Kỷ niệm 32 năm bức tường Berlin sụp đổ

Bức tường “ô nhục” Berlin sụp đổ 1989

Lời người post: 32 năm (1989-2021) bức tường Berlin tại nước Đức ngăn cách Cộng Sản và Tự Do sụp đổ. Nước Đức thống nhất,  nay kinh tế hùng mạnh nhất châu Âu.  Gần 46 năm vĩ tuyến 17 ngăn cách Cộng Sản và Tự Do tại Việt Nam không còn, nhưng Nước Việt Nam thống nhất đến nay còn đi ăn xin khắp thế giới  từ vaccine cho đến xóa đói giảm nghèo. VÌ SAO? Vì bức tường Bá linh đổ về phía tự do dân chủ, còn vĩ tuyến 17 bị san bằng bởi Cộng Sản ám hại.

Đây là một sự kiện quan trọng của lịch sử thế giới cần ghi nhớ:

Câu chuyện: Cô gái muốn gần người yêu dù phải vượt qua bức tường tử thần Berlin

Ngày 9 tháng 11 năm 2021, kỷ niệm 32 năm (1989-2021) ngày Bức tường Berlin sụp đổ. Một bà cụ 83 tuổi tên Ursula Quappe kể với báo chí rằng  bà trải qua thời ly kỳ từ Đông Đức Cộng Sản vượt qua Bức tường Berlin để đến bến bở tự do tìm người yêu.

60 năm trước, chỉ trong một đêm, Bức tường Berlin đã xuất hiện tại biên giới giữa Đông Đức và Tây Đức. Kể từ đó, nước Đức bị chia thành hai quốc gia có bản chất khác nhau. Một bên là quốc gia theo Tây Phương tự do,  và bên kia là quốc gia xã hội chủ nghĩa theo Cộng sản.

Hàng ngàn người dân Đông Đức đã cố  vượt qua bức tường Berlin để tìm tự do. Có hàng trăm người trong số họ đã bị bắn chết. Sự kiện Bức tường Berlin là một chương không thể xóa nhòa trong lịch sử nước Đức.

Vì tình yêu, liều mình vượt thoát khỏi gông xiềng

Chuyện kể rằng vào năm ấy cô Ursula Quappe  là một y tá 23 tuổi đã liều mình vượt qua Bức tường Berlin vì tình yêu.

Vài tháng trước khi Bức tường Berlin được xây dựng, bạn trai của Ursula đã trốn đến Tây Berlin. Cô muốn được ở bên người yêu. Vì vậy cô đã liều mạng vượt qua bức tường tử thần này.

Khi đó, Bức tường Berlin đã được xây khoảng nửa năm. Nhiều người đã bị lính biên phòng bắn chết khi vượt qua bức tường này. Ursula biết chính xác sự nguy hiểm khi vượt qua bức tường này.

Người con gái bất chấp bị bắn chết tìm cách trèo qua Bức Tường Ô Nhục Berlin tìm tự do (hình internet)

Sau Thế Chiến thứ Hai, Đức bị chia thành 4 khu vực bị chiếm đóng, do Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh và Pháp cùng điều hành. Hay đơn giản là chia thành 2 phe, phe Liên Xô và phe Đồng Minh Phương Tây. Berlin cũng vậy. Tây Berlin do các nước Phương Tây cai quản, và Đông Berlin thuộc Liên Xô. Năm 1949, Đông Đức và Tây Đức lần lượt được thành lập như những quốc gia độc lập.

Do sự khác biệt lớn về chính trị và kinh tế, nhiều người dân Đông Đức đã chạy trốn khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của họ. Theo thống kê, trước khi xây Bức tường Berlin, khoảng 3.5 triệu dân Đông Đức đã chạy sang phía Tây Đức. Trong đó, từ năm 1949 đến năm 1961, khoảng 2.6 triệu người đã bỏ trốn từ Đông Đức. Phần lớn trong số này là những người trẻ tuổi, có học thức. Thậm chí thống kê cho thấy, có tới 50% số người bỏ trốn thuộc tầng lớp trí thức.

Vì vậy, vào chủ nhật ngày 13/8/1961, người ta ngạc nhiên khi thấy biên giới Tây Berlin đã bị phong tỏa hoàn toàn. Ban đầu, bức tường thành được làm bằng dây kẽm gai và xây bằng đá. Sau đó nó được xây bằng tường bê tông cốt sắt kiên cố. Đồng thời được trang bị đầy đủ các tháp canh, giao thông hào, với chiều dài tổng cộng là 167.8 km.

Nhà nước Cộng Sản Đông Đức gọi đây là “bức tường phòng thủ chống phát xít” hay “củng cố biên giới”. Họ nêu rõ mục đích của việc xây dựng Bức tường Berlin là để ngăn người dân Đông Đức chạy trốn sang Tây Đức.

Rơi lệ tạm biệt mẹ

Trên thực tế, để vượt qua bức tường này, họ không chỉ phải có can đảm đối diện với cái chết hoặc bị nhà nước Cộng Sản Đông Đức bắt chết hoặc bỏ tù, mà còn phải từ bỏ gia đình và người thân. Có lẽ sau lần tạm biệt ấy, họ sẽ không bao giờ được gặp lại người thân nữa.

Cha của Ursula chết lúc còn trẻ, anh trai cô cũng đã chạy sang Tây Đức. Mẹ cô sống bằng số tiền trợ cấp ít ỏi của một góa phụ. Ngay sau khi Ursula rời đi, mẹ cô sẽ phải sống đơn độc một mình, nên trong lòng cô Ursula rất băn khoăn.

Nhưng người mẹ ủng hộ Ursula, vì cả hai mẹ con đều có chung một nỗi lo: Nói không chừng bất kể lúc nào, tất cả mọi người cũng đều có thể bị nhốt lại, sẽ không ai thoát ra được. Người mẹ chỉ lo lắng con đường này sẽ rất khó khăn. Bà hỏi con gái: “Nếu chúng bắt được con, con có biết hậu quả sẽ như thế nào không?” Ursula nói: “Con biết mà mẹ. Nhưng con không quan tâm, cô vẫn muốn thử.”

Bạn trai của cô đã viết thư cho cô, nói cho cô biết một kế hoạch đại khái về trốn thoát. Đúng ngày, tháng, năm  đã nói trong thư, Ursula đến địa điểm như đã hẹn. Tim cô đập loạn. Tất cả những gì cô thấy chỉ là lính của Cộng Sản Đông Đức, nhưng lại không nhìn thấy bạn trai của mình. “Tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra, tôi không biết gì cả”.

Ursula ở lại địa điểm đã hẹn từ chiều cho đến tối. Cô quan sát môi trường, tránh tầm nhìn của những người lính biên phòng. Sau đó, cô vào một tòa nhà dân cư gần trạm kiểm soát. Tầng trệt của tòa nhà này đã bị phong tỏa, nhưng vẫn có người sinh sống trên tầng hai.

Ursula trốn trong tòa nhà và nhìn những người lính tuần tra từng nhóm 5 người một, đang đi tuần cách đó không xa. Đột nhiên một người đàn ông đi vào trong hành lang, và bật đèn lên. Ursula bị lộ, hai người bốn mắt nhìn nhau. Người đàn ông hỏi cô: “Cô đang tìm gì vậy?”

Ursula á khẩu, không nói gì được, “Trong miệng tôi không có lấy một giọt nước miếng, cũng không thể phát ra được âm thanh gì, chỉ ngây người như chết nhìn ông ấy”. Sau khi ông ấy rời đi, cô có chút sợ hãi: Liệu ông ấy có báo với công an không?

Một lúc sau vẫn không thấy động tĩnh gì. Lúc này, Ursula đã nhìn thấy tình hình bên ngoài. Cách đó không xa chính là tử địa trước Bức tường Berlin. Đèn rọi sáng như ban ngày, ai muốn vượt qua bức tường từ đây đều sẽ bị lính canh nổ súng bắn chết tại chỗ.

Đột nhiên, Ursula nhìn thấy ánh sáng của một chiếc đèn pin nhấp nháy trong một vết nứt trên Bức tường Berlin. Đôi mắt Ursula sáng lên, cô nghĩ: Đây chính là tín hiệu của người yêu. Lúc này bức tường Berlin đã xây được nửa năm, rất chắc chắn nhưng vẫn còn những vết rạn nứt. Ursula cũng nhìn thấy một hàng rào dây thép gai phía trước bức tường.

Ursula dũng cảm chạy về phía hàng rào dây thép gai. Bên trên có gai nhọn, và cô bị mắc vào đó. Ursula vội vàng cởi áo khoác và tiếp tục leo lên. Có một ngọn đèn thắp sáng bên cạnh hàng rào đó, Ursula trèo lên cột của ngọn đèn này, và cuối cùng cũng vượt qua được hàng rào.

Hàng rào dây thép gai vẫn còn cách Bức tường Berlin vài mét. Trước khi đến bức tường biên giới, cô thấy một chiếc thang dây thừng bất ngờ được thả xuống từ phía Tây Berlin. Ursula leo lên thang, còn bạn trai cô đã cắt dây thép gai trên tường để tách ra. Vì vậy, cô đã leo được qua tường và nhảy xuống vùng đất Tây Berlin.

Anh trai cô Ursula: “Anh cứ nghĩ họ đã đánh chết em rồi!”

Cuối cùng cô cũng đặt được chân đến vùng đất của tự do nước Đức, tại khoảnh khắc đó Ursula lại không có bất kỳ phản ứng gì, con người như tê cứng tất cả. Thậm chí cô không ôm lấy bạn trai của mình. “Tôi cứ đứng ngây người như đã chết. Tôi không vui chút nào, tôi không thể nói được gì, khóc cũng không thành tiếng.”

Bạn trai ôm lấy Ursula, còn cô chỉ đứng ngây người, không có chút cảm xúc.

“Thực ra, tôi chỉ mặc một chiếc áo len, và tôi đang run lên vì lạnh, nhưng tôi lại không cảm thấy lạnh”. Ursula chỉ có một suy nghĩ: Mình đã thành công.

Trên thực tế, bạn trai của Ursula và một người trợ giúp khác đã chờ đợi nhiều giờ trong đêm lạnh giá.

Họ nhanh chóng rời Bức tường Berlin đi về nhà. Trên đường đi, họ đi ngang qua thành phố Potsdam giáp ranh với thành phố  Berlin, và gửi một bức điện cho mẹ của Ursula: “Con gái của bà đã đến nơi khỏe mạnh”. Cách nói này rất chung chung, ví như ai sinh con gái cũng có thể nói với người thân như vậy.

Sau đó Ursula mới biết được rằng ngày hôm đó, mẹ cô thực sự không thể chịu đựng được khi phải ở nhà một mình. Vì vậy bà đã đến nhà một người bạn. Khi đang trò chuyện với người hàng xóm của mình, bà nhìn thấy một con bướm bay ngang qua, trong lòng bà cảm thấy rằng đây là một điềm lành.

Hai ngày sau, Ursula đi tìm anh trai. Anh trai cô mở cửa ra và nhìn thấy em gái mình. Ursula nói: “Cả đời này, tôi sẽ không bao giờ quên ánh mắt đó, anh ấy cứ ngây người nhìn chằm chằm vào tôi. Anh ấy nói: Anh cứ nghĩ họ đã đánh chết em rồi”.

Phải đến lúc này, thần kinh căng thẳng của Ursula mới được hạ xuống. Với vô vàn cảm xúc lẫn lộn, cuối cùng cô đã khóc thành tiếng. Tất cả mọi người có mặt đều rơi nước mắt.

“Đây là một quyết định đúng đắn”.

60 năm đã trôi qua kể từ cuộc phiêu lưu thoát khỏi Đông Đức. Bà Ursula vẫn cảm thấy xúc động mỗi khi nghĩ về nó. Bà nói nếu bạn trai bà ấy không bỏ trốn đến Tây Berlin trước, nếu bà ấy không nhớ người yêu quá nhiều, nếu anh không viết thư cho cô, có lẽ cô sẽ không dám bỏ trốn.

Người bạn trai sau đó đã trở thành chồng của bà Ursula. Nói về cuộc phiêu lưu thoát khỏi Đông Đức Cộng sản này, mắt bà Ursula lại sáng lên. Bà cười và nói: “Đây là một quyết định đúng đắn.”

Gặp gỡ cặp đôi tình yêu bền chặt hơn bức tường Berlin:

Một cặp vợ chồng khác chạy thoát từ Cộng Sản Đông Đức tuyên bố: “Chúng tôi thật may mắn,” Regina, người đã kết hôn với Eckhard, cho biết sau khi núp mình dưới thùng xe tải để qua mắt một cuộc tuần tra của lính canh Cộng Sản Đông Đức ở bức tường Berlin đã kể câu chuyện của cặp đôi với ITV News. Hiện họ đã bên nhau được 42 năm.

Hai vợ chồng Regina and Eckhard Albrecht trong ngày đám cưới sau khi đã trốn qua được bức tường Bá Linh đến Tây Đức

Theo Epoch Times

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt