Hậu duệ nhà cách mạng Phan Bội Châu chế tạo tàu ngầm “Made in Việt Nam”

Anh Phan Bội Trân tên thật là Phan Bội An, hậu duệ của nhà yêu nước Phan Bội Châu (https://vietquoc.org/?p=8055). Cụ của anh Phan Bội Trân là anh em ruột với cụ Phan Bội Châu từng làm quan trong triều Nguyễn. Năm 1974, khi 20 tuổi, anh Trân sang Pháp du học ngành hóa học tại trường đại học Marseille, sau đó theo chuyên ngành về composite (hợp chất) và nhựa kỹ thuật. Năm 1978, sau khi tốt nghiệp đại học, anh Trân ở lại Pháp làm việc cho các hãng chuyên về làm tàu ngầm và vỏ trực thăng… Từ năm 2006 đến nay, anh lập công ty chuyên thiết kế máy móc, vỏ tàu, xe đạp điện, đồ chơi trẻ em… tại Việt Nam.  

Với kinh nghiệm và cố gắng vượt bực, anh Phan Bội Trân đã thành công chế chiếc tàu ngầm “made in Việt Nam” với mức độ hoàn hão 99%.

Từ ý tưởng và hoài bảo

Anh Phan Bội Trân (mặc áo thun trắng, bên phải)

Anh Phan Bội Trân, xuất thân từ gia đình khá giả, nên lúc thiếu thời có điều kiện được theo đuổi kiến thức sách vở. Đi du học Pháp năm 1974. Theo lời anh, khi du học tại Pháp, anh được học chuyên sâu về vật liệu composite (vật liệu hợp chất), đặc biệt là những loại composite chuyên được ứng dụng cho các thiết bị trong tàu ngầm, máy bay trực thăng. Ra trường, kỹ sư mang quốc tịch Việt Nam được nhận vào làm việc tại công ty Comex của Pháp. Comex là công ty chuyên sản xuất tàu ngầm dân sự và sản xuất một số thiết bị cho tàu ngầm quân sự. Do đó, anh đã sớm  được tiếp xúc, nghiên cứu học hỏi về kỹ thuật chế tạo tàu ngầm.

Với sự đam mê sáng chế cùng với kinh nghiệm và suy nghĩ một cách khoa học, anh Phan Bội Trân đã đi đến quyết định chế tạo một chiếc tàu ngầm. Với kiến thức khoa học căn bản vững vàng, và nhiều kinh nghiệm tích lũy được từ những năm dài làm việc tại Comex, chiếc tàu ngầm đầu tiên bằng vỏ hợp chất được ra đời. Anh Phan Bội Trân nói,  “Tôi cũng gặp những khó khăn nhất định. Tuy nhiên cũng có nhiều người ủng hộ tôi thực hiện. Một trong số đó là anh Lê Kế, chủ tịch Hội Biển thành phố Sài Gòn…”

Nói về những khó khăn trên con đường hiện thực ý tưởng chế tàu ngầm của mình, anh Trân tâm sự: “Cái khó đầu tiên cần tính toán và chắc chắn rằng, con tàu thực sự được chế tạo ở Việt Nam. Nghĩa là phải tìm được mọi vật liệu được sản xuất tại Việt Nam với giá thành rẻ nhất. Nếu chế tạo mà phải ra nước ngoài tìm kiếm vật liệu thì vừa phải mua với giá thành cao lại mất đi tính chất “made in Vietnam”. Theo đó, anh Trân quyết tâm dùng vật liệu để hình thành chiếc tàu ngầm “mơ ước” của anh được chế tạo từ  99% chất liệu nội địa, từ vỏ đến các thiết bị quan trọng khác. Chỉ có động cơ của tàu ngầm là phải nhập từ Pháp.

Vượt tự hào là người Việt Nam giúp anh vượt qua những thử thách trên con đường thực hiện hòai bão của mình, anh đã biến nhà riêng của mình thành xưởng chế tạo tàu ngầm với ngổn ngang những máy móc, thiết bị, vật liệu. Và cuối cùng, chiếc tàu ngầm “made in Việt Nam”  đã ra đời. 

Đến hiện thực về tàu ngầm “made in Việt Nam”

Theo giới thiệu của anh Trân, “đứa con tinh thần” được manh nha từ những nhận thức khai thác tiềm năng đáy biển, bảo vệ chủ quyền biển Đông. Và sau một năm thực hiện, chiếc tàu ngầm đã ra đời. Toàn bộ thân tàu được chế tạo bằng hợp chất (composite). Thân tàu dài khoảng 3.2m, bề ngang 1m, cao 1.5m, nặng gần 1 tấn, chở được 1 người. Ngoài ra, tàu cũng được trang bị kính tiềm vọng, bánh lái trước, sau, và hai bên hông… Bên cạnh đó, tàu còn có máy nén khí sử dụng động cơ một chiều, cung cấp khí nén cho người lái… Nếu muốn lặn sâu, đi xa hơn có thể lắp động cơ diesel hay gắn thêm bình nhiên liệu ở bên ngoài vỏ của tàu ngầm.

Chiến tàu ngầm anh Phan Bội Trân hoàn tất sằp thử nghiệm

Tuy nhiên, theo lời anh Trân, tàu tuy bé nhưng có những ưu điểm nhất định. Một trong những ưu điểm của tàu là lớp vỏ được chế tạo từ composite (hợp chất). Chất liệu này làm cho tàu ngầm nhẹ hơn rất nhiều nên di chuyển nhanh hơn, giá thành chế tạo cũng rẻ hơn các loại tàu ngầm vỏ kim loại. Hơn thế nữa, việc thiết kế vỏ bằng composite dễ dàng biến thành tàu ngầm tàng hình. Vì loại hợp chất này không phản xạ tia điện trường, như thế radar sẽ không phát hiện ra.

Sau khi chế tạo thành công, tàu ngầm “made in Việt Nam”, anh Trân cũng rất vất vã trong việc kiếm tìm nơi thử nghiệm. Anh đã phải tự làm hồ nước bằng ván ép đóng thành hình chữ nhật. Để chống thấm nước, ông mua sơn về sơn và lấp các khe hở để giữ nước.

Sau cùng, con tàu ngầm từ “ý tưởng” thành sự thực, thí nghiệm thành công tại hồ bơi của trường trung cấp kỹ thuật Hải Quân TP.HCM (Sài Gòn). Trong lần thử nghiệm này, con tàu có thể lướt trên mặt nước rồi từ từ lặn xuống, quay trái, quay phải. Dưới sự điều khiển của anh Phan Bội Trân, gần 1 giờ đồng đồ, chiếc tàu ngầm mini đã thể hiện phẩm chất của một con tàu ngầm thực sự. Qua những lần thử nghiệm tại địa điểm trên và tại cửa biển Cần Giờ, con tàu có thể di chuyển, lặn sâu được 70m.

Những thành công trên đã thắp lên trong anh Phan Bội Trân ánh sáng hi vọng về những hoài bão. Anh cho biết: “Thực tế, việc chế tạo một con tàu như trên chỉ mất 1 năm. Tuy nhiên, nếu đã có khuôn và những thiết bị, linh kiện, tôi tính toán chỉ cần 1 tháng là xong. Đặc biệt hơn, con tàu ngầm mini hoàn toàn có thể trang bị như một tàu ngầm quân sự với hệ thống hoả tiễn, ngư lôi, chỉ tốn khoảng 15 ngàn USD, rẻ hơn rất nhiều so với các loại tàu ngầm khác. Tôi tính toán, sản xuất 3.000 chiếc chỉ khoảng 45 triệu USD, tương đương chiếc tàu ngầm lớp Kilo Project 63. Điều này cho phép chúng ta có một hạm đội tàu ngầm phục vụ cho các vấn đề dân sự, thậm chí quốc phòng”.

Hiện nay, một trong những hoài bão của anh đã được đưa vào thử nghiệm. Hiện dự án tàu ngầm của anh Phan Bội Trân đang thử nghiệm việc cấp cứu trên biển trong những trường hợp khẩn cấp như bão cấp 12. Tuy nhiên, anh vẫn tin và biết rằng, sáng tạo của mình sẽ không dừng ở đó. Và, những hoài bão của mình sẽ một ngày nào đó sẽ trở thành hiện thực bảo vệ tổ quốc.

Kiều Linh sưu tầm

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt