Hãy để ngoại trưởng Tillerson thêm thời gian

Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Rex Tillerson

Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, ông Rex Tillerson tuyên thệ nhậm chức ngày 1 tháng 2 vừa rồi, chỉ  hơn 1 tháng trong nhiệm kỳ 48 tháng của ông, đã có bao nhiêu lời ong tiếng ve chê bai vây bủa quanh ông, thậm chí đã vội vàng cho ông là nhà ngoại giao thất bại của nước Mỹ.  Nếu đọc các bài viết trên các báo thuộc hàng đầu ngành truyền thông nước Mỹ trong những ngày gần đây, đều than thở rằng:  “cách tiếp cận tách biệt của ông Tillerson đối với công việc của ông đã làm, sẽ giảm niềm tin của ông ta tại Bộ Ngoại giao” (Tạp chí Politico), rằng ông “đang bắt đầu chậm chạp một cách khó nhọc” ( David Ignatius của nhật báo Washington Post), rằng ông đã có “tất cả trừ việc che giấu một cái áo choàng tàng hình” (Nhật báo New York Times), và rằng ông “có thể là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao yếu kém nhất từ ​​trước đến nay”… Bất kỳ câu chuyện gì nổi lên nhanh chóng và đồng điệu như vậy dường như sẽ tự động làm cho mọi người đặt một dấu hỏi nghi ngờ ! Ngoại trưởng Tillerson chỉ mới có hơn 1 tháng để làm việc mà nhiệm kỳ của ông đến 48 tháng và có thể lâu hơn nữa. Ông ta chỉ mới được 1/48 của đoạn đường mà vội đưa ra những phán đoán cay nghiệt, điều này vội vã lắm không?  hãy cho ông ta một thời gian thì sự phán quyết mới có ý nghĩa !

Để chắc chắn, các nhà phê bình cần có một số cơ sở hợp lý cho sự đánh giá của mình. Một bài viết có ý thức và khá sâu sắc của Giáo Sư Bob Jervis ngành ngoại giao quốc tế ở trường Đại Học Columbia, một trong những học giả về quan hệ quốc tế nổi tiếng nhất trong nửa thế kỷ qua. GS Jervis đề ra năm lĩnh vực từ đó một bộ trưởng ngoại giao có thể có  ảnh hưởng và quyền lực, và trên thực tế cho thấy ông Tillerson chưa thể tận dụng được năm lãnh vực đó. Khi phân tích về cái ghế của vị ngoại trưởng Mỹ, bài viết của GS Jervis có một số chi tiết quan trọng và chính xác về đánh giá sự thua sút trong tháng đầu tiên của Ngoại trưởng Tillerson. Nhưng thời gian là vấn đề giải quyết công việc – nó chỉ là một tháng, không đủ tin tức và dữ kiện để đưa ra những kết luận. Cần để cho ông Tillerson vài năm trong công việc thì lời chỉ trích chính xác hơn.

Những người phê bình ngoại trưởng Tillerson không nhìn ra sự khó khăn của ông khi nhận chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Bắt đầu sự nghiệp của ông là một gia tài ngoại giao đổ nát do TT Obama để lại với một nước Mỹ bị suy giảm uy tín trầm trọng về mặt đối ngoại với hầu hết các phần đất chiến lược trên thế giới. Hãy so sánh  uy tín của nước Mỹ đối với thế giới vào thời điểm 2009 khi TT Obama nhậm chức với ngày ông rời toà Bạch Ốc tháng 1 năm 2017. Khi TT Obama rời toà Bạch Ốc,  mọi khu vực, từ châu Âu, sang Trung Đông, Nam Á, Đông Á, Hoa Kỳ bị mất uy tín và ảnh hưởng so với tám năm về trước. Như kho vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn đáng ra đã biến mất dưới thời chế độ Kim Jong Il thì nó trở nên một mối đe doạ đối với khu vực dưới thời Kim Jong Un. Hoa Kỳ và các đồng minh Tây Âu đối diện với mối đe dọa của khủng bố mang tính đa dạng và nguy hiểm hơn cách đây 8 năm…

Thêm vào đó Bộ Ngoại Giao của ông Tillerson lại nhận lấy sự hỗ trợ yếu kém của TT Trump. Các nhân viên có khả năng của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã bị mất tinh thần vì họ bị bỏ lơ dưới thời Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry. Người tiền nhiệm của Tillerson đã dành hầu hết thời gian của mình cho một số đàm phán cấp cao, như sự thất bại hòa bình giữa Do Thái-Palestine và thỏa thuận hạt nhân Iran được thành công sớm, không có những chú ý quan trọng để lo cho lợi ích của Mỹ và đồng minh tại các khu vực chiến lược như Châu Âu và Châu Á. Hơn thế nữa,  TT Trump đã phản đối một số nhân sự mà ngoại trưởng Tillerson đề bạt vào các vị trí cao cấp trong bộ ngoại giao, điều này đã cản trở năng lực của ông nhằm thực hiện trọng trách ngoại giao của mình. Cuối cùng, mặc dù trên thật tế ông Tillerson có một thành quả lãnh đạo thành công vượt trội trong hãng ExxonMobil, những vị trí của ông trong các tổ chức đáng kính như Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế, và một số những kinh nghiệm hoạch định chính sách trước đây. Với những giá trị đó, trong tháng đầu tiên ông Tillerson đã làm đúng những gì mà trí tuệ và sự khôn ngoan của ông cho phép – ông chăm chú học hỏi và thích ứng vào vị trí mới của mình, chuẩn bị kỹ lưỡng cho nhiệm vụ đang diễn ra, đánh giá toàn bộ chính sách của nước Mỹ đối với thế giới, và tránh những gì không cần thiết để gây rủi ro và sai lầm. Ông Steve Hadley cựu cố vấn an ninh quốc gia dưới thời TT Bush đã nhận xét, “Tillerson đang chơi cho trận đấu dài”, một chiến lược mà ông đã sử dụng để đem thành quả lớn trong những năm lãnh đạo công ty ExxonMobil. Về việc này, bài báo của David Sanger trong tờ New York Times đã cân bằng so với các báo khác, cho thấy những gì có thể là chiến lược dài hạn của Tillerson để gây ảnh hưởng. Nhìn vào viễn tượng này, một hình ảnh chính xác và công bằng để lượng giá về phương pháp tiếp cận của Tillerson được đưa ra. Như vấn đề nhân sự, rất đáng tiếc ông Trump đã từ chối về đề bạt đầu tiên của Tillerson là chọn ông Elliott Abrams vào chức Phó Ngoại Trưởng (Deputy Secretairy of State). Tuy vậy ông Tillerson cũng đứng vững Ở Toà Bạch Ốc về quyền hạn của ông để chọn lựa và phê duyệt các thành viên trong Bộ Ngoại Giao. Theo ông Tillerson, trước mắt thà rằng để trống chiếc ghế để có nhiều thì giờ lựa chọn hơn là bổ nhiệm người không đúng năng lực ngoại giao sẽ là một trở ngại to lớn cho Bộ Ngoại Giao sau này. Điều này đã giúp cho ông Tillerson có thời gian đàm phán nhằm thỏa thuận với Toà Bạch Ốc, theo đó cả hai đều có thể đi đến thỏa thuận lẫn nhau về nhân sự cao cấp của Bộ Ngoại Giao. TT Trump cho biết không chống đối về sự lựa chọn ông Jon Huntsman làm đại sứ Nga (mặc dù TT Trump không thích ông Huntsman). Lựa chọn của Huntsman đặt ra một tiền lệ để cho ông Tillerson có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn nhân sự thích ứng cho ngành Ngoại Giao. Trong thời gian này, ông Tillerson giữ thái độ im lặng với báo chí. Điều này hình như đang gây sự  bất bình trong giới truyền thông. Tuy vậy, nó cũng nói lên được tính thận trọng của ông cho đến khi các chính sách được rõ ràng thì lời nói của Bộ Trưởng Ngoại Giao mới có ý nghĩa. Ông Tillerson biết rằng trong những vấn đề quốc gia đại sự, phát biểu không cẩn thận và thiếu tin tức chính xác là mối nguy cơ thực sự (như những Twitter của TT Trump). Tốt hơn cần sự im lặng thận trọng bây giờ. Dành trong thời gian tới sẽ có nhiều điều để nói. Sự cách biệt chưa ăn khớp giữa Toà Bạch Ốc với Bộ Ngoại Giao là một mối quan tâm lớn của ngoại trưởng Tillerson, tuy vậy đối với nền chính trị Hoa Kỳ những vấn đề chính trị, chính sách và nhân sự có thể thay đổi rất nhanh. Những dấu hiệu cho thấy Quốc Hội sớm sẽ chống lại việc cắt giảm ngân sách của Toà Bạch Ốc đối với Bộ Ngoại Giao để khôi phục lại toàn bộ kinh phí. Hơn nữa, hầu như bất cứ tổng thống nào đều phải đối diện với một số khủng hoảng toàn cầu trong năm đầu tiên sau khi nhậm chức, chính quyền của Trump khó thoát khỏi cuộc khủng hoảng đó. Cho dù đó là một sự khiêu khích của Bắc Hàn, sự hiếu chiến của Iran, sự xâm lăng mới của Nga, sự vượt lên xâm chiếm lấn lướt của Trung Cộng, sự bất ổn tại châu Âu, hoặc có thể một sự việc nào khác hoàn toàn không lường trước được thì bộ ngoại giao sẽ là người tiên phong để giải quyết những khủng hoảng này.  Tất cả các nhà ngoại giao lỗi lạc của quốc gia sẽ là rất cần thiết, và Tillerson có thể đáp ứng được tình thế. Điều này đặt vấn đề về mối quan hệ giữa Bộ Trưởng Tillerson với TT Trump. Tất cả Bộ Trưởng Ngoại Giao có hiệu quả nhất của Hoa Kỳ thường có mối quan hệ gắn bó với Tổng Thống – Dựa vào lịch sử Hoa Kỳ, nhìn lại những ngoại trưởng John Hay dưới thời TT Roosevelt, George Marshall / Dean Acheson thời Harry Truman, John Foster Dulles dưới thời Dwight Eisenhower, Henry Kissinger dưới thời Richard Nixon và  Gerald Ford, George Shultz dưới thời Ronald Reagan, James Baker dưới thời George HW Bush (Sự thiếu hụt tương đối của đảng Dân chủ trong danh sách này là đáng tiếc, nhưng tiếc là không có chính quyền Dân Chủ nào có một bộ trưởng ngoại giao thực sự tuyệt vời kể từ Acheson). Ngoại trưởng Tillerson bắt đầu sự nghiệp ngoại giao của mình với một sự thiệt thòi nhất định là ông không có bất kỳ mối quan hệ với TT Trump trước đó. Tuy nhiên, ông Tillerson đã có  những thành công trong lãnh vực chuyên nghiệp trước đây, cho nên được đánh gía xuất sắc và cho là người khôn ngoan, tinh tế. Ông đã nhìn ra được tính bốc đồng của TT Trump thông qua những cố vấn nổi tiếng như Rudy Giuliani, Chris Christie, Newt Gingrich, Paul Manafort, Michael Flynn, và những người khác – và dường như ông Tillerson đang kiên nhẫn bỏ thời gian của mình, từ từ xây dựng lòng tin và mối quan hệ với TT Trump, Phó TT Pence, và các thành viên chủ chốt trong văn phòng Toà Bạch Ốc. Nên nhớ rằng rất ít vị tổng thống Mỹ nào thành công mà không có một Bộ Trưởng Ngoại Giao đầy năng lực. Những năng lực của ông Tillerson đang có sẽ là đòn bẩy để ông Trump muốn một Tổng Thống thành công. Điều này có nghĩa là những thách thức ban đầu của Tillerson chỉ là những chuyện nhỏ đối với sứ mệnh vĩ đại trong vai trò Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ. Ông ta cần những việc làm có ý nghĩa để sớm xây dựng niềm tin đối với các nhân viên ngoại giao thuộc cấp và trấn an các đồng minh của Hoa Kỳ rằng ông ta có thẩm quyền hình thành chính sách ngoại giao đáng tin cậy với chính quyền Trump. Hy vọng ông ta nhận ra rằng cần tránh bất kỳ sai sót nào khó sửa chửa được như bỏ qua Báo Cáo Nhân Quyền của Bộ Ngoại Giao (đặc biệt là kể từ khi vấn đề nhân quyền thể hiện một cơ hội chính sách quan trọng của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ). Trong khi các trở ngại về cấu trúc ban đầu mà ông phải đối diện, và những bước đi sai lầm ban đầu ông ta đã vấp phải, tại thời điểm này chưa phải là lúc chúng ta định tội. Đừng quên rằng Tillerson đã thành công đáng kinh ngạc trong những chức vụ trước đây mà ông đã nắm giữ nhờ sự kết hợp tài tình về trí tuệ, năng lực và vị trí của mình. Hãy cho Rex một cơ hội.

Lược dịch Lê Thành Nhân

http://foreignpolicy.com/2017/03/14/give-rex-tillerson-a-chance/

Tac giả Tiến Sĩ Will Inboden

Will  Inboden tốt nghiệp tiến sĩ sử học tại Yale University năm 2003.  thành viên Hàn Lâm Viện Hoa Kỳ, Nhà Bình Luận, cựu nhân viên cao cấp Toà Bạch Ốc.  Hiện là Giám Đốc Clements Center for National Center for National Security at Unversity of Austin, Texas. Giáo sư Bang Giao Quốc Tế tại LBJ School of Public Affairs

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt