Hiện tượng Duterte có thể thay đổi các liên minh Đông Á tại Biển Đông
Từ ba tháng nay, Phillipines có những lời lẽ và thái độ chống Mỹ, Mối quan hệ hữu nghị giữa Philippines và Hoa Kỳ là một trong những trụ cột chiến lược “xoay trục châu Á” của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương dưới thời tổng thống Barack Obama. Thế nhưng, liên minh này đang bị thử thách nghiêm trọng kể từ khi Duterte lên cầm quyền từ cuối tháng 6/2016.
Nếu Phillipine ngã về phía Trung Cộng, thậm chí đứng Trung Lập thì lá bài “xoay trục châu Á” gặp khó khăn vì Phillipines là một căn cứ chiến lược quan trọng của Mỹ ở Biển Đông nói riêng và cho Châu Á Thái Bình Dương nói chung. Nếu nhìn một chuỗi căn cứ quân sự chiến lược của Mỹ chạy dài liên tục Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Phillipines nhằm đối đầu với Trung Cộng và cũng tuyến an ninh vòng ngoài của Mỹ. Trường hợp Phillipines “đứt” thì tuyền này bị bể, Biển Đông khó bảo vệ…đảo Guam trở thành căn cứ tiền Đồn. Cho nên trong những ngày gần đây Mỹ chạy nước rút cố gắng tiến gần lại với Việt Nam để nắm cao điểm Vịnh Cam Ranh…
TT Duterte sẽ sang thăm Trung Cộng tháng 10 này, đem theo một phái đoàn doanh nhân đông đảo, nhưng kỳ thật thì để tạo đồng minh mới. Duterte tính khí bất thường sẽ làm giời đầu tư rất lo ngại…do đó nền kinh tế Phillipines ắt gặp khó khăn và cả thế giới đang lo ngại về hiện tượng Duterte.
TT Phillipines Duterte sang thăm Trung Cộng tháng 10 này: (tin RFI)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sang Trung Cộng vào tháng 10/2016, trong chuyến đi này Duterte và TC có thể kiến tạo lại các liên minh tại Đông Á sau những bình luận nẩy lửa về Mỹ và những hành động va 2tha1i độ tích cực ve vãn các đối thủ chính của Hoa Kỳ.
Duterte khó chịu vì những lời chỉ trích của Mỹ về cuộc chiến chống ma túy đẫm máu của ông, dẫn tới việc cảnh sát và dân quân Phillipines giết chết hơn 3100 người bị coi là dùng hoặc buôn ma túy. Duterte đã thóa mạ Obama và sau đó tuyên bố rõ ràng là Philippines sẽ theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập hơn so với trong quá khứ.
Hành động này bao gồm việc Philippines chìa cành về phía Trung Cộng, cho dù quan hệ hai nước rơi vào bế tắc từ nhiều năm qua do tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Duterte cũng nói đến việc muốn tỏ ra thân thiện với Nga.
Trong buổi tiếp khách ở sứ quán, trong tuần này, nhân dịp lễ Quốc Khánh Trung Cộng, đại sứ Trung Cộng tại Manila Triệu Giám Hoa (Zhao Jianhua), nói: “Từ khi tổng thống Duterte nhậm chức, Trung Quốc và Philippines đã tiến hành các quan hệ hữu nghị tương tác và mang lại một loạt kết quả tích cực”.
Vẫn theo Triệu, “mây đen đang tan dần. Mặt trời đang mọc ở chân trời và sẽ chiếu sáng rực rỡ một chương mới trong quan hệ song phương”. Duterte dự tính thăm Bắc Kinh từ 19 đến 21/10 và sẽ hội đàm với chủ tịch CSVN Tập Cận Bình và thủ tướng TC Lý Khắc Cường. Các nguồn tin ngoại giao và doanh nhân tại Manila cho biết là hơn hai chục doanh nhân sẽ tháp tùng Duterte và nhiều thỏa thuận được ký kết, tạo cơ sở thúc đẩy quan hệ song phương.
Nhưng điểm mấu chốt cho sự thành công của chuyến viếng thăm là cần phải hiểu được cách tiếp
cận vấn đề tranh chấp ở Biển Đông ra sao. Bắc Kinh đã giận dữ bác bỏ quyết định của toà án quốc tế PCA đưa ra hồi tháng 7/2016, trong vụ Philippines kiện, vì tòa phán quyết rằng các đòi hỏi của Trung Cộng ở vùng biển này là vô giá trị.
Duterte muốn Trung Cộng tuân thủ phán quyết của tòa và cho phép ngư dân tiếp cận bãi đá Scarborough, ngư trường truyền thống của ngư dân Trung Cộng, Philippines và Việt Nam. Nhưng ông không muốn nhấn mạnh tới việc thực hiện phán quyết của tòa và nói là muốn thương lượng dần dần. ( Tổng thống Philippines sẵn sàng “tạm gác” phán quyết Biển Đông)
Một nguồn tin có quan hệ với giới lãnh đạo và quân sự Trung Cộng nói với Reuters : “Việc Duterte giữ thể diện cho chúng tôi có nghĩa là chúng tôi phải tư duy lại chính sách của mình. Chúng tôi phải đáp lại sự lịch sự của ông ta”.
Quyền đánh cá
Việc ngư dân Philippines được tiếp cận bãi đá Scarborough sẽ là một thắng lợi to lớn đối với Duterte và bổ sung cho uy tín được lòng dân vốn đã rất cao của ông. Theo một cuộc thăm dò gần đây, ông đã có được tỉ lệ ủng hộ cao, lên tới 92% ngay trong lúc ông phải đối mặt với sự chỉ trích của quốc tế về các vụ giết người (trong chiến dịch chống ma túy).
Một quan chức ngoại giao Philippines, xin ẩn danh, cho biết, “khi Duterte thăm Trung Cộng vào tháng này, chương trình nghị sự của ông sẽ tập trung vào thương mại, đầu tư và hợp tác nghề cá với Trung Cộng, bao gồm cả việc tiếp cận bãi đá Scarborough”.
Gs. Tra Đạo Quýnh (Zha Daojiong), giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, Trung Cộng nói rằng trong chuyến đi này, có thể có một thỏa thuận về việc tái mở tiếp cận bãi đá Scarborough. Nhưng đó có thể là thỏa thuận miệng, chứ không thành văn, để tránh việc chính thức thừa nhận phán quyết của tòa án quốc tế khẳng định là cả hai nước có quyền đánh cá từ lâu đời tại đây.
Vẫn theo chuyên gia này, “có nhiều cách để cuộc viếng thăm này mang lại kết quả tích cực…cho dù có thể cả hai bên đều thận trọng”. Về mặt chính thức, Bắc Kinh chưa khẳng định chuyến thăm của Duterte, nhưng bộ Ngoại Giao Trung Cộng tuyên bố hoan nghênh chuyến thăm vào thời điểm sớm nhất.
Hoàn Cầu Thời Báo, một tờ báo có ảnh hưởng lên Nhân Dân Nhật Báo của Trung Cộng, trong một bài xã luận tuần trước, thì viết rằng chuyến thăm có thể mở ra một chương mới trong quan hệ giữa hai nước. Tờ báo viết, “một mối quan hệ mới, tương tác tích cực giữa Trung Cộng và Philippines, khác hẳn với thời kỳ Aquino, có thể được mở ra”, hàm ý so sánh với thời cựu tổng thống Philippines Benigno Aquino.
“Duterte cho thấy những khác biệt rõ rệt với người tiền nhiệm trong lĩnh vực ngoại giao và phong cách. Dường như ông ta muốn có mối quan hệ ngoại giao cân bằng hơn vơí các nước khác thay vì quá phụ thuộc vào Mỹ”.
HITLER
Trong tháng 09/2016, Duterte đã đánh thẳng vào tâm điểm mối quan hệ với Hoa Kỳ qua việc tuyên bố rằng hai nước sẽ không tổ chức các cuộc tuần tra biển chung nữa trong suốt nhiệm kỳ sáu năm của ông và yêu cầu rút lực lượng đặc nhiệm Mỹ ra khỏi khu vực nổi dậy (khó cai trị) ở miền nam Philippines.
Hôm thứ Sáu, 30/09, ông đã xúc phạm người Do Thái khi so sánh mình với Hitler, và điều này có thể làm gia tăng áp lực đối với Washington phải công khai phản đối ông ta. Bất chấp tình trạng bấp bênh này, các quan chức Mỹ tiếp tục khẳng định rằng mọi việc vẫn ổn thỏa.
Hôm thứ Năm, (29/09/2016), bộ trưởng Quốc Phòng Ashton Carter đã nói với các thủy thủ trên tàu USS Carl Vinson, ở cảng San Diego, rằng “cũng như nhiều thập niên qua, liên minh của chúng ta với Philippines vững chắc như sắt đá (vượt qua mọi thử thách).”
Thế nhưng giới phân tích cho rằng liên minh này đã bị tổn hại. Theo Ian Storey, chuyên gia về Đông Nam Á tại Viện Yusof Ishak ISEAS, ở Singapore:
“Các quan chức ở Washington giờ đây chắc rất lo ngại về hướng đi trong quan hệ Mỹ-Philippines. Đặc biệt là các vấn đề quan hệ quân sự giữa hai nước, như các cuộc tập trận chung, việc Mỹ tiếp cận các căn cứ của Philippines và phải chăng Duterte sẽ tìm cách đạt thỏa thuận với Bắc Kinh trong hồ sơ Biển Đông, cho phép Trung Cộng thúc đẩy các đòi hỏi về biển đảo”.
Thế nhưng không một ai tỏ ra vội vã “ôm chầm” lấy Duterte do bản tính rất thất thường không thể lường trước được của ông ta. Vào tháng 08/2016, bất chấp bầu không khí vui vẻ vừa được tạo dựng, tại thượng đỉnh các nước Đông Nam Á, được tổ chức ở Lào, Philippines đã tuyên bố “rất quan ngại” về sự hiện diện của các tàu Trung Cộng đang chuẩn bị xây dựng các cơ sở trên bãi đá đang có tranh chấp Scarborough.
Chuyên gia La Lượng (Luo Liang), thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia về Đông Nam Á, trụ sở tại Hải Nam, của chính phủ Trung Cộng, nói : “Chúng tôi phải xem ông ta làm gì trên thực tế. Cho dù Duterte đưa ra những tín hiệu tốt, nhưng chúng tôi vẫn cần chờ xem sao”.
Tính khí khó lường của tổng thống Philippines làm giới đầu tư quan ngại (Tin RFI)
Philippines đang được coi là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á. Thế nhưng cuộc chiến đẫm máu chống ma túy mà tân tổng thống nước này đang tiến hành, kèm theo là những lời lẽ dữ dằn, thô lỗ mà ông Rodrigo Duterte thốt ra để bảo vệ cho những điều ông làm đã khiến giới đầu tư ngoại quốc ngày càng quan ngại.
Điều mà giới đầu tư sợ nhất là sự bấp bênh, không rõ ràng và giới phân tích và kinh doanh khi trả lời hãng tin Mỹ AP ngày 02/10/2016, đã cho rằng chính các điểm mơ hồ trong chính sách của ông Duterte và những phát biểu thất thường của ông là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc giới đầu tư nước ngoài bán bớt cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Philippines và đồng peso của nước này rơi xuống mức thấp nhất từ 7 năm qua, xóa tan tâm lý phấn khởi ban đầu sau khi ông nhậm chức tổng thống ngày 30 tháng 6.
Một số chuyên gia cho là tình trạng khó dự đoán tình hình đã làm cho nguồn đầu tư dài hạn của nước ngoài vào Philippines khựng lại. Hình ảnh và bài viết trên truyền thông báo chí về những nghi can buôn bán và sử dụng ma túy bị giết chết – hơn 3000 người từ ngày 01/07 đến nay – đã góp phần phá hủy niềm tin.
Guenter Taus, lãnh đạo Phòng Thương Mại Châu Âu tại Philippines nhận định : “Chúng tôi có thể đối phó với các rủi ro. Chúng tôi có thể đưa ra những biện pháp để dự phòng rủi ro… Nhưng tình trạng bất định là một yếu tố không được ưa thích trong kinh doanh, và đây chính là điều mà chúng tôi đang trải qua (tại Philippines) vì chúng tôi không biết mình đang đi về đâu.”
Ông Taus cho biết là nhiều tập đoàn từng muốn đầu tư vào hoạt động ở Philippines, nhưng hiện đã thay đổi ý định, muốn chờ xem điều gì sẽ diễn ra với ông Duterte. Tuy nhiên, nhân vật này đã từ chối không nói rõ đó là những tập đoàn nào. Đối với ông, do không nắm được tình hình ở Philippines, giới đầu tư có thể chọn nhìn sang các nước Đông Nam Á khác để thâm nhập thị trường chung của toàn vùng, bao gồm hơn 600 triệu dân.
Quan hệ khó khăn với đối tác phương Tây
Phòng Thương Mại Mỹ tại Philippines vào tháng 9 cũng nhận định là trong lúc nền tảng kinh tế cơ bản của quốc gia này rất mạnh, có tiềm năng cao, thì những mối quan ngại ngày càng tăng về đường lối cũng như tính khí của ông Duterte có thể tác động đến sự tin tưởng và lạc quan đã có từ lâu của giới kinh doanh Mỹ tại Philippines.
Theo Phòng Thương Mại Mỹ, số đông người bị hạ sát trong chiến dịch bài trừ ma túy đã làm xấu đi hình ảnh của Philippines và một số nhà đầu tư tự hỏi xem cuộc chiến chống ma túy có “bào mòn nhà nước pháp quyền” tại nước này hay không.
Ngoài ra, cũng theo Phòng Thương Mại Mỹ, quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Mỹ và Philippines cũng đã bị ảnh hưởng do phát biểu của lãnh đạo Philippines.
Vào tháng trước, trước khi đi dự một hội nghị thượng đỉnh khu vực ở Lào, nơi một cuộc gặp song phương với Tổng thống Mỹ Barack Obama đã được lên kế hoạch, ông Duterte đã sử dụng một từ tiếng Tagalog để gọi đồng nhiệm Mỹ là “đồ chó đẻ” khi tuyên bố với các phóng viên Philippines rằng ông sẽ không chấp nhận những lời chất vấn của ông Obama về các vụ giết chóc ngoài vòng pháp luật đã xảy ra trong chiến dịch bài trừ ma túy. Tổng thống Obama ngay sau đó đã hủy bỏ cuộc họp.
Sau khi Nghị Viện Châu Âu gần đây kêu gọi chấm dứt chiến dịch bài trừ ma túy đẫm máu ở Philippines và bày tỏ quan ngại trước số lượng nạn nhân bị giết hại, ông Duterte đã phản ứng với những lời thóa mạ dơ bẩn.
Các thông báo của ông Duterte cũng rất lôn xộn : tuần qua, ông thông báo chấm dứt các cuộc tập trận chung với Mỹ vào năm nay, nhưng ngoại trưởng Philippines sau đó cho là các cuộc thao diễn quân sự chung Mỹ-Philippines sẽ vẫn tiếp tục đến năm 2017 như đã thỏa thuận trước đây.
Tóm lại trên nhiều mặt, ông Duterte có một quan hệ không mấy dễ dàng với các nước phương Tây, kể cả với Mỹ, một quốc gia đồng minh quan trọng gắn bó với Philippines qua một hiệp định phòng thủ chung. Ông đã loan báo việc dự trù một đường lối ngoại giao không lệ thuộc vào Mỹ, và đã bắt đầu tăng cường quan hệ với Nga cũng như làm sống lại mối liên hệ với Trung Quốc, vốn đã xấu đi đáng kể dưới thời người tiền nhiệm của ông, cựu tổng thống Benigno Aquino, do vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Ông Duterte khẳng định sẽ không cho phép lực lượng Philippines tuần tra hỗn hợp với nước ngoài trong vùng tranh chấp gần Biển Đông, mặc nhiên xóa bỏ một thỏa thuận giữa cựu tổng thống Aquino với Mỹ chỉ vài tháng trước đây. Ông còn nói là muốn quân đội Mỹ rời khỏi miền nam Philippines vì người Hồi Giáo ở đấy rất bực bội trước sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ.
Tất cả những điều này đã làm dấy lên lo ngại về triển vọng của nền kinh tế Philippines, vốn đã đạt mức tăng trưởng 7% trong quý 2 năm nay, và 6,9% trong sáu tháng đầu năm so với cùng thời kỳ năm ngoái.- tức là thuộc loại nhanh nhất trong vùng.
Tình trạng đồng tiền tệ hại
Cơ quan thẩm định tài chính S&P Global vào ngày 20/09 đã cảnh báo là sự ổn định và tính rõ ràng về mặt chính sách của Philippines “đã có phần sút giảm dưới thời tân tổng thống“. S&P vẫn duy trì đánh giá về Philippines ở mức ổn định, nhưng cho là điểm số của Philippines khó có thể tăng lên trong hai năm tới.
Vào thứ Hai đầu tuần vừa qua, đồng peso Philippines đã rơi xuống mức thấp nhất từ 7 năm nay so với đồng đô la, và còn tuột thêm vào hôm thứ Sáu 30/09: 1 đô la đổi lấy 48,50 peso.
Phó thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Philippines Diwa Guinigundo tuy cho biết là đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng lên, đạt 4 tỷ đô la trong khoảng thời gian từ tháng Giêng đến tháng Sáu năm nay so với 2,2 tỷ đô la cùng thời kỳ năm ngoái. Ông cũng lưu ý là ông Duterte nhậm chức ngày 30/06, nhưng ông đã thắng cử gần hai tháng trước đó.
Nhưng trả lời báo chí bên lề một diễn đàn kinh tế, vị phó thống đốc Ngân Hàng cho là, “về căn bản, các nền tảng kinh tế của Philippines vẫn rất tốt, nhưng cảm nhận về điều đó lại là một vấn đề khác“. Theo nhân vật này, cảm nhận không tốt hiện nay bắt nguồn từ cả yếu tố đối ngoại lẫn đối nội, cho nên khó có thể nói là cảm nhận tiêu cực về Philippines chỉ bắt nguồn từ một yếu tố duy nhất là những phát biểu của ông Duterte.
Ông Guinigundo đã giải thích là chương trình kinh tế của chính phủ Philippines đã nối tiếp theo sức bật mạnh mẽ đã sản sinh ra 70% tăng trưởng kinh tế, ghìm lạm phát ở mức thấp và ổn định, với một hệ thống ngân hàng lành mạnh. Thế mà giờ đây thị trường chứng khoán lại tuột giảm, tỷ lệ hối đoái tiếp tục sụt, đẩy đồng tiền Philippines lâm vào tình trạng “tệ hại nhất trong vùng“.
Bộ trưởng Ngân Sách Philippines Benjamin Diokno hôm 28/09, giải thích là sở dĩ đồng peso mất giá đó là vì đồng đô la tăng giá hơn là do đồng tiền Philippines bị suy yếu. Đối với ông, đó không phải lý do để quan ngại.
Có điều, theo ông Joey Cuyegkeng, kinh tế gia thuộc ngân hàng ING Bank ở Manila, thì đồng peso là đồng tiền châu Á duy nhất bị mất giá trong tuần lễ thứ ba của tháng 9.
Chính quyền vững tin
Phát ngôn viên phủ tổng thống Martin Andanar bào chữa cho là căn bản kinh tế Philippines rất vững chắc và cuộc chiến chống ma túy sẽ tôn cao hình ảnh của Philipppines và tăng cường sức thu hút đầu tư nước ngoài.
Phát biểu trước quân đội, một ngày sau lời cảnh báo của S&P Global, ông Duterte gạt bỏ nhận xét của cơ quan thẩm định này, cho rằng nếu kinh doanh và kinh tế bị tác động, “thì đã sao“.
Ám chỉ các nhà đầu tư phương Tây, ông Duterte nói tiếp : “Cứ rút vốn đi ! Chúng tôi sẽ tự lực… Tôi có thể đi Trung Quốc, có thể đi Nga. Tôi đã nói chuyện với họ. Họ đang đợi tôi. Vậy thì vấn đề có gì mà phải làm ầm ĩ !”.
Tin tổng hợp