“Hoàng đế xấu xa” của Tàu tái xuất

Francis Fukuyama: China’s ‘bad emperor’ returns
Washington Post, 6 March 2018
Francis Fukuyama
Người dịch: TQNam
(Song ngữ Việt Anh)
Francis Fukuyama là senior fellow của Đại học Stanford và là Giám đốc Center on Democracy, Development and Rule of Law. Cuốn sách của ông “Identity: The Demand for Dignity and the Politics of Resentment” sẽ được phát hành vào tháng Chín tới.
Kể từ năm 1978, hệ thống chính trị độc đoán của Tàu Cộng có phần khác với hầu hết các chế độ độc tài khác vì Đảng CS cầm quyền tuân thủ các nguyên tắc về kế nhiệm. Giới hạn nhiệm kỳ đối với giới lãnh đạo cấp cao gói gọn trong một thời hạn mỗi 10 năm đến nay đã ba thời kỳ, rồi hệ thống của đảng rèn luyện và đào tạo các nhà lãnh đạo mới để thay thế cho những người sắp mãn nhiệm kỳ cho phép họ tránh được sự đình đốn của các nước như Ai Cập, Zimbabwe, Libya hoặc Angola, ở đó các vị tổng thống đã cai trị trong nhiều thập kỷ.

Nhưng tất cả những điều này nay đã không còn vì tuyên bố gần đây của Chủ tịch Tàu Cộng Tập Cận Bình rằng giới hạn nhiệm kỳ chức chủ tịch nước sẽ bị bãi bỏ. Điều này có nghĩa là ông có thể sẽ là nhà cai trị của Tàu Cộng cho đến hết quãng đời còn lại của mình, chuyển sang một chế độ độc tài theo thể chế sang chế độ độc tài một người. Điều này được tạo dựng dựa trên tệ sùng bái cá nhân ngút ngàn mà ông đã cấy trồng, với “Tư tưởng Tập Cận Bình” được phong thánh trong Hiến pháp cùng với Mao Chủ tịch.

Các nguyên tắc rành mạch khi đặt ra giới hạn quyền lực của bất kỳ một cá nhân nào là trọng yếu cho sự thành công của bất kỳ hệ thống chính trị nào, dân chủ hay không, bởi vì có một cá nhân nào luôn sáng suốt hay đủ nhân từ để cai trị vô hạn định đâu. Do đó, chuyện kế thừa là điểm yếu của mọi chế độ độc tài: việc thiếu luật lệ buộc phải có một cuộc đấu tranh gây tổn thất cho quyền lực vào khi nhà lãnh đạo tối cao qua đời.

Một lợi thế lớn mà Tàu Cộng có so với nước Nga đương đại chính là ở các nguyên tắc này: nếu ngày mai Tổng thống Nga Vladimir Putin đột tử do đau tim, một khoảng trống quyền lực to lớn sẽ xuất hiện và nhấn chìm đất nước vào tình trạng bất định vì giới quyền lực chóp bu đấu đá lẫn nhau. Nhưng ngay cả khi thiếu vắng sự kế nhiệm, tốc độ thay lãnh đạo bình thường có nghĩa là những ý tưởng mới và những thế hệ mới có thể canh tân chính sách và buộc nhà lãnh đạo trước đó chịu trách nhiệm ở một mức độ nào đó.

Các nguyên tắc bị vứt sọt rác là kết quả của kinh nghiệm đau đớn của chính Tàu Cộng trong Cách mạng Văn hoá. Sự yếu kém của hệ thống chính trị độc tài truyền thống của đất nước này từ nhiều thế kỷ gọi là vấn đề “hoàng đế xấu xa”. Một chế độ độc tài ít bị kiểm soát và cân bằng với quyền hành pháp, như các tòa án độc lập, một ngành truyền thông tự do hoặc cơ quan lập pháp qua bầu cử, có thể làm những điều đáng ngạc nhiên khi là vị hoàng đế tốt: cứ nghĩ cựu thủ tướng Lý Quang Diệu trong những năm đầu tăng trưởng ở Singapore. Sự sụp đổ của các chế độ Tàu Cộng trước đây là sự xuất hiện của một vị hoàng đế xấu xa, vốn có thể đẩy đất nước rơi vào khủng hoảng khủng khiếp vì không có giới hạn nào hữu hiệu đối với ông hay bà ta (như trường hợp của “Ác Võ (Tắc Thiên – ND) Nữ hoàng” của nhà Đường).

Hoàng đế xấu xa mới nhất mà Tàu Cộng có là Mao Trạch Đông. Mao giải phóng đất nước khỏi sự chiếm đóng của ngoại bang nhưng sau đó đã gây ra hai đại thảm hoạ: Đại nhảy vọt bắt đầu vào cuối thập kỷ 1950 và Cuộc Cách mạng Văn hoá bắt đầu vào cuối thập kỷ 1960. Đại thảm họa thứ hai đã đẩy lùi Tàu Cộng một thế hệ và để lại vết sẹo cho giới tinh hoa vốn chịu đựng nó. Quyền lãnh đạo tập thể hiện lên như là một phản ứng trực tiếp với kinh nghiệm đó: Đặng Tiểu Bình và các nhà lãnh đạo cấp cao khác của đảng đã tuyên bố rằng họ sẽ không bao giờ để một cá nhân đơn độc tích lũy được nhiều quyền lực trời ban như Mao.

Tính lờ mờ của hệ thống Tàu Cộng không cho phép chúng ta hiểu biết rạch ròi như thế nào và tại sao Tập có khả năng củng cố quyền lực bằng nguyên tắc cá nhân của mình. Một phần của động cơ có thể bắt nguồn từ mối lo rằng quyền lực bị sự loc bớt đi của một số ông trùm ở địa phương và cấp bộ, họ làm sai đi và khó kiểm soát từ trung tâm (như Bạc Hy Lai, cựu bí thư Trùng Khánh). Một vấn đề nữa có thể là do sự oán hận của đám “thái tử đảng” (con của các quan chức cao cấp Cộng sản) như Tập những người ngoài phe cánh được đưa vào đảng dưới sự bảo trợ của Giang Trạch Dân và những người kế nhiệm của ông nầy.

Một yếu tố khác là sự đời đó thôi. Giống như ở Đông Âu, kinh nghiệm sống qua chế độ độc tài khắc nghiệt để lại vết sẹo lên các cá nhân và miễn nhiễm họ khỏi việc muốn phục hồi cái hệ thống thừa nhận thứ quyền lực không bị kiểm soát này. Như tôi có lần được một quan chức cao cấp đảng cho biết: “Ông không thể hiểu được Tàu Cộng đương đại nếu ông không hiểu thảm họa tột cùng của Cách mạng Văn hoá là gì”. Nhưng thế hệ lãnh đạo chop bu bị tống về nông thôn trong thời kỳ đó đang già đi, và đất nước chưa làm được gì để dạy giới trẻ của mình về cái di sản đẫm máu của Mao. Bọn họ có thể nghe những bài hát của thời kỳ đó như “Phương đông hồng” và tưởng tượng rằng đây là cái thời của sự đoàn kết to lớn hơn và hạnh phúc hơn.

Việc hủy bỏ bề ngoài có vẻ bình thường cái giới hạn nhiệm kỳ ở Tàu Cộng cho thấy vì sao một chính thể lập hiến là một điều tốt. Bản hiến pháp Tàu Cộng do ban lãnh đạo thượng tầng của đảng viết nên và nó không chế ngự họ. Ngược lại, Châu Mỹ La Tinh đúng là các chế độ dân chủ lập hiến với các cơ quan tư pháp thường độc lập đến đáng ngạc nhiên. Các vị Tổng thống ở Argentina, Venezuela, Ecuador, Colombia và nhiều nước khác trong khu vực đã cố gắng kéo dài thời gian tại nhiệm của họ nhưng họ thực tế phải trả giá về chính trị để làm điều nầy và họ chẳng phải lúc nào cũng thành công.

Chẳng hạn, Tổng thống Colombia, Álvaro Uribe, hy vọng sẽ tăng thêm một nhiệm kỳ thứ ba vào nhiệm kỳ tổng thống của mình hồi năm 2009 nhưng ông đã bị tòa án hiến pháp ngăn cản ra phán quyết việc gia hạn là vi hiến. Ông có thể đã làm những điều tốt đẹp cho Colombia với tư cách là tổng thống, nhưng đất nước sẽ tốt hơn nhiều với một hệ thống buộc các tổng thống có được lòng dân phải ra đi. Năm ngoái, Tổng thống độc tài của Ecuador, Rafael Correa, cũng bị buộc phải từ chức tương tự, và người kế nhiệm ông, Tổng thống Lenín Moreno, đã thổi luồng sinh khí mới vào nền dân chủ của đất nước.

Vị hoàng đế hiện nay của Tàu Cộng xấu xa ra sao vẫn chưa còn xác định được. Cho đến nay, ông dẫm nát hy vọng của nhiều người Tàu Cộng vì một xã hội cởi mở, minh bạch và tự do hơn. Ông nhấn mạnh đảng bao trùm đất nước, thẳng tay trừng trị các trường hợp nhen nhóm bất đồng chính kiến và thành lập một hệ thống tín dụng xã hội sử dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo để theo giám sát hành vi hàng ngày của công dân nước này. Như vậy, Tàu Cộng dưới tay ông Tập có thể sau rốt thành một nước mà thế giới thấy những dạng thức không phải bịa đặt mà một quốc gia cực quyền trong thế kỷ 21 có thể thực hiện.

Francis Fukuyama: China’s ‘bad emperor’ returns

https://www.washingtonpost.com/news/theworldpost/wp/2018/03/06/xi/?noredirect=on&utm_term=.bd2214e9bb0d

By Francis Fukuyama March 6

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt