Học giả thế giới cho biết: kinh tế Trung Cộng đang đi vào “bế tắc toàn diện” không thể ngăn chặn được!

Biểu đồ Kinh tế Trung Cộng

Một nhà quan sát hàng đầu về Trung Cộng cho biết, giới lãnh đạo Trung Cộng đang dựa vào sự gia tăng xuất khẩu để vực dậy tăng trưởng đang sụt giảm, nhưng những chính sách đó sẽ không giúp nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thoát khỏi tình trạng bế tắc mà nước này đang đối diện.

Anne Stevenson-Yang, đồng sáng lập và giám đốc của J. Capital Research. Bà là tác giả của cuốn Wild Ride: Lược sử mở cửa và đóng cửa nền kinh tế Trung Cộng, đã đưa ra những thất bại của Bắc Kinh trong một bài bình luận được đăng trên tờ New York Times hôm thứ Bảy (11/5)

Bà Yang đã viết: “Nhiều năm chính sách thất thường và vô trách nhiệm, sự kiểm soát quá mức của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) và những lời hứa cải cách không thực hiện đã tạo ra một nền kinh tế Trung Cộng bế tắc với nhu cầu tiêu dùng trong nước rất yếu và tốc độ tăng trưởng chậm lại”.

Stevenson-Yang dự đoán kết quả sẽ là căng thẳng hơn với các đối tác thương mại của Trung Cộng khi hàng hóa sản xuất giá rẻ tiếp tục tràn ngập thị trường, trong khi người dân Trung Cộng sẽ trở nên u ám hơn để cho ĐCST ngày càng dễ đàn áp hơn.

Bà nói, nguyên nhân sâu xa của các vấn đề kinh tế của Trung Cộng là sự kiểm soát quá mức của ĐCST, khi sự việc đó không biến mất, thì các chiến lược tập trung vào việc tăng thêm năng lực công nghiệp phản tác dụng.

Hầu hết các nhà kinh tế đều khuyến nghị Bắc Kinh nên nới lỏng sự kiểm soát của họ đối với khu vực tư nhân và thúc đẩy tiêu dùng nội địa nhiều hơn, điều này sẽ đòi hỏi phải cải cách guồng máy chính trị của chính phủ – nhưng điều đó là không thể chấp nhận được với đảng Cộng Sản cầm quyền muốn giữ chặt quyền lực cai trị.

Nền kinh tế Trung Cộng đang lao dốc vì đang họ vật lộn với nợ nần ngày càng tăng và tiêu dùng giảm mạnh. (Ảnh: Vani Gupta/India Today)

Bà Stevenson-Yang cho biết: Các cuộc biểu tình tại Quảng Trường Thiên An Môn năm 1989 là cơ hội để thể hiện chính trị tự do ở Trung Cộng nhằm phát triển kinh tế bền vững, nhưng nhà nước độc tài Trung Cộng đáp lại bằng sự bắn giết hàng vạn sinh viên đẫm máu, thắt chặt hơn nữa sự kiểm soát của Đảng Cộng Sản bằng cách mở đầu tư của chính phủ [gọi là kinh tế quốc doanh] để phát triển nền kinh tế. Sau đó nới ra cho phát triển của các khu vực tư nhân mà không đi đúng hướng. Những điều đó sẽ làm suy yếu quyền lực của ĐCST và không tạo sự phát triển kinh tế lâu dài.

Trong những thập niên sau đó, sự tăng trưởng nhờ đầu tư của tư nhân và nước ngoài vào Trung Cộng đã có phần nào xoa dịu người dân, trong khi xuất khẩu giá rẻ khiến giá cả ở phương Tây thấp hơn [một sự cạnh tranh không lành mạnh với những nhà sản xuất tại quốc gia nhập khẩu]. Trong khi đó thì nợ chồng chất khắp Trung Cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở mới xây không ai mua, sinh ra những làng phế thải không người ở khắp nơi [khủng hoảng thị trường địa ốc].

Stevenson-Yang cảnh báo, giờ đây, Tập Cận Bình đang hết các lựa chọn chính sách, khi người tiêu dùng Trung Cộng không có tiền để tăng chi tiêu kéo theo nền thương mại nội địa bế tắc. Trong khi ngoại thương thì có nhiều cản trở và khó khăn hơn đối với hàng xuất khẩu ra nước ngoài [chiến tranh thương mại].

Trên thực tế, chính quyền Biden đã sẵn sàng áp đặt mức thuế cao đối với một loạt hàng hóa từ Trung Cộng. Bà Yang nói thêm, giờ đây, Trung Cộng không thể giải cứu được vì nền kinh tế Trung Cộng chủ yếu vẫn dựa vào việc tái tạo các kỹ thuật công nghệ đang có [kỹ thuật mới bị cấm vận không phát triển được].

Bà kết luận: “Tất cả những điều này có nghĩa là kỷ nguyên “cải cách và mở cửa” [bằng lý thuyết mèo trắng, mèo đen của Đặng Tiểu Bình], vốn đã biến đổi bộ mặt kinh tế của Trung Cộng và làm say mê thế giới kể từ khi bắt đầu vào cuối những năm 1970, nay đã thực sự kết thúc trong tiếng khóc thầm lặng”.

Mao Trạch Đông từng nói rằng trong một thế giới bất ổn, người Trung Cộng phải “Đào hầm sâu, tích trữ ngũ cốc khắp nơi và không bao giờ tìm kiếm quyền bá chủ”. Tâm lý thu mình đó Tập Cận Bình không thấm nhuần như Mao mà vung tay quá trán, phung phí với âm mưu “One Belt, one Road”.

Tăng trưởng chậm lại của Trung Cộng bắt đầu từ khủng hoảng bất động sản, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp rất cao [Bắc Kinh dấu kín]. Những cấm vận của Mỹ và Tây phương đối với các kỹ thuật công nghệ chủ chốt đã dẫn đến những cơn khủng hoảng kinh tế Trung Cộng. Mặc khác, dân số Trung cộng bị già nua, điểm này chiến lược gia kỳ cựu Dr. Ed Yardeni (Chủ tịch của Yardeni Research, Inc. cung cấp giải pháp chiến lược đầu tư toàn cầu, nhà phân tích và đề xuất phân bổ tài sản…) năm 2023 tuyên bố Trung Cộng sẽ trở thành “viện dưỡng lão lớn nhất thế giới” và điều này đã xảy ra càng ngày càng mạnh.

Bài này này đăng trên Fortune.com

Admin https://vietquoc.org sưu tầm

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt