Hiện tình tôn giáo Việt Nam năm 2007
Linh Mục Phero Phan Văn Lợi nói về Hiện tình tôn tại Việt Nam năm 2007. điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ. Tường trình của Linh Mục Phan Văn Lợi, người trong nuớc trực tiếp bị Cộng Sản Việt Nam đem ra đấu tố gần đây, viết lên thực trạng đàn áp tôn giáo tại Việt Nam hiện nay của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Hiện tình tôn giáo tại Việt Nam năm 2007
Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi
Hiện nay, tại VN, người ta nhận thấy trên phương diện tôn giáo, có nhiều nơi thờ tự được xây dựng, nhiều lễ hội tôn giáo và tín ngưỡng (nhân gian) được tổ chức, nhiều chức sắc trong nước được xuất ngoại hay chức sắc ngoài nước được nhập cảnh. Có người nghĩ rằng đó là dấu chỉ cho thấy tự do tôn giáo được mở rộng. Thật ra, đấy là những thứ tự do tôn giáo ngoại diện. Các quyền tự do tôn giáo đích thực và cơ bản nằm chỗ khác.
1- Trên phương diện lý thuyết (pháp luật).
Sau khi đã ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo 18-06-2004, và Nghị định số 22/2005/NĐ-CP, đầu năm nay, nhà cầm quyền CSVN, tháng 7-2007, lại phổ biến cho các tôn giáo hai tập “Thủ tục hành chính về tôn giáo thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân phường xã” và “Thủ tục hành chính về tôn giáo thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố” để áp dụng Pháp lệnh.
a- Trong “Thủ tục hành chính về tôn giáo thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân phường xã” có những thủ tục (giấy xin phép) sau đây:
1- Bản đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm của tổ chức tôn giáo cơ sở.
2- Bản thông báo tổ chức lễ hội tín ngưỡng.
3- Bản đăng ký người vào tu.
4- Bản thông báo việc sửa chữa nhỏ của cơ sở tôn giáo.
5- Bản thông báo tổ chức quyên góp.
b- Trong “Thủ tục hành chính về tôn giáo thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố” có những thủ tục (giấy xin phép) sau đây:
1- Bản đăng ký hoạt động hội đoàn tôn giáo.
2- Bản thông báo về việc thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành.
3- Bản đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành.
4- Bản thông báo tổ chức quyên góp.
5- Đơn đề nghị hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký.
6- Đơn đề nghị tổ chức hội nghị thường niên, đại hội.
7- Đơn đề nghị tổ chức các cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo.
8- Đơn đề nghị giảng đạo, truyền đạo ngoài cơ sở tôn giáo.
9- Đơn đăng ký hoạt động dòng tu, tu viện.
10- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng.
Dù là “đăng ký”, “thông báo”, “đề nghị”, tất cả đều có ý nghĩa “xin phép” và nhà cầm quyền có toàn quyền cho hay không.
c- Theo “Tài liệu hỏi-đáp pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo” của Ban tôn giáo chính phủ phát hành tháng 6-2006, câu 16, thì hiện nay Nhà nước CSVN mới công nhận 16 tổ chức tôn giáo thuộc 06 tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hòa hảo và Hồi giáo), đó là:
– Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
– Giáo hội Công giáo Việt Nam.
– Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc)
– Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam).
– Hội thánh Cao đài Tây Ninh.
– Hội thánh Cao đài Tiên Thiên.
– Hội thánh Cao đài Minh Chơn đạo.
– Hội thánh truyền giáo Cao đài.
– Hội thánh Cao đài Ban Chính đạo.
– Hội thánh Cao đài Bạch Y.
– Hội thánh Cao đài Chiếu Minh Long Châu.
– Hội thánh Cao đài Chơn lý.
– Hội thánh Cao đài Cầu Kho – Tam quan.
– Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Hòa hảo.
– Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo thành phố Hồ Chí Minh.
– Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang.
Nhìn danh sách được công nhận trên đây, ta thấy thiếu vắng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (của Hòa thượng Huyền Quang), Phật giáo Hòa hảo Thuần túy (của Hội trưởng Lê Quang Liêm), Tin lành Mennonite (của Mục sư Nguyễn Hồng Quang), Hiệp hội Thông công Tin Lành (của Mục sư Nguyễn Công Chính). Các Giáo hội này tiếp tục bị bách hại. Và còn rất nhiều tổ chức tôn giáo như Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bà La Môn, Ba hai, Cơ đốc Phục Lâm, Cơ đốc truyền giáo, Báp tít… đã đăng ký từ lâu nhưng vẫn không được nhà cầm quyền CS công nhận.
d- Năm 2007, nhà nước bắt các giáo hội làm “Phiếu thu thập thông tin về các cơ sở tôn giáo” (áp dụng đối với cơ sở là đền, chùa, nhà thờ…). Trong phiếu này, có các mục (1) tên cơ sở, (2) địa chỉ của cơ sở, (3) thông tin về người đứng đầu cơ sở, (4) năm thành lập, năm bắt đầu hoạt động, (5) số người làm việc thường xuyên tại cơ sở có đến 01/07/2007, (6) kết quả thu chi của cơ sở, (7) ứng dụng công nghệ thông tin.
e- Ngoài ra, mọi quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc đều phải qua sự kiểm soát và cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ.
Như vậy ta thấy, trên phương diện lý thuyết (luật pháp), CS vẫn khống chế, kiểm soát và hạn chế các tôn giáo về mặt (1) quy chế, (2) nhân sự, (3) sinh hoạt, (4) tài chánh và (5) liên lạc là 5 yếu tố làm nên tôn giáo.
2- Trên phương diện thực tế
a- Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng hôm 8-6-2007 vừa ký Quyết-định số 83/2007 QĐ-TTg chủ-trương sẽ huấn luyện khoảng 22 nghìn cán bộ chuyên trách xử lý các vấn đề liên quan tới các tôn giáo dựa theo chương trình của Bộ Nội vụ và Học viện Chính trị Hành chánh Quốc gia Hồ Chí Minh (hai tổ chức công an mật vụ của đảng CSVN). Mấy chục ngàn cán bộ tôn giáo này có nhiệm vụ chủ yếu là theo dõi, kiểm soát, báo cáo và lũng đoạn và gây cản trở cho các tôn giáo.
b- Nhà cầm quyền CS can thiệp vào việc bổ nhiệm các chức sắc cao cấp trong GH Công giáo là các Giám mục, chứ Tòa Thánh Vatican không có toàn quyền. Điều đó đã dẫn tới việc tấn phong nhiều Giám mục không hoàn toàn theo tiêu chuẩn của Giáo Hội và Giáo Luật. Hậu quả là có hai giám mục đã xin từ chức khi đang thi hành nhiệm vụ: Giám mục Nguyễn Văn Yến (Phát Diệm) và Giám mục Nguyễn Tích Đức (Ban Mê Thuột). Trước năm 1975, tại VN không hề xảy ra chuyện từ chức như vậy.
c- Nhà cầm quyền CS buộc các chủng viện (là nơi đào tạo các linh mục quản xứ tương lai) phải học chủ nghĩa Mác xít, lịch sử đảng CS và pháp luật nước CHXHCNVN và phải thi với hệ số điểm cao. Điểm thi này sẽ là căn cứ để nhà cầm quyền cho chủng sinh chịu chức linh mục hay không. Việc học lý thuyết duy vật vô thần song song với giáo lý nhân bản hữu thần đã làm cho lương tâm các chủng sinh ra tê liệt, chẳng còn biết đề kháng trước cái chủ nghĩa và chế độ, các chức sắc tôn giáo này chỉ còn thuần túy lo việc lễ nghi, hay nếu có làm việc từ thiện bác ái, thì chỉ cho các nạn nhân của thiên tai, chứ không phải cho các nạn nhân của nhân tai (tức là những kẻ bị áp bức, bóc lột bởi các cán bộ và đảng viên cộng sản). Bằng chứng là các linh mục dấn thân tranh đấu cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền chỉ đếm trên đầu ngón tay!
d- Thư Chung năm 2007 (ra ngày 12-10) của Hội đồng Giám mục Việt Nam, có viết ở số 19: “Đáng tiếc là đối với các tổ chức tôn giáo tại Việt nam, cánh cửa giáo dục vẫn còn khép chặt: tôn giáo chỉ có quyền mở trường tư thục cấp mẫu giáo. Dù vẫn không ngừng nỗ lực làm tất cả những gì được phép để thể hiện sứ mệnh nhập thế, như mở lớp tình thương, lập quỹ học bổng cho học sinh nghèo hoặc khuyết tật, Giáo Hội công giáo, với tư cách là tổ chức tôn giáo, đành phải đứng bên lề sự nghiệp giáo dục của xã hội Việt nam và, vì không có quyền nhập cuộc, đành đóng vai một quan sát viên bất đắc dĩ”. Lời này tố cáo một sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Các tôn giáo có vai trò mang lại những giá trị đạo đức, tâm linh, tinh thần cho xã hội qua việc rao giảng (cho quần chúng) và giáo dục (các thế hệ trẻ). Đồng thời đó cũng là cách tôn giáo phát triển chính mình. Chính việc ngăn cản tôn giáo tham gia vào giáo dục là một trong những nguyên nhân khiến nền giáo dục VN sa sút cách thê thảm và giới trẻ VN băng hoại cách trầm trọng.
e- Nhiều chức sắc tôn giáo tiếp tục bị giam tù (như linh mục Nguyễn Văn Lý ), bị quản chế (Hòa thượng Huyền Quang, Hòa thượng Quảng Độ, Linh mục Phan Văn Lợi…), bị sách nhiễu (Mục sư Nguyễn Hồng Quang, Mục sư Nguyễn Công Chính, Thượng tọa Không Tánh, Thượng tọa Minh Nguyệt…), nhiều tín đồ tôn giáo đang bị cầm tù (như các tín đồ Phật giáo Hoà Hảo sau đây: Lê Văn Tính, Bùi Tấn Nhã, Nguyễn Văn Điền, Võ Văn Thanh Liêm, Võ Văn Bửu, Mai Thị Dung, Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Thị Hà, Tô Văn Mảnh, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Văn Thùy, Nguyễn Văn Thơ, Dương Thị Tròn, Lê Văn Sóc…).
f- Các tôn giáo vẫn không có được báo chí, nhà xuất bản, đài phát thanh, đài truyền hình của riêng mình. Tuần báo Công giáo và Dân tộc hay tuần báo Người Công giáo VN vẫn là những cơ quan thông tin của đảng CS đội lốt tôn giáo, được những linh mục và giáo dân Công giáo theo tinh thần CS và trung thành với đảng CS điều hành. Bản tin của Hội đồng GMVN mang tên “Hiệp Thông” mỗi năm chỉ được phát hành 6 số, mỗi số 100 bản, dày khoảng 250 trang, cho 6 triệu người Công giáo. Số đầu sách Công giáo được in chỉ đếm trên đầu ngón tay và phải đưa in tại Nhà xuất bản Tôn giáo do nhà nước quản lý. Tài liệu thông tin cơ bản của Giáo hội Công giáo (“Niên giám Giáo hội Công giáo VN” xuất bản năm 2005) đã chỉ được in ra với rất nhiều sự kiểm duyệt. Chẳng hạn phải dùng từ “thánh chứng nhân” thay cho từ “thánh tử đạo”; trong số 27 Thư Chung, chỉ được in Thư Chung của năm 1980 và năm 2001 (là hai Thư Chung đẹp lòng Nhà nước hơn cả); phần viết về 5 tôn giáo bạn (Tin lành, Phật giáo, Hòa hảo, Cao đài, Hồi giáo) thì do chính các chức sắc thuộc các Giáo hội quốc doanh biên soạn.
g- Đất đai cơ sở của các tôn giáo bị CS chiếm đoạt (tạm kể từ 1975), đến nay vẫn chưa được trả lại. Hãy nghe lời của Hòa thượng Quảng Độ nói trước tập thể Dân oan khiếu kiện tại Văn phòng 2 Quốc hội CS (ở Sài Gòn) ngày 17-7-2007: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng là nạn nhân của chế độ như đồng bào. Giáo hội chúng tôi cũng bị cướp đoạt tất cả mọi cơ sở, từ giáo dục, từ thiện cho đến chùa viện….. Giáo hội chúng tôi cũng đã từng khiếu kiện suốt ba mươi năm qua. Cho đến nay đã có cả nghìn bức văn thư khiếu kiện, mà họ không hề phản hồi một văn thư nào, không giải quyết gì cả. Họ coi dân như cỏ rác”. Riêng Công giáo, thì Nhà nước CS vẫn tiếp tục cướp 102/107 ha của đan viện Thiên An, Huế, cướp 17/23.5 ha của linh địa La Vang, Quảng Trị cùng hàng ngàn cơ sở (tu viện, trường học, bệnh viện, nhà trẻ, viện mồ côi…) Mới đây, ngày 01-09-2007, Đức Giám mục Phanxicô Lê Văn Hồng, tổng giáo phận Huế, đã ra “Thông báo v/v làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền đất đai tôn giáo” gởi cho mọi giáo xứ và mọi dòng tu, để đòi lại các đất đai và cơ sở đang bị cộng sản chiếm đoạt. Hạn chót để nộp hồ sơ cho chính quyền địa phương là 01-11-2007. Việc nhà nước CS tự ý định hạn chót này (không biết dựa trên lý do gì) đã cho thấy CS có ý đồ muốn chiếm hẳn những gì họ đã giữ của Công giáo suốt 32 năm qua. Người ta suy đoán rằng nhà cầm quyền muốn áp dụng một điều khoản trong luật đất đai (“Ai giữ tài sản vô chủ sau 30 năm thì có quyền sở hữu tài sản đó”) vào trường hợp đất đai tài sản của các tôn giáo.
Trên đây là vài nét đại cương về hiện tình tôn giáo, đặc biệt phía Công giáo, tại Việt Nam.
Huế ngày 22-10-2007
Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi
The Vietnamese Religious Scene in 2007
A superficial look at the current religious scene in Vietnam would cause one to believe that religious freedom has increased, as evidenced by the number of new places of worship, religious events (including those associated with traditional beliefs), and local and foreign religious personnel who travel to or from other countries. In reality, the appearance of religious freedom does not mean that there is religious freedom at the most fundamental level.
1- Legal Perspective
After issuing the June 18, 2004 Executive Order on religious beliefs and Decree No. 22/2005/ND-CP, Vietnam’s communist government distributed in July 2007 two documents specifying how the Executive Order must be implemented. These are the People’s Committees Administrative Procedures Concerning Religious Matters – Sub-district and Village Levels, and the People’s Committees Administrative Procedures Concerning Religious Matters – Metropolitan Areas.
a The People’s Committees Administrative Procedures Concerning Religious Matters – Sub-district and Village Levels includes the following requirements and associated forms:
1 Registration of the proposed program of annual activities of the religious entity
2 Notice of intent to hold religious events
3 Registration of new clergy
4 Notice of intent to carry out minor modifications or repairs to the place of worship
5 Notice of intent to solicit donations
b The People’s Committees Administrative Procedures Concerning Religious Matters – Sub-district and Village Levels lists the following requirements and associated forms:
1 Registration of activities of the religious entity
2 Notice of intent to transfer clergy to another location
3 Registration of transferred clergy
4 Notice of intent to solicit donations
5 Proposal for activities not previously registered
6 Proposal for annual meetings or other major meetings and celebrations
7 Proposal for processions and other ceremonial activities conducted outside of the place of worship
8 Proposal for evangelical activities outside of the place of worship
9 Registration of religious order or seminary
10 Construction permits
Whether couched as “registration”, “notice”, or “proposal”, the government really meant “request for approval” and reserved the right to approve or not.
c In Questions and Answers Regarding Religious Matters, a document issued by the government’s Board of Religious Affairs in June 2006, Item 16 shows that the government has recognized only 16 religious entities/organizations associated with 6 religions (Buddhism, Catholicism, Protestantism, Cao Dai, Hoa Hao, and Islam). The 16 entities are:
– the Vietnamese Buddhist Church
– the Vietnamese Catholic Church
– the Association of Protestant Denominations (Northern Vietnam)
– the Alliance of Protestant Denominations (Southern Vietnam)
– the Tay Ninh Cao Dai Denomination
– the Tien Thien Cao Dai Denomination
– the Minh Chon Dao Cao Dai Denomination
– the Cao Dai Evangelical Denomination
– the Ban Chinh Dao Cao Dai Denomination
– the Bach Y Cao Dai Denomination
– the Chieu Minh Long Chau Cao Dai Denomination
– the Chon Ly Cao Dai Denomination
– the Cau Kho – Tam Quan Cao Dai Denomination
– the Governing Council of Hoa Hao Buddhism
– the Islamic Community of Ho Chi Minh City
– the Islamic Community of An Giang Province
The list does not include the Unified Buddhist Church (led by Most Venerable Huyen Quang), the Pure Hoa Hao Buddhist Church (led by First Elder Le Quang Liem), the Mennonite Denomination (led by Pastor Nguyen Hong Quang), and the Thong Cong Protestant Association (led by Pastor Nguyen Cong Chinh). These entities continue to suffer repression. Additionally, many others applied a long time ago but have not received a license. These include the Tinh Do Cu Si, Buu Son Ky Huong, Tu An Hieu Nghia, Ba La Mon, Bahai, Seventh Day Adventist, Evangelical, and Baptist Faiths, among others.
d- In 2007 the government forced the religious entities to submit information prescribed on Form Data Collection from Places of Worship (shrines, pagodas, churches, etc.). The information includes: (1) name of the place, (2) address, (3) information about the highest official, (4) date of establishment and date of initial operation, (5) number of persons working in the building as of July 1, 2007, (6) income and expenses, and (7) methods of communication.
e- The government’s Board of Religious Affairs shall monitor and approve all dealings with international organizations, including activities involving the religious entity, and its believers, clergy, and other personnel.
From a legal perspective, it is evident that the communist government is maintaining its grip on all aspects of a religious organization’s mode of operation and its personnel, activities, finances, and communication. Yet these are essential to the life of a religious organization.
2- The Actual Situation
a- On June 8, 2007, Prime Minister Nguyen Tan Dung signed Decision No. 83/2007 QD-TTg aiming at training approximately 22 thousand government employees to work on religious matters. The training program was developed by the Interior Ministry and the Ho Chi Minh Institute of Public Administration (two organizations that monitor the people’s activities on behalf of the Communist Party). This large number of government workers dedicated to religious affairs will monitor, control, cause difficulties to, and report on the religious entities/organizations.
b- The communist government has been meddling with the ordainment of high-level clergy in the Catholic Church, i.e., bishops, and, in the process, diluting the Vatican’s authority. This resulted in the ordainment of several bishops who did not quite meet the criteria set by the Catholic Church and its canon law. Two bishops resigned as a result – Bishops Nguyen Van Yen (Phat Diem) and Nguyen Tich Duc (Ban Me Thuot). Prior to 1975 this issue had never arisen in Vietnam.
c- The government force the seminaries (where future priests are educated) to teach Marxism, the history of the Communist Party and the laws of the Socialist Republic of Vietnam. After requiring test scores to be heavily weighted towards these subjects, the government has been using the scores to determine if a student is allowed to become a priest or not. Having to study an atheistic, materialism-based theory concurrently with a humanistic, religious doctrine has caused the seminary students’ conscience to be incapable of being sensitized to the regime’s actions. Consequently, the new clergy members focus only on worship-related tasks, or, if they are engaged in humanitarian activities, they focus only on assisting victims of natural disasters at the exclusion of the victims of man-made disasters (victimized by Communist Party members and government employees). One can count on the fingers of one’s hands the number of priests fully involved with the struggle to establish religious freedom, human rights and democracy.
d- The Vietnamese Bishops’ Council, in Item 19 of its 2007 Bulletin issued on October 12, 2007, wrote: “Regrettably the door is still shut with respect to religious organizations’ participation in educational activities: the government does not authorize their opening of schools beyond the kindergarten level. In spite of the Catholic Church’s unceasing efforts to perform authorized activities such as seminars on humanitarian topics or establishing a scholarship fund for poorer or handicapped students, the Church must stand aside and be content with being an observer while educational needs in Vietnam go unmet.” Through this statement, the Bishops’ Council pointed to a major violation of human rights. Religion’s role is to inculcate moral and spiritual values through preaching to the believers and educating the young. The Church is also invigorated and grows through such activities. By not approving the participation of religious entities in the education sphere, Vietnam’s government has contributed to the deplorable decline in our educational system and moral turpitude among our nation’s youth.
e- Many religious figures continue to be: (1) jailed (e.g., Father Nguyen Van Ly); (2) placed under surveillance with travel restrictions (Venerable Huyen Quang, Venerable Quang Do, Father Phan Van Loi, etc.); (3) harassed (Pastor Nguyen Hong Quang, Pastor Nguyen Cong Chinh, Most Venerable Khong Tanh, Most Venrable Minh Nguyet, etc.). Many believers are in prison, such as the following Hoa Hao Buddhists: Le Van Tinh, Bui Tan Nha, Nguyen Van Dien, Vo Van Thanh Liem, Vo Van Buu, Mai Thi Dung, Nguyen Thanh Phong, Nguyen Thi Ha, To Van Manh, Nguyen Thanh Long, Nguyen Van Thuy, Nguyen Van Tho, Duong Thi Tron, Le Van Soc, etc.)
f- The government continues to deny the rights of religious entities to their newspapers, publishers, and radio and television stations. The two weekly publications Catholicism and the People and Vietnamese Catholics are still communist mouthpieces under the guise of religious publications. Priests and Catholics whose allegiance is with the Communist Party are in charge of these publications. The Bishops’ Council may produce only 6 newsletters (titled “Hiep Thong”) per year, and only 100 copies of each newsletter, approximately 250 pages, for 6 million Vietnamese Catholics. The number of new Catholic book titles that the government has allowed to be printed can be counted on the fingers of one’s hands. Only the government-owned religious publishing house may produce religious books. The Church’s basic communication tool, the Vietnamese Catholic Church’s Annual Review (published in 2005), was heavily censored. For example, “sanctified martyrs” had to be changed to “witnessed saints”. Out of the Council’s 25 annual bulletins, the government authorized the printing of only the 1980 and 2001 bulletins because their content is more pleasing to the government. The bulletins’ sections about the five other religions (Protestantism, Buddhism, Hoa Hao, Cao Dai, and Islam) were written by officials of the government-controlled churches associated with the five religions.
g- The communist government confiscated properties belonging to the various religious groups (for convenience, we use the date of confiscation as post-1975) and has yet to return any of the seized properties. Let us hear Venerable Quang Do’s words when he spoke to the citizens who were demanding justice in the Second Office of the Communist National Assembly on July 17, 2007: “Like you, the Unified Buddhist Church is a victim of the regime. The government seized all our properties, including those dedicated to education, charity, worship…Over the past 30 years we have continued to demand justice. Although we have submitted over a thousand petitions, they have not responded or taken any action. They treat the people like dirt.” As to the Catholic Church, the communist government still keeps 102 out of 107 ha of Thien An Institute in Hue, 17 out of 23.5 ha of the Holy Site of La Vang in Quang Tri, and thousands of facilities that the Church had used as seminaries, schools, hospitals, child care centers, orphanages, etc. Recently, on September 1, 2007, Bishop Francisco Le Van Hong of Hue Archdiocese, issued the “Notice re. Request for Certification of Right to Church Properties” to all parishes and orders, to ask the government to return seized properties. The communists declared that the deadline for submitting the paperwork to local government units is November 1, 2007. While nobody knows the basis for this deadline, it is clear that the communists intend to legalize their ownership of the Catholic properties that they took 32 years ago. Perhaps the government wants to use one of the property laws, namely “after 30 years, anyone who has an unclaimed property becomes its legitimate owner“, to legitimize their possession of properties seized from various religious entities.
The above material is a summary of the current religious situation in Vietnam, with an emphasis on the Catholic Church
Hue, October 22, 2007
Reverend Piere Phan Van Loi