Lưu Hiểu Ba: “Tôi không có kẻ thù”

Ông Lê Hiểu Ban nhà đấu tranh dân chủ của Trung Hoa, người nhận giải thưởng Nobel Hoà Bình năm 2010, gây xôn xao dư luận thế giới khi được trao giải thưởng trên chiếc ghế trống không biểu tượng cho người nhận giải thưởng không được đến nhận giải…Ông Lưu Hiểu Ba đã phá biểu những gì vào mặt bộ máy đàn áp Cộng Sản Trung Quốc.

Tôi không có kẻ thù

Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba)

Tháng Sáu 1989 là bước ngoặt lớn của cả cuộc đời 50 năm của tôi. Trước kia, tôi từng là một sinh viên trong lứa đầu tiên được tuyển sinh vào trường đại học vừa mở cửa lại sau Cách Mạng Văn Hoá; đường học của tôi diễn tiến êm ả từ cấp cử nhân lên cao học rồi Tiến sĩ. Sau khi tốt nghiệp, tôi được giữ làm giảng viên trường Đại Học Bắc Kinh.

Trên bục giảng, tôi là một thầy giáo được nhiều sinh viên biết đến. Tôi cũng là một trí thức của công chúng: những năm 1980, tôi viết nhiều bài báo và sách có tiếng vang. Tôi thường đi lại nhiều nơi diễn thuyết, được mời đi thỉnh giảng tại Châu Âu và Hoa Kỳ. Tôi đòi hỏi ở mình đức chân thực, tinh thần trách nhiệm, và lòng tự trọng cả trong đời sống lẫn trong bài viết.

Sau đó, khi tôi từ Hoa Kỳ trở về, tôi tham gia phong trào sinh viên 1989, bị tù vì “tuyên truyền phản cách mạng và kích động bạo loạn”, bị tước mất vị thế tôi trân trọng; tôi bị cấm không được viết lách hay diễn thuyết tại Trung Quốc. Chỉ vì mỗi một chuyện là phát biểu quan điểm khác biệt về chính trị và tham gia các phong trào dân chủ và hoà bình, mà một thầy giáo phải xa bục giảng, người cầm bút bị cấm xuất bản, và người trí thức thì mất cơ hội nói với công chúng. Điều này đáng buồn cho cá nhân tôi đã đành, mà còn cho cả đất nước Trung Hoa sau ba thập niên đổi mới và mở cửa.

Lưu hiểu Ba (Ảnh 1989)

Xem nào, những trải nghiệm nặng nề nhất của tôi từ sau biến cố 4 Tháng Sáu 1989 đều dính dáng với toà án; hai dịp mà tôi có điều kiện nói với công chúng đều là tại toà án sơ thẩm Bắc Kinh, một lần vào Tháng Giêng 1991 và lần này. Tuy rằng tội danh vào mỗi dịp đều khác nhau, về thực chất cả hai đều là tội danh liên quan đến quyền tự do ngôn luận.

Đã hai mươi năm qua, những linh hồn trong trắng của biến cố 4 Tháng Sáu vẫn chưa được yên nghỉ, và tôi, một kẻ đã đi trên con đường bất đồng chính kiến vì nhiệt tâm với 4 Tháng Sáu, sau khi rời nhà tù Tần Thành năm 1991, đã bị cấm ăn nói tại chính quê hương mình, và chỉ được phép phổ biến quan điểm của mình qua truyền thông hải ngoại, vì thế bị theo dõi suốt nhiều năm qua; bị quản chế (Tháng Năm 1996 – Tháng Mười 1999), và bây giờ bị đẩy vào thế đứng kẻ thù của chế độ.

Tuy nhiên tôi muốn nói với chế độ đã tước đoạt quyền tự do của tôi, rằng tôi vẫn thuỷ chung với niềm tin của mình mà tôi từng bày tỏ hai mươi năm trước, khi tôi phát biểu tại kì tuyệt thực – Tôi không có kẻ thù, không có lòng căm thù. Không một nhân viên an ninh theo dõi, bắt giữ và thẩm vấn tôi, công tố viên kết tội tôi, hay vị chánh án đã xử án tôi, không ai là kẻ thù tôi cả. Mặc dù tôi không thể chấp nhận sự theo dõi, bắt bớ, kết tội, tuyên án của các vị, tôi vẫn tôn trọng nghiệp vụ và nhân cách của các vị. Kể cả sự buộc tội lần này: Tôi biết các vị tôn trọng tôi và giữ sự chân tình trong lúc thẩm vấn tôi hôm 3 Tháng Mười Hai.

Bởi vì lòng thù hận chỉ làm hoen rỉ sự khôn ngoan và ý thức của ta; não trạng thù hận có thể làm hỏng hồn tính một quốc gia, gây ra bao nhiêu là bạo động oan khiên cho vạn sinh linh, phá hỏng lòng khoan hoà và tình người của một xã hội, và ngăn chặn bước tiến của một quốc gia trên hành trình về tự do dân chủ. Do vậy tôi mong rằng mình sẽ có thể vượt lên khỏi những thăng trầm của số phận một cá nhân nhỏ bé để mà hiểu được sự phát triển của quốc gia và những đổi thay của xã hội, vượt qua thái độ thù hận mà chế độ dành cho tôi bằng thái độ chín hđính nhất, và lấy tình thương để gỡ bỏ sự thù hận.

Tôi vững tin rằng tiến bộ chính trị tại Trung Hoa sẽ không bao giờ ngừng lại, và tôi hoàn toàn lạc quan chờ đợi ngày tự do đến với Trung Hoa trong một tương lai không xa, bởi sẽ không có thế lực nào có thể cản trở khát vọng tự do của con người. Sẽ có ngày Trung Hoa trở thành một quốc gia pháp trị, ở đó quyền con người là tối thượng. Tôi cũng chờ đợi bước tiến ấy thể hiện cụ thể qua phiên toà này, và chờ đợi một phán quyết công bằng của toà như một phép thử của lịch sử.

Hỏi rằng trong hai thập niên qua, điều gì là một trải nghiệm may mắn nhất đời tôi, tôi không ngần ngại mà nói rằng đấy là tình yêu tràn đầy của Lưu Hà, người vợ thân yêu. Em không thể có mặt tại phiên toà hôm nay, nhưng anh vẫn muốn bày tỏ với người yêu dấu của anh một điều, rằng anh vẫn vững tin vào tình yêu bền chặt của chúng ta. Đã bao năm nay, trong hoàn cảnh đời sống mất tự do, tình yêu chúng ta đã chỉ có lắm chua xót vì ngoại cảnh đưa đẩy, nhưng nó vẫn bay bổng khỏi những rào chắn. Anh bị giam cầm trong một nhà tù nhỏ, còn em thì vẫn đang vò võ đợi anh trong nhà tù lớn.

Tình yêu em là ánh sáng đã giúp anh vượt qua những bức tường và thanh sắt, vẫn dịu dàng trên từng li tấc da thịt anh, sưởi ấm từng tế bào cơ thể anh, giúp anh giữ lòng mình được thanh thản, cao thượng và trong sáng, vì vậy mỗi phút giây trong nhà tù vẫn tràn đầy ý nghĩa. Bù lại, tình yêu anh dành cho em toàn là sự thống hối, có khi làm nặng trĩu từng bước chân đi. Anh là một viên đá tảng nặng nề nơi chốn hoang vu, hứng chịu những nghiệt ngã của bão tố, và trở thành lạnh băng trước nhân gian. Nhưng tình yêu anh vẫn bền,sắc, và có thể vượt qua bao cản ngại. Cho dù ai có nghiền nát anh, anh vẫn nguyện ôm ấp em bằng tro than của mình.

Những người biểu tình đòi tự do cho ông Lưu Hiểu Ba
bên ngoài Bộ ngoại giao TC hôm 08/10/2010

Có tình yêu em, người yêu dấu ơi, anh sẽ nhìn thẳng vào phiên toà hôm nay với lòng thanh thản, không tiếc hận về những chọn lựa của mình, và vẫn lạc quan tin tưởng vào một ngày mai. Anh chờ đợi đất nước chúng ta sẽ trở thành xứ sở tự do, ở đó tiếng nói của mọi công dân được đối xử ngang nhau; ở đó mọi khác biệt về giá trị, quan điểm, niềm tin, chính kiến… đều được quyền tương tranh và cộng tồn bên nhau trong hoà bình; ở đó quan điểm của đa số và thiểu số đều được bảo đảm, nhất là những chính kiến khác biệt với quan điểm quan phương chính thống sẽ được tôn trọng và bảo vệ; ở đó tất cả mọi quan điểm chính trị đều được công khai cho nhân dân lựa chọn; ở đó mọi công dân sẽ được quyền biểu đạt chính kiến mà không phải sợ hãi, không bị trấn áp vì cất tiếng nói bất đồng.

Tôi mong mỏi rằng bản thân mình sẽ là nạn nhân cuối cùng của chuỗi dài truy đuổi bất tận những kẻ bất đồng tại Trung Hoa, và rằng sau tôi sẽ không ai còn phải chịu cảnh tù đày vì bày tỏ quan điểm của mình.

Quyền tự do phát biểu là cơ sở của nhân quyền, là nguyên uỷ của nhân tính và là mẹ của sự thật. Cấm đoán tự do ngôn luận là giày xéo lên quyền con người, bóp nghẹt nhân tính, và trấn áp sự thật.

Tôi không thấy mình có tội gì khi sử dụng quyền tự do phát biểu hiến định, để làm tròn trách vị công dân của mình. Dẫu có bị kết tội vì đã làm thế, tôi cũng chẳng than phiền điều gì cả.

Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba)
Xuyến Như chuyển ngữ

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt