Lá Chắn Phòng Thủ của Mỹ chưa đủ, cần lá chắn tinh thần Lý Đại Nguyên
Bài bình luận nói về cuộc chiến Nga-Gruzia và chính sách của Mỹ của bình luận gia Lý Đại Nguyên.
Lý Đại Nguyên
Việc chính quyền Gruzia dùng vũ lực nhằm kiểm soát Nam Ossetia và Abkhazia, 2 tỉnh ly khai đòi độc lập, đã tạo cơ hội cho Nga tràn quân vào Gruzia, đẩy lui quân của chính phủ Tbilisi và chiếm nhiều phần lãnh thổ của Gruzia, khiến cho cả thế giới lên cơn sốt, cho đây là mở đầu “cuộc chiến tranh lạnh mới” giữa Nga với Liên Âu và Hoa Kỳ. Nhưng Nga ngày nay không còn sắm vai trò lãnh đạo một thế lực quốc tế lớn như Liên Xô ngày xưa. Mà chỉ còn là một quốc gia nuôi tham vọng bành trướng, giống như Tầucộng và Iran. Tuy cả ba nước này đều muốn trở thành các trung tâm quyền lực quốc tế, nhưng họ có những quyền lợi và nhu cầu khác nhau. Như việc Nga công nhận 2 tỉnh Nam Osseta và Abkhazia độc lập, thì Tầucộng lờ đi, không muốn nêu gương xấu cho Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương, Hồng Kông đòi độc lập, và Iran thì chỉ muốn bành trướng cuộc cách mạng Hồi Giáo toàn thống khắp vùng Trung Đông. Tuy 3 nước này là mối nguy của hòa bình thế giới. Nhưng xét về bản chất thì 3 nước đó không thể thành một liên minh chiến lược bền vững, như thế giới cộng sản trước đây. Xét về thế và lực thì Nga, Iran, chỉ dựa vào sức mạnh dầu lửa, còn về mặt công nghệ xản xuất và kỹ nghệ quốc phòng thì chưa theo kịp Liên Âu và Hoa Kỳ. Riêng Tầucộng thì còn đang lệ thuộc vào vốn đầu tư quốc tế và thị trường Hoa Kỳ cũng như Liên Âu. Trungcộng không thề chống lại nguồn nuôi sống chính của mình. Họ chỉ đủ sức hù dọa Việtcộng và vòi vĩnh Mỹ mà thôi.
Chính vì muốn ngăn chặn tham vọng, khả năng, và nguy cơ bành trướng của 3 quốc gia quá khích trên đây, Hoakỳ đã đề ra “kế hoạch lá chắn hỏa tiển”trong “chiến lược phòng thủ toàn cầu”. Việc thiết lập hệ thống tên lửa tại Phương Đông thì Hoakỳ đã cùng với Nhâtbản xây dựng bền vững trên đất Nhật. Vì Nhật vốn là một Quốc Gia Dân Chủ Phát Triển, nghĩa là đã trở thành thứ “Lá Chắn Tinh Thần Vững Mạnh” có đủ nhân vật lực, tài năng để cùng với Mỹ thiết lập và điều khiển hệ thống lá chắn tên lửa với kỹ thuật cao. Nhằm làm cùn nhụt tham vọng bành trướng và gây chiến của Trungcộng tại mặt Đông. Hoặc đề phòng một khi Trungcộng gặp biến cố nội bộ mà dở chứng bất ngờ. Riêng mặt Tây, thì Mỹ định thiết lập hệ thống lá chắn tên lửa tại Balan. Nhưng Balan còn trù trừ, Liên Âu cũng không mặn mòi, riêng Nga thì quyết liệt chống đối. Nhưng biến cố Gruzia nổ ra, Quân Nga tràn vào chiếm Gruzia và hướng tên lửa về phía Balan. Lập tức, ngày 15-08-2008, Mỹ và Balan đạt tới việc ký thỏa thuận về kế hoạch phòng thủ tên lửa. Thủ tướng Balan, Donald Tusk tuyên bố: “Mỹ đồng ý giúp hiện đại hóa quân đội Balan, và đưa tên lửa Patriot cũng như một đơn vị tới đồn trú ở Balan, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của quốc gia này… đổi lại sẽ thiết lập 10 tên lửa đánh chặn ở một nơi từng là căn cứ quân sự gần bờ biển Baltic của Balan”. Hòa Czech, nhằm thiết lập giàn radar ở nước này, vốn là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa Âu Châu. Thủ tướng Nga Putin la toáng lên, cho là Mỹ xúi TT Saakashvili của Gruzia gây chiến. Biết thế, sao Putin vẫn xua quân Nga vào tham chiến, đề cho Mỹ chiếm lợi? Chính trị quốc tế thật lắt léo biết đâu mà mò! Trước đó hồi tháng Bảy, Mỹ đã thỏa thuận với Cộng
Trong khi Bộ Quốc Phòng Mỹ cho công bố chiến lược mới ngày 31-07-2008, tập trung vào “cuộc chiến tranh lâu dài, chống các thế lực cực đoan hơn là chiến tranh quy ước”. Theo đó; “Quân đội Hoa Kỳ cần phải làm chủ được một cuộc chiến tranh bất quy ước tương tự như họ đã làm chủ được chiến tranh quy ước. Để làm chủ được chiến tranh bất quy ước, Hoakỳ cần phải nâng cao năng lực quân sự của các nước khác, đồng thời làm việc với các quốc gia đồng minh và đối tác để góp phần giảm thiểu số lượng khu vực thế giới còn ở trong tình trạng vô chính phủ, qua đó ngăn chặn không cho các thành phần khủng bố lập căn cứ địa”. Nhưng “không hy sinh ưu thế sẵn có của Mỹ trong lãnh vực chiến tranh quy ước vào lúc mà 2 đối thủ của Mỹ là Trungquốc và Nga ngày càng nâng cao năng lực quân sự của họ” . Thì lúc đó, Trungcộng lại cho tung lên website có tên là Sina.com và ít nhất là 3 trang mạng khác trong lãnh thổ Hoalục cùng có một nội dung là: “Càn quét Việtnam trong vòng 31 ngày” với đầy đủ kế hoạch tấn công của lực lượng bộ binh, hải quân và bắn hỏa tiễn. Đây chỉ được xem như sự hăm dọa bọn chết nhát Việtcông, và cũng để thăm dò thái độ của Hoakỳ. Nhưng chúng còn đi xa hơn là trực tiếp khiêu khích toàn dân Việtnam, vào ngày 14-09-2008, tổ chức cuộc họp báo tại sứ quán Trungcộng ở Hànội để tuyên bố công hàm ‘bán nước” của Phạm Văn Đồng đại diện cho Hồ Chí Minh, Cộng Đảng và Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Miền Bắc, ngày 14-09-1958 ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 04-09-1958 của chính phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa về hải phận 12 hải lý của Trungcộng. Bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó đang thuộc quyền quản trị hợp pháp bởi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa của Miền Nam. Trên công pháp quốc tế, bức thư ghi nhận đó của Phạm Văn Đồng là không có giá trị.
Không thể làm nhục quốc thể, không để cho bọn bành trướng Trungcộng lộng hành ngay giữa lòng Thăng Long kiêu hùng của Dân Tộc, Sinh viên các trường đại học Kiến Trúc, Quốc Gia. Kinh Tế, Xây Dựng, Bách Khoa, Mỏ, Giao Thông… tại thủ đô Hànội. Họ dán bích chương, rải truyền đơn trong trường kêu gọi biểu tình vào 9 giờ sáng ngày Chủ Nhật 14-09-2008 tại 46 Hoàng Diệu Hànội trước sứ quán Trungcộng để chống việc Trungcộng cưỡng chiếm Hoàng Sa và Trường Sa để sát nhập vào lãnh thổ của chúng. Đồng thời trong bích chương, truyền đơn cũng nêu vấn đề chống độc tài, lật tẩy, vô hiệu hóa, trừng trị đích đáng bọn nô tài làm gián điệp cho Trungcộng. Đòi đa đảng cho Việtnam và không quên kêu gọi cầu cho giáo dân Thái Hà đang đòi lại quyền lợi. Về phía các đoàn thể đấu tranh trong nước thì đã treo các Biểu Ngữ lên án Trungcộng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa. Đòi Dân Chủ Tự Do Công Lý, từ Hànội đến Hải Phòng, rồi Hải Dương. Tại Hải Ngoại các đoàn thể, cộng đồng tổ chức biểu tình trước sứ quán Việtcộng tại Hoa Thịnh Đốn. Thanh Niên Cờ Vàng tổ chức biểu tình tại Little Sàigòn, Thủ Đô Người Việt Tỵ Nạn, nhằm hưởng ứng và yểm trợ tinh thần cho sinh viên trong nước vào chiều thứ Bảy, đúng với giờ của cuộc biểu tình trong nước. Toàn dân trong và ngoài nước đều một lòng chống bành trướng Trungcộng. Còn Việtcộng thì tùy ở thái độ đối với cuộc biểu tình của Sinh Viện tại Việtnam, để biết họ còn là người Việtnam hay không?
Trong khi đó phái đoàn chính phủ Hoakỳ đến gặp Hòa Thượng Thích Quảng Độ lãnh đạo GHPGVNTN. Đến gặp giáo dân Thái Hà đang cầu nguyện và bị đàn áp. Gặp những người đấu tranh cho Dân Chủ, và gia quyến những tù nhân chính trị còn đang bị cầm tù. Tức là đến thẳng với những người đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền. Dịp này Thứ Trưởng Thường Trực Ngoại Giao Hoa Kỳ, John Neproponte cũng đến Hànội có lẽ để trấn an nhóm lãnh tụ Việtcộng là đừng có sợ Trungcộng, vì với tình thế hiện nay, chẳng làm gì có chiến tranh. Mà chỉ nên quyết tâm cùng với Mỹ thực hiện kế hoạch “Lá Chắn Tinh Thần Bền Vững”. Tức là Dân Chủ Hóa chế độ. Tự Do Hóa Xã Hội, Tư Hữu Hóa Kinh Tế và Mở Rộng Đối Tác với toàn thế giới trong đó gồm cả Trungcộng. Vì hơn ai hết, lúc này đây, Trungcộng rất cần hòa bình ổn định để phát triển kinh tế.
Little Sàigòn. Ngày 09-09-2008.