Hậu quả việc CSVN bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ….

Từ trái qua phải: Tô Lâm-Trịnh xuân Thanh-Nguyễn Phú Trọng

Việt cộng áp dụng luật rừng, xem thế giới này như ở trong Việt nam mà chúng đang cai trị, muốn bắt ai thì bắt. CSVN cho an ninh qua bắt Trịnh Xuân Thanh đem về đã đưa chế độ CSVN đến bế tắt. Sự  việc “bất cóc” TXT chở về nước tác hại nghiêm trọng đến ngoại giao và ảnh hưởng kinh tế không ít cho Việt Nam đang trên đà phá sản hiện nay. 

Khi TPP của Mỹ không còn, CSVN chạy qua Liên Âu để cầu cạnh làm ăn, trong việc “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh tại Bá Linh, thủ đô nước Đức là hành động vi phạm trầm trọng chủa quyền an ninh của Đức và luật pháp quốc tế mà ngoại giao Đức nước Đức gọi là “phà vỡ niềm tin”. Đức là quốc gia dẫn đầu khối Liên Âu (EU), ảnh hưởng ngoại giao không những với nước Đức mà toàn cả khối EU.
Hiện chính phủ Đức đang đòi nhà nước CSVN trả lại Trịnh Xuân Thanh cho nước Đức:  Nếu CSVN trả lại thì những thành phần như Trịnh Xuân Thanh trong nội bộ CSVN (đông hơn ruồi nhặn) có cơ hội hành động của Trịnh Xuân Thanh trước đây… thì đảng CSVN có nước tắt thở. Nếu CSVN không trả TXT lại cho nước Đức thì hậu quả về kinh tế khó lường…Một số tin tức dưới đây về tình hình “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh

Đức dọa trả đũa Việt Nam vì “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh:

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel hôm thứ Sáu 4/8 tuyên bố Đức đang cân nhắc các biện pháp trả đũa Việt Nam vì cáo buộc Hà Nội bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin.
Việt Nam đã bác bỏ cáo buộc bắt cóc, và để hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trên truyền hình nói ông tự nguyện trở về nước.
Hôm 4/8, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel nhắc lại Đức đã yêu cầu một sĩ quan tình báo Việt Nam rời Berlin vì tin rằng ông này liên quan đến việc bắt cóc.

Việt Nam đã bác bỏ cáo buộc bắt cóc, và để hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trên truyền hình nói ông tự nguyện trở về nước.
Hôm 4/8, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel nhắc lại Đức đã yêu cầu một sĩ quan tình báo Việt Nam rời Berlin vì tin rằng ông này liên quan đến việc bắt cóc.
“Chúng tôi đòi hỏi ông ta ra đi vì chúng tôi rất tin rằng ông ta liên quan vụ bắt cóc,” ông Gabriel nói tại một cuộc họp báo.

“Không có chi tiết gì trái ngược giả thuyết này. Mọi thứ đều ủng hộ giả thiết rằng ông ta, cùng sự giúp đỡ của mật vụ Việt Nam và dùng nơi ở của ông ta tại sứ quán Việt Nam tại Đức, đã bắt cóc một người đã xin tị nạn,” Ngoại trưởng Đức nói.

Ông Gabriel không nói rõ các biện pháp trừng phạt mà Đức đang cân nhắc. Ông nói thêm ông Trịnh Xuân Thanh “bị đưa ra khỏi Đức, bằng các biện pháp mà chúng tôi tin rằng người ta xem trong các phim hình sự về Chiến tranh Lạnh.”

“Đây là điều chúng tôi không thể chấp nhận.”

Phía CSVN xử dụng đấu tố “cải cách ruông đất” ngày trước  “xúi TXT ra nhận tội”:

Tối 3/8, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đưa hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh nói lời “xin lỗi” trong chương trình thời sự. VTV nói họ đã liên hệ cơ quan an ninh điều tra “để tìm hiểu” và chiếu đoạn phim được nói là quay ngày 31/7.

Trong phim, ông Trịnh Xuân Thanh, ngồi ở địa điểm không xác định, nói ông đã “suy nghĩ không chín chắn”, “đành phải về để đối diện sự thật”. Ông nói muốn “cần về gặp lại mọi người đặc biệt là những lãnh đạo để báo cáo nhận khuyết điểm, xin lỗi”. VTV cũng đưa hình về “đơn xin tự thú” ghi ngày 31/7 tại Hà Nội, viết tay, được nói là của ông Thanh.

Đoạn thuyết minh nói trong đơn có đoạn:

“Tôi thấy lo sợ trước kết luận về vi phạm của tôi, và phải chịu trách nhiệm là người đứng đầu trong thua lỗ của PVC do lo sợ suy nghĩ không hết, tôi đã quyết định trốn tại Đức.

“Trong thời gian này, cuộc sống trốn tránh, bấp bênh luôn lo sợ.

“Được sự động viên của gia đình, bạn bè, tôi đã về Việt Nam, ra đầu thú tại cơ quan an ninh điều tra để được hưởng sự khoan hồng của Đảng, nhà nước và pháp luật.”

Trước đó cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 3/8 “lấy làm tiếc” trước thông cáo của Đức nhưng dẫn lời Bộ Công an nói ông Trịnh Xuân Thanh “đầu thú”.

Được BBC hỏi về phản ứng sau khi VTV đưa tin, Bộ Ngoại giao Đức nói họ không có gì bổ sung ngoài tuyên bố đã ra hôm 2/8.

Nhưng trong thư trả lời BBC, Bộ Ngoại giao Đức nhấn mạnh chữ đậm đoạn sau đây trong tuyên bố 2/8:

“Chính phủ Liên bang Đức yêu cầu phải để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức ngay lập tức để hồ sơ đề nghị dẫn độ và đơn xin tị nạn được xem xét theo đúng trình tự pháp lý.”

Trong khi đó, một luật sư của Trịnh Xuân Thanh ở Đức, Petra Schlagenhauf nói với BBC sau khi xem đoạn phim trên truyền hình VN: “Đây là “tự thú” ép buộc. Ông ấy bị bắt cóc. Chúng tôi biết, cảnh sát Đức biết, chính phủ Đức biết.” Bà nói thêm: “Tôi lo ngại cho sức khỏe thân chủ. Ông ấy trông rất tệ.”

Bộ Ngoại giao Đức hôm 2/8 cáo buộc Việt Nam “bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh” và yêu cầu đại diện tình báo Việt Nam tại Berlin về nước.

Trong thông cáo ra hôm 2/8, Bộ Ngoại giao Đức nói họ có bằng chứng về việc Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin. Bộ Ngoại giao Đức đã triệu Đại sứ Việt Nam lên vào tối 1/8, và sau đó đặt nhân viên tình báo tại Tòa Đại sứ vào vị trí “người không được hoan nghênh” (persona non grata), buộc phải rời khỏi Đức trong vòng 48 giờ.

Giáo sư : “Nghi vấn bắt cóc gây tổn hại cho VN”

Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế, nói với BBC nếu ông Trịnh Xuân Thanh thực sự bị bắt cóc, ép buộc rời Đức thì điều này là hành động chưa từng thấy của Việt Nam.

Nhà nghiên cứu từ Úc cũng đánh giá rằng nếu nghi vấn bắt cóc được chứng minh là đúng thì nó làm tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ song phương trong thời điểm Việt Nam rất cần bạn.

“Việc tuyên bố một cán bộ tình báo của Việt Nam là persona non grata cho thấy phía Đức có vẻ có cơ sở để tin rằng Việt Nam trực tiếp liên quan, vì đây rõ ràng là một hành động vi phạm đến chủ quyền an ninh Đức.”

“Đức là một đất nước rất coi trọng pháp trị. Nói đến tổn hại thì về mặt thương mại, Đức là đối tác thương mại lớn nhất tại châu Âu của Việt Nam, và tại Đức có cộng đồng người Việt rất đông.”

“Sự việc xảy ra khi Việt Nam vốn đang cần rất nhiều bạn trong tình hình đang có tranh chấp ở Biển Đông. Việc xa lánh Đức và vi phạm luật lệ quốc tế sẽ đem lại hậu quả nghiêm trọng cho Việt Nam.”

“Việt Nam đang làm hỏng danh tiếng của mình khi tỏ ra lập lờ với sự thật, không nói thật.”

“Đây là việc bắt giữ một cá nhân đang xin tỵ nạn tại Đức, Đức có trách nhiệm phải bảo vệ và phải xem xét đơn xin tỵ nạn xem có thỏa đáng hay không. Họ không thể bắt người này về Việt Nam được.”

“Đối với Đức, nếu như việc [bắt cóc] có thể xảy ra với một người Việt thì nó cũng có thể xảy ra với bất kỳ ai. Mà trong trường hợp này, đó lại là hành động của một quốc gia bạn hữu, một đối tác chiến lược của Đức.”

“Đức có thể sẽ tiếp tục theo đuổi sự việc. Có thể sẽ có một lệnh trừng phạt cho Việt Nam nếu như phía ngoại giao không thể tìm ra được một giải pháp.”

Khi được hỏi liệu ông có nghĩ chính quyền Việt Nam trực tiếp chỉ đạo vụ mà phía Đức cáo buộc là bắt cóc này hay không, ông Thayer cho rằng ông không rõ việc ra quyết định bắt cóc, nếu có, là một sai sót ở tầm chỉ huy cao cấp hay do nhân viên thực thi ở cấp thấp.

“Việt Nam muốn giải quyết xong các vụ án tham nhũng là để thắt chặt liên minh trong Đảng vốn được thiết lập từ Đại hội Đảng gần đây. Họ cũng liên tiếp bắt giữ giới bất đồng chính kiến để xem phản ứng của phương Tây như thế nào, xem liệu họ có thể chạy thoát con mắt quốc tế với các sự việc như vậy hay không.”

“Nếu cần, Việt Nam rất có thể sẽ có những hành động làm dịu tình hình trước thềm APEC.”

Tin tổng hợp BBC, New York Time & other sources

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt