Khuấy Động Biển Đông
Stirring up the South China Sea – Crisis Group’s Report
2012-04-24 18:30
Khuấy động ở biển Nam Trung Quốc (Biển Đông Việt Nam – người dịch) của Crisis Group’s
Report (Bà Stepanhie Klene-Ahlbrandt giám đốc đặc trách vùng Đông Bắc Châu Á thuộc International Crisis Group’s đã tuyên bố với báo chí hôm thứ Ba vừa rồi (24-04-2012) trong một báo cáo gần đây nhất của tổ chức trong bài “Khuấy động ở biển Nam Trung Hoa”. Đây là những điểm chính của bà stepanhie trong báo cáo: (bản dịch Hoàng Long)
- Nguồn lợi thủy sản của biển Đông bằng 1/10 tổng số lượng thủy sản trên thế giới, và số tàu bè đi lại bằng 1/3 tổng số tàu bè lưu lương trên thủy bộ thế giới.
- Trung Cộng chưa bao giờ hợp tác với Việt Nam và Philippines về con đường 9-gạch nối lại như một cái lưỡi (bò) thâm vào vùng biển của Việt Nam và Philippines.
- Trung Cộng đã được đánh cá và tuần tra trong khu vực này “ở thế kỷ 15”, nhưng chưa bao giờ có một bản đồ 9-gạch, cho đến năm 1947 thì Trung Hoa Quốc Dân Đảng thêm vào. Một biên giới quốc gia không được công nhận bởi Công Ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển mà Trung Cộng phê chuẩn vào năm 1996.
- Sự thiếu chính xác của Trung Cộng với một ý đồ. Bà Kleine-Ahlbrandt cho biết các nhà lãnh đạo Trung Cộng “giữ chặt” ý đồ của họ không một chút nhân nhượng. Ở trường học tại Trung Cộng, trẻ em được học lãnh hải Trung Quốc được bao bọc bởi bản đồ chín-gạch. Trong những cuộc tiếp xúc riêng tư về ngoại giao, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng đã bắt đầu cho các đại sứ tuyên bố “Trung Cộng đòi hỏi lãnh thổ của họ bao gồm đến phần chín-gạch” kể cả tất cả những vùng Biển Cạn và Đảo San Hô không thuộc về vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.
- Không giống như Liên Xô trong thời Chiến Tranh Lạnh, Trung Cộng không đồng ý với Hoa Kỳ về những tiến trình giải quyết làm sao tránh sự leo thang căng thẳng trong sự xẩy ra những xung đột trên biển.
- Bà Kleine-Ahlbrandt nói rằng Việt Nam và Philippines đôi khi “đặt Trung Quốc vào một vị thế mà họ cảm thấy cần phải đáp ứng”, và tỏ quyền lực thống trị trong một khu vực là “nạn nhân tâm lý” phức tạp đối với các nước lân bang nhỏ hơn.
- Trung Cộng xử dụng năm cơ quan pháp luật thực thi vai trò xâm lược Biển Đông: – Bộ An Ninh Công Cộng (thông qua Cảnh Sát Biển), Tổng Cục Hải Quan Trung Cộng (qua Cục Chống Buôn Lậu Hải Quan), Cục Quản Lý Đại Dương (thông qua Giám Sát Biển), Bộ Giao Thông Vận Tải (qua Cục Quản Lý An Toàn Hàng hải) và Bộ Nông Nghiệp (thông qua Bộ Tư Lệnh Thi hành Luật Thủy sản).
- Hành động “Lấy những gì có thể được ở trên biển, và phân chia trách nhiệm giữa các cơ quan sau đó” đó là cách mà họ mô tả việc phân bổ trách nhiệm trong khu vực.
- Nhà Nước Quản Lý Đại Dương trả lời cho Bộ Đất Đai và Tài Nguyên rằng Bộ Đất Đai và Tài Nguyên và Bộ Nông Nghiệp được quyền ưu tiên quyết định những quan trọng trên biển Đông.
- Quảng Đông và Hải Nam, trong một số trường hợp “bắt buộc các ngư dân đi đánh cá xa hơn và xa hơn nữa” cách bở biển Trung Quốc.
- Trong lịch sử, Hạm Đội Biển Nam của Trung Quốc yếu hơn so với Hạm Đội Biển Bắc và Hạm Đội Biển Đông, nhưng, việc đạt được những khu trục hạm gần đây, thì tình trạng biển Đông đã được tăng cường mạnh bởi những căng thẳng ngày càng gia tăng trên biển.
- Bằng cách giải quyết tranh chấp trên biển với các tàu thuộc các cơ quan thực thi pháp luật và bán quân sự, chứ không phải là Hải Quân, Trung Cộng đã tạo ra những sự chú ý (về mặt xâm lược) chỉ liên quan đến sự việc nhỏ nhặt không đáng chú ý.
- Chỉ cần là chính sách năng lượng của Trung Quốc bị thua thiệt từ sự vắng mặt của một ủy ban giám sát chuyên dụng, do đó, chính sách của Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) phản ảnh năm cơ quan chính phủ cùng giải quyết ưu tiên. Dự đoán và giải quyết bất kỳ xung đột đòi hỏi sự can thiệp của các nhà lãnh đạo hàng đầu trong những điểm nóng, chẳng hạn như Bắc Triều Tiên đối với sự chú ý của họ.
- Trung Quốc đã không được xác định tranh chấp Biển Nam Trung Hoa là một trong những “lợi ích cốt lõi” của đất nước ngang tầm với Đài Loan và Tây Tạng, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý, và sự bác bỏ suy đoán trên bắt đầu năm 2010 (sau khi Trung Cộng tuyên bố Biển Đông là quyền lợi cốt lõi – ND)
Dưới đây là bài bình luận của Trọng Nghĩa của RFI trong nội dung báo cáo của Stepanhie Klene-Ahlbrandt
Kẻ thù đáng ngại nhất của Trung Quốc tại Biển Đông ai ? Đó chính là Trung Quốc. Nhận định đầy nghịch lý trên đây là kết luận của bản báo cáo về Trung Quốc và Biển Đông vừa được International Crisis Group (ICG), một tố chức phi chính phủ có uy tín công bố hôm qua, 23/04/2012 tại Bruxelles.
Theo tổ chức chuyên trách dự phòng xung đột quốc tế này, chính các địa phương cũng như cơ quan chuyên trách đại dương khác nhau của Trung Quốc, đã làm dấy lên căng thẳng với các nước láng giềng chỉ vì muốn tranh giành quyền lực hay ngân sách.
Bản báo cáo dài gần 50 trang mang tựa đề “Khuấy động Biển Đông” (Stirring up the South China Sea), đã nêu bật các mâu thuẫn nội tại trong guồng máy điều hành Trung Quốc, đang phá hoại nỗ lực khôi phục quan hệ tốt đẹp của Bắc Kinh đối với các láng giềng. Đây là một điều mà Trung Quốc cần phải làm, vào lúc Hoa Kỳ đang tìm cách mở rộng trở lại vùng ảnh hưởng của mình tại khu vực Biển Đông có giá trị chiến lược quan trọng và được cho là dồi dào tiềm năng dầu khí.
Theo ICG, để làm được điều đó, chính quyền Trung Quốc cần phải bảo đảm sao cho 11 cơ quan cấp bộ có liên quan đến Biển Đông – đặc biệt là các cơ quan thực thi luật pháp – tôn trọng một chính sách biển nhất quán và tránh được những hành động “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” khi xử lý những vấn đề liên quan đến lãnh hải của Trung Quốc.
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc dự án Đông Bắc Á của ICG nhận định: “Một số cơ quan hành động một cách quyết đoán để tranh giành một phần ngân sách Nhà nước, trong khi các chính quyền địa phương, vì muốn phát triển kinh tế, nên đã mở rộng hoạt động qua những vùng biển đang tranh chấp”. Theo chuyên gia của ICG, việc làm này xuất phát từ động cơ quốc gia, nhưng tác động của chúng lại càng lúc càng mang tính chất quốc tế.
Báo cáo của ICG ghi nhận : Giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, nguy cơ xung đột trước mắt có thể nổ ra từ số lượng ngày càng tăng của các con tàu thuộc các cơ quan thực thi pháp luật và các tàu bán quân sự ngày càng tự động tung hoành trong các vùng biển có tranh chấp, mà không tuân theo một khuôn khổ pháp lý nào rõ ràng. Các chiếc tàu hải giám hay ngư chính Trung Quốc đã can dự vào hầu hết các sự xung đột gần đây, từ vụ cắt cáp tàu khảo sát của Việt Nam vào năm ngoái, cho đến vụ đối đầu đang diễn ra giữa Bắc Kinh và Manila ở khu vực Bãi đá Scarborough trong tháng Tư này.
Hải quân Trung Quốc, theo ICG, lợi dụng các mối căng thẳng trên biển để biện minh cho chương trình hiện đại hóa đầy tham vọng của họ. Chính việc Trung Quốc tăng cường võ trang là động lực kéo theo cuộc chạy đua võ trang trong khu vực.
Một cách logic thì bộ Ngoại giao Trung Quốc phải là cơ quan có thẩm quyền điều phối chính sách biển, tránh tình trạng mà giới nghiên cứu về chính sách đại dương của Trung Quốc gọi là “ngũ long nộ hải” hiện nay, tức là tình trạng tự tung tự tác của năm cơ quan khác nhau có liên can đến Biển Đông. Có điều, theo ICG, bộ Ngoại giao Trung Quốc lại không có quyền lực mạnh, và không có thẩm quyền đối với các cơ quan thực thi pháp luật, cũng như các chính quyền địa phương và các tác nhân trong lãnh vực kinh tế.
Tình hình lại càng phức tạp hơn với một vấn đề trung tâm khác: Đó là tính chất mập mờ về mặt pháp lý của các đường biên giới trên biển của Trung Quốc. Bắc Kinh đã nhấn mạnh chủ quyền lịch sử của họ trên Biển Đông ghi trên tấm bản đồ “chín đường gián đoạn” do chính họ công bố, xem đấy là những đòi hỏi hợp pháp. Tuy nhiên, các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc rất mơ hồ, tấm bản đồ “lưỡi bò” của họ lại bao gồm gần như toàn bộ vùng Biển Đông, và không được công nhận theo quy định của pháp luật quốc tế.
Để xoa dịu sự bất bình của các láng giềng, Trung Quốc cho biết có kế hoạch trình bày một tuyên bố biên giới trên biển dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Nhưng với xu hướng dân tộc chủ nghĩa đang gia tăng tại Trung Quốc và dư luận ngày càng muốn chính quyền hành động quyết đoán hơn để bảo vệ chủ quyền đất nước, Bắc Kinh khó có thể lùi bước trên vấn đề chủ quyền lịch sử. Thực tế này lại càng được các lực lượng thực thi pháp luật và các chính quyền địa phương Trung Quốc lợi dụng.
Đối với ông Robert Templer, giám đốc chương trình châu Á của ICG, Biển Đông đã trở thành một vấn đề thiết yếu trong chính sách ngoại giao khu vực của Bắc Kinh. Chuyên gia này nhận định : “Tình hình căng thẳng leo thang từ năm 2009 đã giáng một đòn nghiêm trọng vào quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á và làm hoen ố đáng kể hình ảnh của nước này. Tình hình Biển Đông vẫn sẽ tiếp tục bấp bênh, trừ phi Trung Quốc giải quyết được vấn đề phối hợp nội bộ và làm rõ được tình trạng mập mờ về mặt pháp lý đang bao quanh các đòi hỏi chủ quyền của họ”.