Hoàng Sa và Trường Sa: điểm nóng


Đường viền đỏ hình lưỡi bò Trung Cộng tự vẽ cho là ao nhà

Gần đây, nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Cộng phê chuẩn thành lập thành phố Tam Sa, trực tiếp kiểm sóat hai quần đảo trên biển Đông đó là Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Khi CSVN ký hiệp ước biên giới và vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam Quốc Dân Đảng đã mở chiến dịch lên án nhà cầm quyền CSVN bán đất biên giới và vùng biển cho Trung Cộng. (Xin vào trang web sau đây để đọc bài CSVN dâng biển hiến đất cho Trung Cộng).

Ngày nay, càng ngày càng hiện rõ sự “xâm lấn” theo kiểu tằm ăn dâu, nay thì đảo này, mai chiếm đảo khác. Không biết đảng Cộng Sản Việt Nam đã trắng mắt nhìn thấy hiểm họa bám chân Cộng Sản Trung Cộng hay chưa? Hay vẫn còn mơ ngủ trên “thiên đường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”- Bài do Hoành Sơn sưu tầm và tóm lược. (hình trên là Trung Cộng ngang nhiên xây phi trường trên một đảo lớn của Hoàng Sa)

Quyết định của Quốc vụ viện Trung Cộng thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lý ba quần đảo, trong đó có hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Bối cảnh lịch sử của hai quần đảo Trường Sa cà Hoàng sa:

Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo, nhóm đảo mà Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ năm 1974 và nắm chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết (Crescent group) nhóm Bắc đảo hay An Vĩnh/Tuyên Đức (Amphitrite group). Dưới thời Việt Nam Cộng hòa đã có đài khí tượng do Pháp xây, trực thuộc ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến. Việt Nam Cộng Hoà.

Năm 1956, Hải quân Trung Cộng chiếm đóng đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc nhóm Bắc đảo.

Năm 1958, Trung Cộng cho công bố bản Tuyên ngôn Lãnh hải 4 điểm, trong đó có tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng bao gồm các đảo Đài Loan, Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam), đảo Macclesfield (Trung Sa), quần đảo Bành Hồ (Pescadores)

Vào giai đoạn này, Trung Cộng là đàn anh hậu thuẫn cho Cộng Sản Việt Nam (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) tiến hành cuộc Chiến tranh xâm lược bành trướng Cộng Sản vào miền Nam Việt Nam.

Ngày 22 tháng 9 năm 1958, báo Nhân Dân đăng công hàm ký bởi Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Cộng Sản Bắc Việt gửi Thủ tướng Chu Ân Lai Quốc vụ Viện Trung Cộng, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm1958 của chính phủ Trung Cộng quyết định về hải phận. Theo công hàm này thì Cộng Sản Việt Nam chấp nhận biên giới lãnh hải của Việt Nam chỉ có 12 hải lý tính từ đất liền, có nghĩa là toàn bộ quần đảo của Trường Sa và Hoàng Sa thuộc về chủ quyền của Trung Cộng. Công Hàm mà Phạm Văn Đồng ký gởi Chu Ân Lai là chấp nhận bản đồ của Trung Cộng đưa ra trong đó lãnh hải của Trung Cộng bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 1961, chính phủ Việt Nam Cộng hòa ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của Việt Nam Cộng hòa.

Trong thời gian 19641970, Hải quân Trung Cộng và Hải quân Việt Nam Cộng hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa, nhưng không đưa đến thương vong. Trong thời điểm đó, Việt Nam Cộng Hòa làm chủ được các đảo trên Hoàng Sa và Trường Sa và đã thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa.

Năm 1970, Hoa KỳNhật BảnHiệp ước trao trả Okinawa (Okinawa Reversion Treaty) trao trả quần đảo Điếu Ngư (Diaoyu) tức Sento Shosho hay Senkaku Retto của Nhật Bản về dưới chủ quyền của Nhật Bản với sự phản đối của Đài Loan và Trung Cộng; và cùng năm đó Đô đốc Elmo Zumwalt, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ họp báo tuyên bố tại Guam rằng Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược triển khai các hải đảo tiền đồn của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ.

Năm 1971, Hải quân Trung Cộng và Hải quân Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa. Nhưng Hoàng Sa và Trường Sa vẫn được bảo vệ bởi tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến của Việt Nam Cộng Hòa. Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn thủy quân lục chiến của Việt Nam Cộng Hòa tại Hoàng Sa được đưa vào đất liền, chỉ còn một trung đội địa phương quân trấn giữ nhóm Nguyệt Thiềm.

Năm 1973, với Hiệp định Paris, Hoa Kỳ và Đệ Thất Hạm đội sau khi rút quân và thiết bị của Hoa Kỳ ra khỏi quần đảo Hoàng Sa. Như vậy Hoa Kỳ đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của Việt Nam Cộng hòa.

Năm 1974 Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa quyết định thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa có khả năng chuyên chở vận tải cơ hạng nặng C-7 Caribou để chuyển quân nhanh ra nhóm Nguyệt Thiềm. Khi một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập phi trường nói trên thì khám phá ra sự hiện diện của Hải Quân Trung Cộng, và giao tranh xảy ra sau đó. Trận hải chiến ác liệt đã xẩy ra từ ngày 17 đến 19 tháng 1 năm 1974 như sau:

Phía Việt Nam có Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), một đại đội hải kích thuộc Hải quân Việt Nam Cộng hòa, một số biệt hải (biệt kích hải quân) và một trung đội địa phương quân đang trú phòng tại đảo Hoàng Sa.

Phía Trung Cộng có Liệp tiềm đĩnh số 274, Liệp tiềm đĩnh số 271, Tảo lôi hạm số 389, Tảo lôi hạm số 391, Liệp tiềm đĩnh số 282, Liệp tiềm đĩnh số 281 và hai chiến hạm số 402 và số 407 chở quân (không rõ loại), Tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 5 thuộc Trung đoàn 10 Hải quân lục chiến, và hai đội trinh sát.

Kết quả trận đánh như sau: Việt Nam Cộng Hoà một chiến hạm bị hư hại rất nặng (HQ-16), một chiếc bị hư hại khá nặng, và một chiếc bị hư hại nhẹ. Về nhận mạng 19 chiến sĩ hy sinh, 43 bị thương, và 101 mất tích. Về phí Trung Cộng một chiến hạm loại Kronstak bị cháy và hủ diệt toàn bộ, một chiến hạm bị trúng đạn ủi vào bờ và bị nỗ tung, một chiến hạm bị hư hại nhẹ, nhân mạng không được rõ. Hải Quân VNCH có lệnh của chỉ huy rời khỏi chiến trận vì lực lượng quá chênh lệch và tầm yểm trợ của không quân của VNCH bị giới hạn.

Luận cứ nào của Trung Cộng ngụy biện cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ:

– Tờ Quang Minh Nhật Báo số ra ngày 24-11-1975 do sự suy diễn thiếu bằng chứng của các nhóm học gỉa như Sử Lệ Tổ đưa ra luận điểm cho rầng: “các đảo Nam Hải từ cổ xưa đến nay là lãnh thổ Trung Cộng”, do nhân dân Trung Cộng “phát hiện sớm nhất”, “kinh doanh sớm nhất”, do chính phủ các triều đại Trung Cộng “quản hạt sớm nhất” và viện dẫn nhiều tài liệu lịch sử mang tính suy diễn.

– Rồi dùng những luận cứ gán ghép: Theo tài liệu của Tiến Sĩ Nguyễn Nhã thì Trung Cộng trưng dẫn những luận cứ gán ghép như sau:

Thứ nhất: các đảo Nam Hải đã thuộc phạm vi quản hạt của Trung Cộng từ năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời nhà Đường năm 789. Đúng sử sách Trung Cộng như sách Chư Phiên Chí của Triệu Nhữ Quát có chép những thay đổi về qui chế hành chính từ đời Hán đến đời Tống, trong đó có việc Quỳnh Sơn, một quận của đảo Hải Nam thời đó (xin nhấn mạnh) – sau thuộc thành phố Hải Khẩu – được đặt thành “phủ đô đốc” vào năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường, tức năm 789.
Tuy nhiên: Qua các sách Đường Thư, Thái Bình Hoàn Vũ Ký, Dư Địa Kỷ Thăng (1221), Quảng Đông Thông Chí (1842) thì vào năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường tại đảo Hải Nam chỉ thấy có chuyện kể viên đô đốc nhà Đường là Lý Phục mang quân sang lấy lại đảo Hải Nam sau hơn 100 năm dân bản địa nổi dậy làm chủ đảo này và xin vua Đường đặt phủ đô đốc ở quận Quỳnh Sơn, không hề có chuyện “sáp nhập bất kỳ đảo ở biển Nam Trung Hoa vào đảo Hải Nam”.

Vậy thì hóa ra: Lịch Sử Trung Cộng chân trái đá chân phải, một hình thức ngụy sử để xâm lăng. Cảnh “lý của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng” không còn phù hợp trước thời đại văn minh tiến bộ của nhân loại.

Thứ hai: Nhóm Hàn Chấn Hoa luận cứ “phái thủy quân tuần tiễu cương giới biển”, nhóm này chỉ dựa vào một đoạn trong sách Vũ Kinh Tổng Yếu, song những đoạn văn này hoàn toàn không chứng minh được lập luận “Trung Cộng phái thủy quân tuần tiễu quần đảo Tây Sa bắt đầu đời Tống”.

Nhóm Hàn Chấn Hoa đã cố gán ghép hai đoạn văn vào với nhau gồm đoạn văn nói về lộ trình “Từ đồn Môn Sơn đến các nước Đại Thực, Phật Sư Tử, Thiên Trúc” tiếp liền vào đoạn văn đầu viết về “đặt dinh lũy thủy quân tuần tiễu ở hai cửa biển Đông và Tây”. Điều này không đúng với nguyên bản Vũ Kinh Tổng Yếu. Đây chỉ là sự cố gán ghép “đầu Ngô mình Sở” để cố minh chứng việc tuần tiễu thủy quân đời Tống qua đất “Cửu Nhũ Loa Châu” mà nhóm này cho là Tây Sa.

Còn việc tuần tiễu của Ngô Thăng, trước hết tìm hiểu vị trí các địa danh trên, chúng ta được biết Quỳnh Nhai là thủ phủ Quỳnh Châu ở phía bắc đảo Hải Nam, Đồng Cổ là quả núi cao 339m ở phía đông bắc đảo Hải Nam, Thất Châu Dương là phía đông đảo Hải Nam, Tư Canh Sa là bãi cát phía tây đảo Hải Nam. Đây chỉ là cuộc tuần tiễu của Ngô Thăng quanh đảo Hải Nam, chứ không đến Tây Sa, nên nhớ rằng Thất Châu Dương ở phía đông đảo Hải Nam nên không hề là Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt Nam, vốn cách Hải Nam hơn 350 hải lý về phía Đông Nam.

Thứ ba: Các đảo Nam Hải đã được vẽ vào bản đồ Trung Cộng. Các tác giả bộ sưu tập do Hàn Chấn Hoa chủ biên cũng ngụy tạo “công phu” đưa ra 13 bản đồ và chia làm hai loại. Một loại là bản đồ Trung Cộng thời Minh Thanh có vẽ các đảo Nam Hải. Một loại khác là bản đồ Trung Cộng thời Minh Thanh và các nước phiên thuộc, cũng có vẽ các đảo Nam Hải.

Những bằng chứng thuyết phục và giá trị lịch sử chứng minh Việt Nam có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

Thứ nhất: Có rất nhiều bản đồ chính thức của Trung Cộng từ đời Nguyên, Minh đến Thanh, trong đó có bản đồ ấn bản gần thời điểm có tranh chấp như bản đồ Đại Thanh Đế Quốc trong Đại Thanh Đế Quốc toàn đồ, xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ tư năm 1910 đã vẽ cực nam của lãnh thổ Trung Cộng là đảo Hải Nam, không vẽ bất cứ hải đảo nào khác ở biển Đông.

Thứ hai: Bản đồ Hoàng Triều Nhất Thống dư địa tổng đồ trong cuốn Hoàng Thanh Nhất Thống dư địa toàn đồ xuất bản năm Quang Tự 20 (1894) đã ghi rõ cực nam lãnh thổ Trung Cộng là Nhai Châu, phủ Quỳnh Châu, Quảng Đông ở 18 độ 30 phút Bắc, trong khi Tây Sa hay Hoàng Sa được Trung Cộng đặt tên, có đảo ở vị trí cao nhất là 17 độ 5 phút. Điều này chứng tỏ Tây Sa hay Hoàng Sa chưa hề là lãnh thổ của Trung Cộng.

Trong khi đó, ngay tài liệu của chính người Trung Cộng như Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán đã cho biết Chúa Nguyễn sai thuyền khai thác các sản vật từ các tàu bị đắm ở Vạn Lý Trường Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Các tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã xuất hiện liên tục qua các đời: từ đầu thời Chúa Nguyễn (tức đầu thế kỷ XVII), sang thời Tây Sơn rồi tới triều Nguyễn (từ vua Gia Long), Việt Nam có khoảng gần 30 tư liệu các loại, đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam hết sức rõ ràng.

Thứ ba: Trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư hay Toản Tập An Nam Lộ, năm 1686 có bản đồ là tài liệu xưa nhất, ghi rõ hàng năm họ Nguyễn đưa 18 chiến thuyền đến khai thác ở Bãi Cát Vàng. Còn tài liệu trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn, năm 1776 là tài liệu cổ, mô tả kỹ càng nhất về Hoàng Sa, quyển 2 có hai đoạn văn đề cập đến việc Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của Đại Việt tại Hoàng Sa bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

Thứ 4: Sang thời kỳ triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1909, có rất nhiều tài liệu chính sử minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

– Dư Địa Chí trong bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833). Nội dung về Hoàng Sa của hai cuốn sách trên có nhiều điểm tương tự như trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn cuối thế kỷ XVIII.

– Đại Nam Thực Lục phần tiền biên, quyển 10 (soạn năm 1821, khắc in năm 1844) tiếp tục khẳng định việc xác lập chủ quyền của Đại Việt cũng bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

– Đại Nam Thực Lục Chính biên đệ nhất kỷ (khắc in năm 1848); đệ nhị kỷ (khắc in xong năm 1864); đệ tam kỷ (khắc in xong năm 1879) có cả thảy 11 đoạn viết về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều nội dung mới, phong phú, rất cụ thể về sự tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

– Tài liệu rất quí giá là châu bản triều Nguyễn (thế kỷ XIX), hiện đang được lưu trữ tại kho lưu trữ tại Hà Nội. Ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc tấu của các đình thần các bộ như Bộ Công, và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc… Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có chỉ đình hoãn kỳ vãng thám, sau đó lại tiếp tục.

Thứ 5: Trong bộ sách Đại Nam Nhất Thống Chí (1882 soạn xong, 1910 soạn lại lần hai và khắc in) xác định Hoàng Sa thuộc về tỉnh Quảng Ngãi và tiếp tục khẳng định hoạt động đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản…

Ngoài ra các bản đồ cổ của Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đều vẽ Bãi Cát Vàng hay Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa trong cương vực của Việt Nam.

Thứ 6:

Những tài liệu của Trung Cộng cho thấy chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như sau:

– Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán (người Trung Cộng) năm 1696. Trong quyển 3 của Hải Ngoại Ký Sự đã nói đến Vạn Lý Trường Sa khẳng định Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa.

– Các bản đồ cổ Trung Cộng do chính người Trung Cộng vẽ từ năm 1909 trở về trước đều minh chứng Tây Sa và Nam Sa không thuộc về Trung Cộng.

Khảo sát tất cả bản đồ cổ của Trung Cộng từ năm 1909 trở về trước, người ta thấy tất cả bản đồ cổ nước Trung Cộng do người Trung Cộng vẽ không có bản đồ nào có ghi các quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Tất cả bản đồ cổ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của biên giới phía nam của Trung Cộng.

Sau khi Trung Cộng dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa tháng 1-1974, nhiều đoàn khảo cổ Trung Cộng đến các đảo thuộc quần đảo này và gọi là “phát hiện” nhiều cổ vật như tiền cổ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên các hòn đảo này, song đều không có giá trị gì để minh xác chủ quyền Trung Cộng, trái lại họ lại phát hiện ở mặt bắc ngôi miếu “Hoàng Sa Tự” ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm (Ile Boisée), lại là bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam.

Thứ 7:

Những tài liệu Tây Phương xác nhận về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

– Nhật ký trên tàu Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam.

– Le mémoire sur la Cochinchine của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) viết vào những năm cuối đời Gia Long (hoàn tất năm 1820) đã khẳng định năm 1816 vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels.

– An Nam Đại Quốc Họa Đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Cát Vàng (Hoàng Sa) là Paracels và nằm trong vùng biển của Việt Nam.

– The Journal of the Asiatic Society of Bengal, Vol. VI đã đăng bài của giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels).

– The Journal of the Geographycal Society of London (năm 1849) GutzLaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels…

Trước thế kỷ thứ 21, khoa học kỹ thuật đã tiến bộ đến nỗi con người có thể thấy một vi khuẩn trong lòng trái đất, có thể lấy một tảng đá nhỏ từ mặt trăng và các hành tinh khác, do đó việc định vị hải phận và chủ quyền trên biển của một quốc gia đâu có gì là khó. Liên Hiệp Quốc có những quy luật để xác nhận sở hữu vùng biển là thuộc về quốc gia nào, những luật lệ đó đã quy định rõ ràng minh bạch về thềm lục địa và chủ quyền thuộc vùng biển. Vậy yêu cầu Liên Hiệp Quốc xác định về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà hiện nay có năm nước đang tranh chấp chủ quyền là Việt Nam, Trung Cộng, Đài Loan, Philippines và Mã Lai.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt