Khi Việt Nam bị CSVN thắt chặt đàn áp nhiều người bị bỏ tù và lưu vong…
Lời người post: Bài viết này giúp cho các tổ chức đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam nhìn thấy những thế lực quốc tế ảnh hương đến Việt Nam như thế nào?.
Theo các nhóm nhân quyền và các nhà phân tích an ninh thế giới, Nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã thực hiện những cuộc đàn áp mạnh bạo đối với những người bất đồng chính kiến trong nhiều thập niên qua, bỏ tù hàng loạt các nhà hoạt động, luật sư, nhà báo và thậm chí còn đẩy nhiều người vào cảnh phải lưu vong ra nước ngoài. Sự đàn áp gia tăng tiếp tục mạnh hơn từ khi Hoa Kỳ nâng cao quan hệ ngoại giao với Việt Nam lên mức cao nhất “đối tác chiến lược toàn diện”. Kể từ khi hai nước kết thúc chiến tranh 30 tháng 4 năm 1975, chính phủ Mỹ dưới thời Joe Biden đã cung cấp hàng trăm triệu đô la viện trợ và hối thúc các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ và sản xuất chip điện tử.
Hiện tại, các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam và thế giới cho biết họ lo ngại sự đàn áp nhân quyển sẽ trở nên tồi tệ hơn khi họ Tô lên nắm quyền vì Tô Lâm từng là người đứng đầu cơ quan công an CSVN, đã từng chủ đạo phần lớn các cuộc đàn áp trước đây. Nay Tô Lâm lại lên chức Tổng Bí Thư đảng CSVN, nắm vị trí quyền lực cao nhất của đất nước này, vậy nhân quyền tại Việt nam sẽ đi về đâu?
Trong 11 tháng kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ có quan hệ ngoại giao song phương cao nhất tính từ tháng 9/2023, đảng CSVN đã bắt giữ nhiều hơn các nhà báo nổi tiếng nhất của Việt Nam cùng các nhà hoạt động vì quyền lao động và môi trường. Hầu hết những người bị bắt không trực tiếp chỉ trích đảng CSVN mà chỉ nỗ lực hoạt động nhằm tạo ra sự thay đổi xã hội thông qua nhà nước.
Giám đốc của một nhóm nghiên cứu chính sách năng lượng từng làm việc với Ngân Hàng Thế Giới và đang giúp các cơ quan quốc tế đánh giá kế hoạch giới hạn nhiên liệu hóa thạch của Việt Nam đã bị bắt và bị cáo buộc “chiếm đoạt tài liệu”. Một viên chức lao động từng làm việc với Liên Hiệp Quốc trong việc tìm kiếm sự phê chuẩn của Việt Nam đối với một thỏa thuận quốc tế cho phép thành lập các công đoàn đã bị công an bắt giữ và bị cáo buộc “tiết lộ bí mật nhà nước”. Một nhà báo Việt Nam từng ghi danh làm nghiên cứu sinh tại Đại học Harvard, đã bị bắt giữ vì “lạm dụng quyền tự do dân chủ” trong các bài đăng trên tài khoản Facebook của anh.
Các nhà hoạt động nhân quyền cho biết những vụ bắt giữ này cho thấy nhà cầm quyền CSVN đã giăng lưới rộng hơn trước đây. Theo Dự Án 88, cho biết tính đến tháng 8/2024, Việt Nam đã giam giữ gần 200 tù nhân chính trị, trong số này thì số tù nhân bị bắt của nửa đầu năm 2024 nhiều hơn so với toàn năm 2023. Trong các cuộc họp báo, Bộ Ngoại Giao CSVN đã không trả lời các câu hỏi mà còn phủ nhận toàn bộ việc nhà nước CSVN đang tiến hành đàn áp và phản bác lại những lời chỉ trích từ bên ngoài là “can thiệp vào các hoạt động nội bộ của Việt Nam!”.
Các nhà phân tích Việt Nam cho biết Việt Nam đã trải qua một thời kỳ “cởi trói” chính trị vào những năm 2000 nhưng đã trở nên đàn áp dữ dội hơn với sự trỗi dậy của những người lãnh đạo theo đường lối cứng rắn, cuồng tín Cộng Sản trong đảng CSVN. Họ lại càng thắt chặt hơn nữa quyền kiểm soát của đảng CSVN trong tình trạng đang đấu tranh giành quyền lực nội bộ trong những tháng gần đây, dẫn đến việc Tô Lâm lên nắm quyền lãnh đạo đảng.
Ben Swanton, Giám Đốc Dự Án 88, cho biết các tổ chức phát triển trong ba thập niên qua để ủng hộ quyền tự do ngôn luận, nay buộc nhà nước CSVN phải chịu trách nhiệm đã “hoàn toàn bị phá hủy”. Các nhà xuất bản độc lập, hiệp hội nhà báo, nhóm nghiên cứu và tổ chức phi lợi nhuận đã bị liên tiếp đóng cửa và bị nhà nước CSVN cấm hoạt động… “Không còn ai trong nước có thể chống đối có tổ chức”, Swanton cho biết. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Ủy Ban Bảo vệ Nhà Báo thế giới và Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế đều đã đưa ra những cảnh cáo tương tự.
Tuyên truyền của đảng và các văn bản chính thức cho thấy rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam tìm cách hưởng lợi từ sự hội nhập kinh tế của quốc tế vào Việt Nam. Vì muốn bám chặt địa vị để hưởng lợi nên họ đã gia tăng đàn áp dữ dội hơn đối với các mối đe dọa thay đổi quyền lực chính trị trong nước. Theo Nguyễn Khắc Giang, người nghiên cứu chính trị Việt Nam tại Viện ISEAS Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore cho biết nhà nước CSVN đối diện rất ít với sự phản đối từ Washington và các nước Dân Chủ khác vì địa chính trị của Việt Nam có tầm quan trọng như một vùng đệm chống lại Trung Cộng được để mắt tới. Họ cho rằng Việt Nam có chung đường biên giới đất liền dài với Trung Cộng và đã đưa ra thách thức trực tiếp đối với các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thống trị vùng biển chiến lược: Biển Đông.
Ba cựu quan chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã từng làm việc với Việt Nam cho biết: Để ve vãn nhà cầm quyền CSVN, Tổng Thống Joe Biden đã không coi việc Hà Nội vi phạm nhân quyền là ưu tiên để nêu lên trong các cuộc họp ngoại giao cao cấp, hoặc đưa ra các thỏa thuận mới nhằm cải thiện nhân quyền tại Việt Nam, sợ làm phật lòng giới lãnh đạo CSVN.
Bà Kelley Currie, từng là quyền phó đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc vào năm 2018 và sau đó là đại sứ lưu động Hoa Kỳ về các vấn đề phụ nữ toàn cầu từ năm 2020 đến năm 2021 cho biết, vào tháng 6/2024, Mỹ đã nâng thứ hạng tốt hơn của Việt Nam trong báo cáo về nạn buôn người (TIP) bất chấp sự phản đối của các nhóm nhân quyền khẳng định nhà nước CSVN đã che đậy các vụ buôn người.
Một cựu quan chức Bộ Ngoại giao khác từng phục vụ trong chính quyền Joe Biden tạm giấu tên, đã chia xẻ trong các cuộc thảo luận riêng về thời ông còn làm việc trong chính phủ Mỹ cho biết với Việt Nam, Hoa Kỳ đã không xử dụng nhiều áp lực thường dùng để gây áp lực lên Việt Nam. Vị quan chức này còn cho biết: “Chúng tôi đã cung cấp một lượng hỗ trợ an ninh khá và rõ ràng có thể đặt điều kiện cho việc hỗ trợ cải thiện nhân quyền, nhưng chúng tôi không được phép làm gì cả”. Khi Washington chuẩn bị nâng cấp quan hệ với Việt Nam vào năm ngoái, có rất ít cuộc thảo luận về hồ sơ nhân quyền, do đó càng ngày càng xấu đi hình ảnh của Mỹ về nhân quyền.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã phủ nhận rằng chính quyền Mỹ đã giảm bớt áp lực đối với Việt Nam về hồ sơ nhân quyền. Ông nói rằng các quan chức “tham gia với các đối tác chính phủ Việt Nam của chúng tôi vẫn đề cập đến các mối quan tâm về nhân quyền trong các cuộc trò chuyện thẳng thắn ở mọi cấp”. Phát ngôn của Daniel Kritenbrink, phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, đã nêu vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng 6/2024.
Các nhóm nhân quyền và các nhà hoạt động đã thúc đẩy việc gắn kết hồ sơ nhân quyền của Việt Nam với các ưu tiên khác trong mối quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam.
Vào cuối năm ngoái, nhà nước CSVN đã yêu cầu Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đổi từ nền kinh tế phi thị trường sang nền kinh tế thị trường. Điều này sẽ giảm thuế đối với hàng hóa Việt Nam bán vào Mỹ, một thị trường lớn nhất của Việt Nam. Các quan chức cho biết Việt Nam đã thực hiện các cải cách để đáp ứng các tiêu chuẩn thương mại của Hoa Kỳ về sự thúc đẩy của nền kinh tế tự do thị trường bao gồm mở cửa đất nước cho đầu tư nước ngoài và giảm sự kiểm soát của chính phủ đối với các nguồn tài nguyên…
Nhưng các nhóm nhân quyền và các nhà sản xuất Hoa Kỳ đã phản đối sự thay đổi được đề xuất. Họ cho rằng Việt Nam vẫn hoạt động như một nền kinh tế có kế hoạch do Đảng Cộng Sản định hình và không đáp ứng các tiêu chuẩn cho người lao động của một nền kinh tế thị trường do sự đàn áp của nước này đối với các công đoàn lao động.
Đầu tháng này, Bộ Thương Mại đã tuyên bố rằng họ sẽ không thay đổi cho Việt Nam vào kinh tế thị trường. Bộ Thương Mại Hoa Kỳ cho biết quyết định được đưa ra dựa trên “phân tích chuyên môn sâu sắc và thực tế” đối với nền kinh tế của Việt Nam. Tuy vậy, một số nhà phân tích an ninh và các nhà hoạt động nhân quyền cho biết đây là dấu hiệu cho thấy chính quyền Joe Biden – một cách khác đang xem xét kỹ hơn hồ sơ nhân quyền của Việt Nam. Việt Nam sẽ lại yêu cầu Bộ Thương Mại Mỹ thay đổi tên gọi để hưởng lợi về giao thương, Bộ Thương Mại Mỹ cho biết như vậy.
Ted Osius, chủ tịch hội đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ-ASEAN cho biết: Dựa trên các vấn đề kỹ thuật, Việt Nam đáng lẽ phải được cấp phép thay đổi. Ted Osius, người từng là đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2017, cũng cho biết sự xói mòn quyền tự do, nhân quyển của Việt Nam đã đưa đến thế “tiến thoái lưỡng nan” cho mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam.
Source: Rebecca Tan
https://www.msn.com/en-us/news/world/as-vietnam-tightens-leash-on-criticism-scores-are-jailed-and-exiled/ar-AA1oLsuu
Hoàng Long phiên dịch