiến. Thậm chí, gần như chắc chắn Tomahawk biết nó đang bay ở địa hình nào, độ cao bao nhiêu với sai số 1m trên 1.000m đường bay.

Không chỉ vậy, Tomahawk còn có thể đọc địa hình theo chiều thẳng đứng để so sánh với bản đồ số được nạp sẵn, giúp hỏa tiễn di chuyển an toàn và rất chính xác. Cuối cùng, hệ thống so sánh điện tử với mắt thần giúp Tomahawk lao vào mục tiêu với sai số dưới 10m. Sau khi nạp sẵn dữ liệu mục tiêu, hệ thống điện tử của Tomahawk sẽ so sánh cách bức ảnh mà mắt thần chụp lại để xác định mục tiêu.

Cuối cùng, Tomahawk sở hữu hệ thống định vị toàn cầu GPS, giúp xác định vị trí hỏa tiễn và quỹ đạo bay. Bên cạnh đó, khả năng kết nối và cập nhật tin tức mục tiêu từ các thiết bị do thám khác giúp đảm bảo khả năng bắn hạ. Chính vì lẽ đó, Tomahawk có khả năng bắn lọt qua cửa sổ của căn nhà mục tiêu.

JASSM – Chuẩn mực hỏa tiễn hành trình tấn công mặt đất (hỏa tiễn của không quân)

Máy bay B-1B phóng hỏa tiễn JASSAM gọi là AGM-158C LRASMU.S.(Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ)

Trong khi đó, JASSM được thiết kế với khả năng tàng hình cao, kỹ thuật dẫn hướng tinh vi giúp hỏa tiễn có thể đột nhập mạng lưới phòng không đối phương một cách dễ dàng. JASSM có thể lượn lờ hàng giờ trên khu vực tác chiến để tìm – diệt những mục tiêu được ngụy trang kỹ càng nhất.

Sức công phá của hõa tiễn JASSM

Hỏa tiễn JASSM có tầm hoạt động lớn, có khả năng tấn công vào các mục tiêu cứng, chắc, độ xuyên hạn chế. Chúng được chế tạo để xử dụng cho việc khoan xuống các mục tiêu quan trọng như sở chỉ huy, kho tàng chiến lược nằm sâu trong lòng đất và được xây dựng kiên cố.

Hỏa tiễn AGM-158 JASSM nặng hơn 1 tấn, dài 4,72m, sải cánh 2,4m, lắp đầu nổ xuyên cực mạnh nặng 450kg WDU-42/B. Hỏa tiễn lắp động cơ turbine phản lực Teledyne CAE J402-CA-100 cho tầm bắn 370km (biến thể AGM-158B đạt tầm 1.000km), tốc độ cận âm. Với đầu đạn nặng tới 450kg, hỏa tiễn AGM-158 JASSM có thể phá hủy bất cứ mục tiêu nào, kể cả những boongke ngầm dưới lòng đất.

Mỹ Khánh

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt