Hiện Tượng Kinh Tế của Trung Cộng

Chín nghịch lý trong nền phát triển kinh tế của Trung Cộng. Có thể phá sản chăng?

Hiện-Tượng Kinh-Tế Của Trung-Cộng

(9 hiện tượng nghịch lý trong nền kinh tế Trung Cộng, viễn ảnh của một sự sụp đổ trong tương lai gần)

Lâu nay, nền kinh tế của Trung Cộng đươc xem như là một phép lạ. Tuy nhiên, nhiều kinh tế gia người Trung Cộng ở hải ngoại cho rằng nền kinh tế của Trung Cộng đang rơi vào tình trạng suy thoái và trong một thời gian ngắn sẽ tan rã, với kết quả là kéo theo sự sụp đổ của hệ thống chánh trị. Tôi không dám nêu ra ở đây một sự nhận định về nền kinh tế Trung Cộng (điều nầy không thể viết hết trong một bài báo). Tôi sẽ đề cập một cách đơn giản 9 hiện tượng có thể quan sát được trong nền kinh tế Trung Cộng, hầu hết mâu thuẫn với nhau và chưa bao giờ thấy trong các hệ thống kinh tế khác, với hy vọng soi sáng cho một đề tài phức tạp.

1. Gia tăng tổng sản lượng quốc nội (GNP) đối chiếu với sự suy giảm thị trường chứng khoáng:

Thị trường chứng khoán thường được xem như là đơn vị đo lường của một nền kinh tế nhưng điều nầy không đúng ở Trung Cộng. Vừa mới đây, nhà cầm quyền Trung Cộng tuyên bố Tổng Sản Lượng Quốc Nội của 3 tam cá nguyệt đầu năm 2008 gia tăng 9.90% – một tỷ số thấp nhứt từ 6 năm qua. Trong khi kinh tế có vẻ tăng trưởng, thị trường chứng khoáng tiếp tục suy giảm. Sau vài năm gia tăng mạnh mẽ, thị trường chứng khoáng của Trung Cộng bất thình lình mất giá từ tháng 10, và kể từ đó đến nay chưa hồi phục. Thị trường chứng khoáng ở Thượng Hải rơi từ 6.400 xuống 1.600, mất giá hơn 70%. Không ai có thể cả quyết Tổng Sản Lượng Quốc Nội hay Thị Trường Chứng Khoáng, dấu hiệu nào thể hiện cho một hình ảnh trung thực về nền kinh tế Trung Cộng.

2. Kém hiệu năng đối chiếu với tăng trưởng gia tốc:

Vào năm 2003, một bài viết trên tạp chí Tài Chánh đề cập đến sự mâu thuẫn rộng lớn của nền kinh tế Trung Cộng. Nước nầy có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhứt thế giới, trong khi đó, nền kinh tế của Trung Cộng là một nền kinh tế kém hiệu năng nếu xét về tỷ số của những ngân khoản cho vay trong lãnh vực không sản xuất. Sự kiện nầy không tìm thấy trong bất cứ nền kinh tế bình thường nào khác. Vào tháng 3 năm 2004, thống kê của chánh phủ cho biết những tài khoản cho vay trong lãnh vực không sản xuất của 4 ngân hàng quốc doanh lên đến 18.900 tỷ nhân dân tệ (2.780 tỷ đô la), chiếm khoảng 19% của tổng số tiền cho vay. Tuy nhiên, Standard & Poor’s ước tính tỷ số nầy thực sự lên đến 45%. Nói một cách khác, gần đến ½ số tiền tiết kiệm của dân chúng Trung Cộng đã biến mất.

3. Mức thất nghiệp cao đối chiếu với sự gia tăng của tổng sản lượng quốc nội:

Theo thống kê của chánh quyền, hơn ½ sinh viên tốt nghiệp trong năm 2006 không thể kiếm viêc làm trong vòng 6 tháng kể từ ngày ra trường. Những sinh viên tốt nghiệp trong năm 2007 phải đối phó với một tình trạng tệ hại hơn. Thí dụ, 1.600 ứng viên vừa nộp đơn xin một việc làm kế toán viên sơ cấp và 1.000 sinh viên tốt nghiệp nộp đơn cho một việc trong một cửa hàng. So sánh với giới sinh viên, những công nhân mất việc và những nông dân, đất đai của họ bị chiếm đoạt lại càng khó khăn kiếm việc làm hơn. Nếu nền kinh tế của Trung Cộng tăng trưởng nhanh chóng thì tại sao tỷ số thất nghiệp lại có thể lên cao như vậy?

4. Cuộc sống xa hoa của cán bộ đối chiếu với sự nghèo đói của người dân:

Hai cảnh đời tại Trung Quốc ngày nay. Khi đề cập đến tỷ số thất nghiệp so với mức tăng trưởng cao của tổng sản lượng quốc nội của Trung Cộng, Giáo Sư của đại học Yale, ông Chen Zhivu nói rằng, tuy Trung Cộng công bố tổng sản lượng quốc nội tăng10.40% trong năm 2007, thật ra chỉ có 6.40% ảnh hưởng đến người dân thường. Thực tế còn kém hơn. Làm thế nào Trung Cộng có thể khoe khoang một sự tăng trưởng mạnh như vậy, trong khi quần chúng của họ không thấy mức sống được nâng cao? Theo sự tìm hiểu, chánh sách mở cửa được nhà cầm quyền Trung Cộng phát động từ 3 thập niên vừa qua chỉ đem lại sự giàu sang cho một bộ phận nhỏ trong xã hội, hầu hết là các cán bộ cao cấp và những thành phần ưu tú (nói chung, chánh sách mở cửa hàm ý sự gia nhập WTO và thiết lập 4 khu vực ở miền Nam Trung Cộng như những vùng kinh tế tập trung vào việc sản xuất để xuất cảng). Đối với người dân bình thường, cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn.

Vào tháng 4 năm 2006, đoàn kiểm tra của đảng Cộng Sản Trung Cộng phổ biến một bản báo cáo về tài sản và lương bổng của công nhân viên nhà nước. Bản báo cáo cho biết các giới chức cao cấp và cán bộ chỉ đạo địa phương đã trở thành một giai cấp ưu đãi trong xã hội. Những cán bộ nầy có một mức lương trung bình từ 8 đến 25 lần cao hơn người dân trong các đô thị, và từ 25 đến 85 lần cao hơn nông dân. Vào năm 2006, Ngân Hàng Thế Giới phúc trình 0.40% của người Trung Cộng sở hữu 70% tài sản quốc gia. Trung Cộng chiếm giải quán quân về việc tập trung tài sản theo ý nghiã xấu nhứt trên thế giới. Thống kê của LHQ cho biết có 300 triệu người Trung Cộng sống với 1 đô la hay ít hơn mỗi ngày. Con số nầy nhiều hơn 6 lần so với con số do chánh quyền Trung Cộng công bố. Sau khi áp dụng chánh sách mở cửa, nền kinh tế Trung Cộng đã tăng lên gấp 9 lần, nhưng người dân hưởng rất ít vì tài sản tập trung ở chóp bu.

5. Giá trị đồng tiền cao đối chiếu với nạn lạm phát:

Trên bề mặt, trị giá cao của đồng tiền đem lại mãi lực mạnh, nhưng nạn lạm phát phi mã đã làm cuộc sống của người dân Trung Cộng khốn khổ hơn. Hãy lấy giá thịt heo chẳng hạn. Mới đây, giá một cân nhảy vọt từ 4 nhân dân tệ (0.59 cents) lên 14 nhân dân tệ (2.05 đô la) trong một thời gian ngắn. Sự khó khăn thể hiện rõ rệt nhứt đối với người nông dân. Giá gạo tăng cao có nghiã là họ thu được thêm lợi tức và gia tăng sản xuất. Tuy nhiên, chi phí hạt giống và phân bón gia tăng liên tục, cuộc sống của người nông dân không bao giờ thăng tiến được. Tại Trung Cộng, giá cả của hàng hóa kỹ nghệ và sản phẩm nông nghiệp bị đối xử một cách biện biệt, đó là trở ngại quan trọng nhứt đối với nông dân. Điều nầy không những ảnh hưởng mức sống của họ mà cả trị giá của đất đai canh tác, hậu quả là họ mất đất một cách trực tiếp hay gián tiếp. Vậy ai là người hưởng lợi trong chế độ nầy? Rõ ràng nhứt là chánh quyền vì sản phẩm nông nghiệp bị ém giá thấp bất chấp phí tổn. Không những nông dân bị thiệt hại vì giá nông phẩm thấp, mà họ còn bị điêu đứng khi giá cao. Điều nầy chứng tỏ một hiện tượng thật lạ lùng cho thấy đây là một nền kinh tế không lành mạnh. Vì vậy, làng mạc xơ xác, nông dân nghèo khổ và nền nông nghiệp biến chất là 3 vấn nạn nghiêm trọng, và sẽ gây nên những hậu quả rộng lớn đến nền kinh tế của Trung Cộng.

6. Giá bất động sản quá cao đối chiếu việc mua nhà trong sự hốt hoảng:

Giá nhà cửa quá cao, nhiều người Trung Cộng không đủ khả năng mua nhà. Nhưng dân chúng vẫn sắp hàng đi mua vì họ sợ giá nhà sẽ tăng hơn nữa. Nhiều chương trình cho vay được thiết lập để thủ lợi trong một thị trường nhà cửa không có kiểm soát. Làm sao người mua nhà hưởng được những chương trình nầy? Dĩ nhiên là với sự hỗ trợ của các ngân hàng. Muốn như vậy, họ phải biết phải trái với các nhân viên ngân hàng để các nhân viên nầy phê chuẩn hồ sơ không hợp lệ.

7. Lãi suất ký thác cao nhứt thế giới đối chiếu nạn tham nhũng tràn đầy:

Sức mua sắm nội địa yếu kém đã làm trì trệ sự phát triển của nền kinh tế Trung Cộng. Mức tiêu thụ chỉ chiếm 35% của Tổng Sản Lượng Quốc Gia, trong lúc trị giá của bất động sản chiếm hơn 50%. Hình ảnh nầy hoàn toàn trái ngược với những quốc gia phát triển ở Tây Phương như Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ, mức tiêu thụ đómg góp hơn 70% và trị giá bất động sản thấp hơn 20%. Theo thống kê năm 2005, lãi suất ký thác ngân hàng của Hoa kỳ, Nhựt Bản và Liên Hiệp Âu Châu là 4%, 11.50% và 11.10%, trong khi lãi suất của các ngân hàng Trung Cộng hơn 40%. Sự kiện khác thường là tổng số lãi suất nầy cao hơn tổng số lương bổng của Trung Cộng kể từ thập niên 1990. Thí dụ, trong hai năm 2001 và 2002, tổng số tiết kiệm hằng năm vượt quá tổng số lương bổng hơn 300 triệu nhân dân tệ.

8. Phát triển quá mức đối chiếu với sự ngưng trệ:

Trung Cộng đã trải qua giai đoạn phát triển kinh tế đáng khích lệ, đem lại sự gia tăng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của giới tiêu thụ. Trong những năm gần đây, chánh quyền trung ương đã áp dụng một chánh sách kinh tế trên bình diện quốc gia để giới hạn những vấn đề có thể gây ra bởi một nền kinh tế phát triển quá nhanh. Nhưng ông Lang Xianping, giáo sư kinh tế học ở Hồng Kông, nhấn mạnh đến tính cách lưỡng cực của nền kinh tế Trung Cộng. Trong khi bất động sản và ngân khoản tài trợ các dự án xây cất tạo nên hầu hết sản lượng nội địa và phát triển gia tốc, thì nền kỹ nghệ sản xuất đang bị ngưng đọng. Theo giáo sư Lang, nâng cao lãi xuất sẽ không ngăn chận được sự sụp đổ của lãnh vực bất động sản, nhưng sẽ làm khó khăn cho những hãng xưởng bởi vì họ thiếu tín dụng ngân hàng.

9. Phát triển kinh tế nhanh đối chiếu với gia tăng bạo động chống chánh quyền:

Trong những năm gần đây, những cuộc nổi loạn chống nhà cầm quyền Trung Cộng có thể được xếp vào 4 loại: phản đối truất hữu ruộng đất, phản đối cưỡng chế chiếm đoạt tài sản, phản đối ô nhiểm môi sinh và bất mãn vì bị đối xử bất công. Thị trường chứng khoáng bị chánh quyền Trung Cộng sử dụng để thu tiền cho chánh quyền. Dân chúng mua trái khoán qua các ngân hàng và các hãng xưởng, nhưng thường mất tiền đầu tư và tiết kiệm. Thị trường bất động sản của Trung Cộng thật độc đáo. Khi người dân bắt đầu nhận thức được rằng lâu nay họ bị lường gạt, thị trường chứng khoáng là nguyên nhân gây ra một phần lớn sự phẩn nộ của người dân khắp nơi ở Trung Cộng. Thị trường bất động sản ở Trung Cộng cũng vậy, chánh quyền đóng vai trò người mua lẫn người bán, truất hữu ruộng đất của nông dân với giá rẻ và bán lại cho giới địa ốc với giá thật cao. Hiện nay có hơn 80 triệu nông dân mất đất qua dịch vụ mua bán của chánh quyền. Những nông dân nầy trở thành những người không có đất, không có nhà và không có việc làm. Hậu quả của việc truất hữu đất đai rồi bán lại với giá cao làm gia tăng các phong trào chống chánh quyền khắp nơi ở Trung Cộng.

Tác giả Wang Jingwen

Biên tập viên của tuần báo Epoch Times

Chuyển ngữ Lê Ngọc Diệp

(Ghi chú của người dịch: đây là bài tóm lược, về chi tiết xin mời quý vị vào xem trang nhà: http://en.epochtime s.com/n2/ content/view/ 7869/. Đọc sự phân tích nầy của tác giả, chúng ta nhận ra những vấn đề tương tự của CSVN đang đối đầu vì họ áp dụng cùng một mô thức kinh tế)

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt