Khu trục hạm Mỹ đi gần các đảo Trung Cộng chiếm đóng tại Hoàng Sa

Tàu khu trục Mỹ vào Hoàng Sa thách thức yêu sách lãnh hải quá mức của Trung Cộng. (Ảnh: Wikipedia)

Tin Reuters: Bà Reann Mommsen, phát ngôn viên của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ nói với Reuters rằng tàu khu trục USS Wayne E. Meyer mang hoả tiễn tự hành đã đi vào Quần đảo Hoàng Sa, thách thức các yêu sách lãnh thổ quá mức của Trung Cộng tại vùng biển này.

Quân đội Hoa Kỳ loan báo một tàu khu trục của Hải quân nước này hôm thứ Sáu (13/9) đã đi vào gần các đảo mà Trung Cộng chiếm đóng tại Quần đảo Hoàng Sa, Biển Đông.

Tàu khu trục Wayne E. Meyer đã đi qua vùng biển Hoàng Sa phía đông Việt Nam và phía Nam của Đảo Hải Nam, Trung Cộng mà không yêu cầu sự cho phép từ Bắc Kinh hoặc từ Hà Nội hay Đài Loan – các bên cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp này.

Đài truyền hình CNN ngày 13/09 cũng đưa tin: “US Navy warship challenges Chinese claims in the South China Sea” – “Tàu chiến Hải Quân Mỹ thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Cộng tại Biển Đông”

USS Wayne E. Meyer đã thách thức các hạn chế về đi qua vô hại do Trung Cộng, Đài Loan và Việt Nam đặt ra và cũng phản đối yêu sách của Trung Cộng đối với các đường cơ sở thẳng bao quanh quần đảo Hoàng Sa,” Chỉ huy Reann Mommsen nói.

Với các đường cơ sở này, Trung Cộng đã cố gắng đòi hỏi nhiều vùng nước nội địa, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hơn là những gì họ được hưởng theo luật quốc tế,” bà Mommsen nói thêm.

Reuters cho biết họ đã liên lạc với bộ quốc phòng và ngoại giao của Trung Cộng để yêu cầu bình luận về hành động mới nhất của Mỹ tại Hoàng Sa (Trung Cộng gọi là Tam Sa), nhưng không nhận được phản hồi.

Trước đó, hôm 11/9, ông Lưu Hiểu Minh – Đại sứ Trung Cộng tại Anh đã cảnh báo rằng Trung Cộng sẽ coi việc Anh và Mỹ điều động tàu chiến tới Biển Đông mà Bắc Kinh yêu sách hầu hết chủ quyền là “hành động thù địch” và sẽ phải nhận hậu quả nghiêm trọng.

Tuyên bố của ông Lưu được cho là để đáp trả việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper mới đây đã kêu gọi sự hỗ trợ của các đồng minh, trong đó có Anh, trong việc đứng lên phản đối cái mà ông gọi là “những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm phá vỡ trật tự quốc tế” và theo đuổi “sự thống trị”.

Theo Reuters, Mỹ và Anh đang thảo luận kế hoạch khai triển chiến đấu cơ tàng hình F-35 do Mỹ sản xuất lên hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth của quân đội Hoàng gia Anh. Đây là bước đầu tiên trong một loạt các sáng kiến quân sự chung giữa Anh và Mỹ sắp được khai triển .

Trong những tháng gần đây, quân đội Mỹ đã gia tăng hoạt động “tự do hàng hải” trong khu vực Thái Bình Dương, khiến Bắc Kinh tức giận nhưng cho đến nay không làm bùng nổ bất kỳ xung đột trực tiếp nào giữa tàu chiến hai nước.

Bà Mommsen nhấn mạnh rằng hoạt động tự do hàng hải “thể hiện rằng Mỹ sẽ bay, đi thuyền và hoạt động tại bất kỳ nơi đâu được luật quốc tế cho phép – bất kể vị trí của các yêu sách hàng hải quá mức và bất kể các sự kiện hiện tại”.

Tàu khu trục Mỹ vào Hoàng Sa, Biển Đông chỉ một ngày sau khi Mỹ lên tiếng hoan nghênh Trung Cộng sẽ mua thêm hàng nông sản Mỹ và nhiều nhượng bộ khác trước khi hai bên tiến hành vòng đàm phán thương mại thứ 13 tại Washington vào đầu tháng Mười.

Tin Reuters, CNN

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt