Joe Biden làm tổng thống là mong mỏi của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST)

Hình minh họa (internet)

Trong quá khứ, cuộc tuyển cử Mỹ không thể né tránh câu hỏi “Mỹ có nên tiếp tục đóng vai trò cảnh sát quốc tế, can thiệp vào công việc của các nước khác không?” Nhưng năm nay câu hỏi chính đặt ra là liệu tổng tuyển cử Mỹ có bị Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST), Nga và Iran can thiệp hay không?

Giông tố “chủ nghĩa McCarthy” năm 1950 đã qua 70 năm, và giờ đây nước Mỹ đã trở thành một con chiên dưới âm mưu của cánh tả và ĐCST. Chiến tranh thế giới thứ hai đưa Hoa Kỳ trở thành bá chủ thế giới, đã khiến Hoa Kỳ có khả năng tập trung bao vây, ngăn chặn thế lực Cộng sản bành trướng, can thiệp vào công việc của các nước khác ở khắp thế giới từ châu Á đến Trung và Nam Mỹ. Khắp nơi đều có dấu vết can thiệp của Mỹ để ủng hộ những nhà lãnh đạo Mỹ thích. Hoa Kỳ đã không ngần ngại vung tiền khắp nơi, nhưng ngày nay con đường này lại được ĐCST áp dụng để can thiệp bầu cử Mỹ.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, để kiềm chế sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản, Hoa Kỳ đã áp dụng chính sách ngăn chặn Kennan (George F. Kennan), nhưng hiện nay ĐCST đã phá được vòng vây thông qua việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Không những ĐCST không bị bao vây ngăn chặn mà còn phát triển mạnh hơn, thậm chí xâm nhập mở rộng sang các nước phương Tây. Cuộc tổng tuyển cử Mỹ đã phơi bày rằng xã hội Mỹ từ trên xuống dưới đã bị “kiến ​​đỏ” cắn xé gây đầy thương tích. Trước bao vây của thế lực Đỏ cánh tả, Tổng thống Donald Trump muốn thay đổi vòng vây và chuyển hóa thành xu thế tận diệt ĐCST, liệu kế hoạch đó có bị suy sụp vì thất bại trong tổng tuyển cử này không?

Gần đây cố vấn ngoại giao của ông Biden cho biết, “Chính sách Trung Cộng của Biden là thân Đài Loan nhưng không chống lại Trung Cộng”, nhận xét này đầy ẩn ý, thực tế ý “không chống lại Trung Cộng” mới là điều ông ấy muốn truyền đạt. Thực trạng này đã khiến nhiều nhân sĩ Đài Loan bắt đầu cảm thấy lo lắng, sợ rằng ông Biden vì ưu tiên cải thiện quan hệ với ĐCST mà đẩy Đài Loan vào ‘hố lửa’ ở đỉnh điểm chiến tranh. Một trong những lý do là gia đình ông Biden có mối quan hệ tài chính chằng chịt với ĐCST nên dễ bị khống chế, ông Biden đã đối diện với những nghi ngờ này từ trước tổng tuyển cử đến nay; thứ hai là danh sách nội các của ông Biden đã xuất hiện các quan chức ‘bị chế giễu’ là trở về thời tổng thống Barack Obama nắm quyền. Xưa nay ông Obama luôn yếu mềm trước ĐCST, đã từng bị ĐCST làm bẽ mặt bằng cách không trải thảm đỏ khi tiếp đón, nhưng ông ta không dám nói gì. Thậm chí khách sạn nơi ông Obama ở bị mật vụ ĐCST theo dõi, nhưng ông ấy cũng không dám lớn tiếng phản đối, mà chỉ yêu cầu đặc vụ của ĐCST tháo màn hình, và cam chịu núp vào phòng tắm và tắt đèn để tắm, điều này làm hình ảnh Tổng thống Mỹ trở nên nhỏ bé.

Chính sách đối với Trung Cộng của ông Biden không rõ ràng

Có nhiều dấu hiệu cho thấy nếu ông Biden làm Tổng thống  thì chính sách đối với ĐCST sẽ “chỉ vây chứ không chặn”, tạo cơ hội cho ĐCST bành trướng, vì vậy người Đài Loan phải hết sức thận trọng. TT. Trump cũng lo ngại chính sách chống Trung Cộng của mình sẽ bị ông Biden thay đổi, vì thế đã thực hiện thêm hàng loạt hình phạt nhắm vào ĐCST gần đây.

Nếu cần một câu để phân tích chiến lược đối với ĐCST của TT. Trump và ông Biden, thì đơn giản là TT. Trump quyết liệt với xu hướng tiêu diệt ĐCST, còn ông Biden thì mềm mỏng và có xu hướng bao vây. TT. Trump muốn kiềm chế ĐCST ngay khi lên nắm quyền, và cũng nhận thấy các nước châu Âu có những lợi ích và cân nhắc riêng, không thể cùng Mỹ để ngăn chặn ĐCST. Vì vậy, ông Trump mới quyết định đơn thương độc mã triệt tiêu ĐCST, giống như phương pháp của cựu Tổng thống Ronald Reagan trước đây, muốn thông qua biện pháp kinh tế làm ĐCST tan rã. Nếu ông Biden lên nắm quyền sẽ lại quay lại con đường bao vây trước đây, và đây chính là điều mà ĐCST mong muốn.

Tình huống này xảy ra là một nghịch lý lịch sử, 70 năm trước ĐCST đã đánh bại Tưởng Giới Thạch, vốn dĩ khi đó chính quyền dưới thời Tổng thống Harry Trumann muốn bỏ rơi Tưởng Giới Thạch, nhưng không ngờ nổ ra chiến tranh Triều Tiên khiến Hoa Kỳ đứng trước lựa chọn giữa bao vây hoặc tiêu diệt cộng sản. Tiêu biểu của phe bao vây khi đó là nhà ngoại giao George Kennan, còn nhân vật tiêu biểu của phe tiêu diệt lúc đó là ông Dean Acheson – người ủng hộ tướng Douglas MacArthur. Phe tiêu diệt muốn tận dụng cơ hội phản công của liên quân để vượt sông Áp Lục mời quân của Tưởng Giới Thạch kết hợp quét sạch ĐCST. Nhưng ông Kennan cho rằng chỉ cần bao vây là được vì lo lắng nếu quân Mỹ vượt qua sông Áp Lục sẽ lôi kéo Liên Xô can thiệp khiến chiến tranh thế giới thứ ba bùng nổ. Cuối cùng quan điểm của phe bao vây chiến thắng trước những cân nhắc sức mạnh quân sự của Mỹ khi đó, hệ quả kế hoạch tiêu diệt ĐCST của tướng MacArthur cũng không thành và ý đồ phản công của Tưởng Giới Thạch cũng không thể thực hiện.

Lịch sử đã trở lại như thế, chiến tranh Triều Tiên với xung đột giữa ĐCST với Hoa Kỳ, dù số thương vong phía ĐCST rất thảm khốc nhưng đã giúp ĐCST ổn định chế độ và làm cho ĐCST mang đậm màu chủ nghĩa dân tộc. Sau chiến tranh Triều Tiên, không phải Mỹ hoàn toàn không thu được lợi ích gì, vì ngân sách quân sự của Mỹ thời trước Chiến tranh thế giới thứ hai là rất ít và phần lớn binh lính được đưa về nước. Nhưng sau chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã bắt đầu thành lập một quân đội cố định và cái gọi là tổ hợp kỹ thuật công nghiệp-quân sự cũng bắt đầu được xây dựng, từ đó ngân sách quân sự của Mỹ không ngừng tăng đều cho đến cuối cùng trở thành “Đế quốc Mỹ”. Ngày nay Mỹ có thể đảm trách như lực lượng cảnh sát quốc tế cũng là nhờ cơ hội do chiến tranh Triều Tiên mang lại, Mỹ đã tự nhận thấy địch thủ của thế kỷ tới là Trung Cộng (ĐCST).

Trong hậu kỳ nhiệm kỳ đầu cầm quyền của TT. Trump đã quyết tâm tiêu diệt ĐCST, nếu ông Biden lên nắm quyền thì khả năng kế hoạch này sẽ thất bại.

Hồng Bác Học

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt