Hoa Kỳ đã đến lúc đương đầu với Bắc Kinh

Jerry Hendrix

Jerry Hendrix

Trung Quốc tiếp tục những hành động gây hấn của mình ở Biển Đông. Từ việc đâm húc các tàu cá Việt Nam trên biển, tiếp tục bồi đắp các đảo nhân tạo thành các tiền đồn quân sự đã chứng minh Trung Quốc đang có những hành động hiếu chiến, tham lam và không tôn trọng các nước láng giềng.
Điều đó thấy rất rõ trong những hành động gần đây, Trung Quốc hoàn toàn không có ý định thay đổi định hướng hoặc tìm kiếm một kế hoạch thứ hai, một giải pháp trung gian, một phương pháp sử dụng luật pháp quốc tế để tiếp cận với những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Nước Mỹ, trong mối quan hệ hợp tác với các đồng minh và đối tác ở phía Tây Thái Bình Dương, cần phải có những phản ứng đáp trả mạnh mẽ.
Hãy bắt đầu từ thực tế hiển nhiên. Những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, rút ra từ “đường 9 đoạn” vẽ trên tấm bản đồ Biển Đông từ năm 1947, hoàn toàn không có cơ sở thực tế nào để áp dụng các điều khoản pháp lý quốc tế. Trong lịch sử Trung Quốc chưa bao giờ là một quốc gia biển.

Chỉ có một nỗ lực ngắn ngủi để phá triển năng lực hàng hải, những chuyến hải hành của viên thái giám triều Minh Trịnh Hòa, kéo dài được có 28 năm và chấm dứt từ 650 năm trước. Đường “lưỡi bò” tham lam, ngang ngược theo tuyên bố của Bắc Kinh, được đưa ra bởi chính quyền Trung hoa Dân quốc, được Bắc Kinh coi như một chính quyền đã bị lật đổ mà tàn dư của nó đang tồn tại trên đảo Đài Loan, sau thất bại của Nhật Bản trong chiến tranh đang cố gắng đòi bồi thường từ Nhật Bản cho những tổn thất trong cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc.

Những tuyên bố về chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên biển không được cộng đồng quốc tế công nhận trong thời điểm hiện nay cũng như về sau ; khi nó phụ thuộc vào những bãi đá ngầm mà họ bồi đắp, chỉ xuất hiện khi thủy triều xuống và những đòi hỏi này không hề có một căn cứ pháp lý nào theo luật pháp quốc tế.

Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm nạo vét và bồi đắp và mở rộng các bãi cát, đá ngầm mà họ chiếm được cũng không phù hợp với luật pháp quốc tế, trong tiền lệ cũng không cho phép “tạo ra” lãnh thổ của mình hoặc đòi hỏi vùng lãnh hải rộng hơn 12 hải lý từ vùng đất có chủ quyền.

Khả năng một quốc gia tuyên bố chủ quyền trên các đại dương đã bị phủ nhận bởi luật pháp quốc tế kể từ năm 1609, khi nhà triết học Hà Lan Hugo Grotius đưa ra vẫn đề hải hành tự do cho những địa chủ trong cuốn sách của mình “Tự do biển – The Sea Free” đã viết rằng biển là “tài sản chung của tất cả.”

Điều đó trở nên rõ ràng hơn khi trả lời câu hỏi, tại sao Trung Quốc cố gắng giữ bằng mọi giá những hòn đảo và vùng nước mà họ đang chiếm giữ bất hợp pháp. Bất chấp những tranh luận về vấn đề tài nguyên khoáng sản, năng lượng thô và thủy hải sản phong phú ở Biển Đông, những hành động của Bắc Kinh đang hướng đến việc sử dụng lực lượng quân sự vượt trội của mình để thống trị vùng biển và kiểm soát các quốc gia trong khu vực.

Từ Malaysia đến Đài Loan, từ Philippines sang Việt Nam, thông điệp đã được truyền đến nhất quán và rõ ràng: Tuân thủ theo những yêu cầu của Trung Quốc hoặc đối mặt với hậu quả. Những nỗ lực trước đó nhằm che giấu tham vọng bằng màn kịch của những tuyên bố “trỗi dậy hòa bình” đã kết thúc. Bây giờ là những nỗ lực trần trụi nhằm tới quyền lực địa chính trị và khả năng thống trị khu vực, nhưng tại sao lại lúc này ?

Thời gian mà Trung Quốc lấy lại vị thế quyền lực vĩ đại đã gần hết. Sự suy thoái đầy bấp bênh của nền kinh tế, dân số già đi nhanh chóng, dòng chảy nguồn vốn của giới tinh hoa lãnh đạo ra nước ngoài là những tín hiệu cho thấy một thể chế đang rạn nứt và lay động, những người trong tầng lớp cầm quyền Trung Quốc biết rõ điều này.

Tập Cận Bình đang nỗ lực đốt cháy ngọn lửa tự hào trong tinh thần những người theo chủ nghĩa dân tộc Đại Hán bằng một cuộc diễn binh “hoành tráng” nhân kỷ niệm chiến thắng Nhật Bản gần 70 trước, một chiến thắng mà nhà nước Trung Quốc, không giống như chính quyền Đài Loan, không đòi phải bồi thường công khai theo thông lệ.

Đây là thời điểm mà Mỹ có thể làm xì hơi quả bóng ngạo mạn Trung Quốc. Washington nên đưa một chiến hạm Mỹ, có thể là một trong những tàu khu trục Aegis tiên tiến vượt phạm vi 12 hải lý của một hoặc tất cả các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp để chứng minh một cách rõ ràng rằng những vùng nước quanh các đảo đó không phải bây giờ, cũng không bao giờ được coi là chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc.

Những chiến hạm này được trang bị rất tốt, có khả năng giữ ổn định trên biển tuyệt vời, có khung sườn và vỏ vững chắc, đủ để đối đầu với các cỡ tàu muốn đâm húc va chạm để đẩy các hạm tàu nước ngoài buộc phải thay đổi lộ trình. Hải quân Mỹ nên đứng dậy và sẵn sàng bước vào “lò nướng của họ”.

Tình huống này không nên xảy ra trong thời gian chủ tịch Tập Cận Bình đang có chuyến viếng thăm chính thức nước Mỹ. Khác với Trung Quốc, luôn tìm cách gây rắc rối cho các quan chức Mỹ khi họ đến thăm và làm việc ở đất nước này bằng cách tung ra những chiêu trò mới. Mỹ không cần thiết phải hạ mình làm vậy khi chủ tịch của họ đang hiện diện ở Washington.

Thể hiện quyền tự do hàng hải cần phải được thực hiện trước chuyến thăm của ông Tập, cho tổng thống Mỹ một cơ hội để nhắc nhở và nhấn mạnh với chủ tịch Trung Quốc về vấn đề tự do vận tải thương mại và tự do hải hành trên biển và đó là lợi ích dân tộc cốt lõi của Mỹ.

Sau đó ông Tập có thể đáp ứng, hoặc cũng có thể sẽ quyết định hủy bỏ chuyến thăm cũng những lợi ích mà nước Mỹ thiện chí đặt ra.

Để rõ ràng hơn, những quy định của cuộc va chạm phải được thông báo kỹ đến đội ngũ sĩ quan, nhưng mục tiêu chiến lược đặt ra là phải bảo vệ được hơn 400 năm lịch sử quyền tự do hàng hải trên biển. Nếu để Trung Quốc tiếp tục mở rộng vị thế và tham vọng của mình trên biển Đông, trong tương lai thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ xung đột quy mô lớn.

Jerry Hendrix

Trịnh Thái Bằng (lược dịch)


Tác giả Jerry Hendrix là Giám đốc Phòng Chiến lược và Lượng giá Chương trình của Trung tâm An ninh Mới của Hoa Kỳ. Thuyền trưởng Hải quân Mỹ đã về hưu, ông là cựu giám đốc của Đội Lịch sử Hải quân và Di sản

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt