Giải Nobel Hoà Bình và giá trị đích thực của nó (Phần 2)

Lê Thành Nhân @ https://www.vietquoc.org

Hằng năm vào ngày 10/12 tại thủ đô Olso, Nauy có phát giải thưởng Nobel Hoà Bình cho những tổ chức, cá nhân nào đã đóng góp cho nền hoà bình của nhân loại. Nhân dịp phát giải thưởng Nobel Hoà Bình năm 2013 chúng ta thử tìm giá trị đích thực của giải thưởng cao qúy này qua bài “Giải Nobel Hoà Bình và giá trị đích thực của nó” (phần 2 – tiếp theo và hết)” 

III) Giải Nobel Hoà Bình 2010 trao cho ông Lưu Hiểu Ba thật xứng đáng. 

Giải Nobel Hoà Bình 2010 trao cho ông Lưu Hiểu Ba nhà đấu tranh dân chủ Trung Hoa, một thời làm dư luận xôn xao cho thế giới trước khi trao giải thưởng. Thành thật mà nói rằng chưa có một giải thưởng Nobel nào sôi nỗi như giải Nobel Hoà Bình trao cho ông Lưu Hiểu Ba cuối năm 2010 vừa rồi, vì thế lực chống đối giải thưởng này là cả một Trung Cộng đang mang túi bạc lè kè thật lớn, là cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, là ủy viên thường trực trong 5 ủy viên của Liên Hiệp Quốc ráo riết vận động với vận tốc nước đại chống lại Ủy Ban Giải Nobel Na Uy bé nhỏ ở Olso trong việc chống lại việc trao giải Nobel Hoà Bình cho ông Lưu Hiểu Ba. Vậy thì: 

Lưu Hiểu Ba ông là ai? 

Lưu Hiểu Ba

Lưu Hiểu Ba (Liu Xeaobo, ) sinh ngày 28 tháng 12 năm 1955 tại Trường Xuân, Cát Lâm Trung Hoa. Năm 14 tuổi, theo thân phụ đến Nội Mông trong phong trào Về Nông Thôn, năm 1973 ông trở về làm việc tại một ngôi làng ở Cát Lâm. Năm 1976 ông vào Đại Học Cát Lâm, tốt nghiệp Cử Nhân Văn Chương năm 1982, Cao Học Văn Chương 1984. Ông được mời ở lại làm giáo sư trường này. Và tiếp tục lấy bằng Tiến Sĩ Văn Chương năm 1988 tại Đại Học Cát Lâm. Tiến Sĩ Lưu Hiểu Ba là một nhà trí thức đấu tranh nhân quyền và tự do dân chủ nỗi tiếng của Trung Quốc, mục đích đấu tranh của ông là đem nhân quyền tự do dân chủ cho 1.3 tỷ người dân Trung Hoa đang bị vùi dập dưới chế độ độc tài Cộng Sản Trung Hoa (Trung Cộng). Sau khi tốt nghiệp Tiến Sĩ, ông được mời làm giáo sư thỉnh giảng tại Đại Học Columbia, Đại Học Chicago, Đại Học Haiwaii tại Hoà kỳ, và Đại Học Olso tại Na Uy. Khởi đầu sự nghiệp đấu tranh cho nhân quyền bằng những bài viết từ những năm 1980 phát tán trong thành phần trẻ và người dân Trung Hoa, những bài viết có tính cách phê phán chế độ độc tài của Trung Cộng. Những tác phẩm như “Phê phán về quyền lựa chọn”, “Đối thoại với Le Zehou (1987)”, “Thẩm mỹ và quyền con người (1988)”… cùng với những trả lời phỏng vấn trên báo chí của ông với lời lẽ khá khôi hài nhưng không kém sâu sắc đả kích chế độ Cộng Sản như khi trả lời Giải Phóng Nguyệt  Báo tại Hồng Kông năm 1988 rằng: “Hỏi: Với những điều kiện nào thì Trung Quốc mới có thể thực hiện được một cuộc cách mạng lịch sử thật sự?”. Lưu Hiểu Ba đã trả lời:“Làm thuộc địa 300 năm. Hồng Kông 100 năm làm thuộc địa mới có thể trở thành như ngày nay. Trung Quốc rộng lớn như thế, tất nhiên cần phải là thuộc địa đến 300 năm thì mới có thể trở thành như Hồng Kông ngày nay. Mà 300 năm đã đủ chưa, tôi vẫn còn nghi ngờ”.  Lưu Hiểu Ba là một trong 4 nhà lãnh đạo Biến Cố Thiên An Môn tháng 4/1989.

Khi vụ Thiên An Môn xẩy ra thì ông Lưu Hiểu Ba đang ở Hoa kỳ, ông tức tốc trở về Bắc Kinh để có mặt cùng đấu tranh với sinh viên trong biến cố lịch sử trọng đại ấy. Sau khi Thiên An Môn thất bại, ông bị bắt và nhốt trong nhà tù nghiêm ngặt, bên ngoài thì bị báo chí Trung Cộng xỉ vả là “Chó Điên (Mad Dog), Bàn Tay Bí Mật (Black Hand) xúi dục sinh viên nổi dậy lật đổ chính quyền Xã Hội Chủ Nghĩa”. Tất cả sách, bài viết của ông bị tịch thu và cấm xuất bản. Năm 1991, ông được thả ra, cả một cuộc tan nát gia đình, vợ và con của ông được ra đi định cư tại Hoa Kỳ, còn ông cương quyết ở lại cùng đấu tranh với người dân Trung Hoa yêu chuộng tự do dân chủ. Lúc này, việc làm của ông hằng ngày là viết những bài về nhân quyền, tự do và chuẩn bị xuất bản những cuốn sách của ông tại Đài Loan hay Hồng Kông. Năm 1993 ông đi thăm nước Úc, bạn bè chiến hữu khuyên ông nên ở lại nước ngoài nhưng ông một mực từ chối và trở về Trung Quốc tiếp tục đấu tranh tự do nhân quyền trong nước. Năm 1995 lại bị bắt cầm tù 6 tháng, 1996 được thả ra và kết hôn với bà Lưu Hà. Cuối năm 1996 lại bị bắt vì tội “phá hoại trật tự xã hội”, thật ra chẳng phải phá hoại gì mà để ông Lưu Hiểu Ba ở ngoài thì người dân Trung Hoa lại có cơ hội quấy động đấu tranh cho tự do dân chủ nên đưa ông vào trại lao động cải tạo cho yên. Tháng 01/1999 được thả ra khỏi tù nhỏ, lại rơi vào trại tù lớn, ông bị cấm cố tại gia “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Công an Trung Cộng lập trạm gác ngay trước nhà để kiểm soát tất cả những người ra vào nhà ông. Các phương tiện điện thoại, internet đều bi nghe lén, ngăn chận và kiểm duyệt. Bắt đầu năm 2000 ông lại viết những bài nhân quyền, sửa lại những tác phẩm chưa xuất bản để đưa ra xuất bản ở nước ngoài, cũng trong năm đó ông đồng sáng lập Trung Tâm Văn Bút Trung Hoa sinh hoạt độc lập, và sau đó ông được bầu làm Chủ Tịch trung tâm văn bút này. Những bài viết của ông Lưu Hiểu Ba kêu gọi đa đảng chính trị, kinh tế thị trường, giá trị của tự do dân chủ, ủng hộ sự phân quyền trong guồng máy chính trị, và nhà cầm quyền Cộng Sản nhận thức vấn đề sái trái của họ.

Lưu Hiểu Ba (Nobel Peace Prize 2010)

Tháng 10 năm 2008, Hiến Chương 08 (Charter 08) ra đời tại Trung Quốc với chữ ký của 350 nhà trí thức Trung Hoa, và ông Lưu Hiểu Ba là người đứng đầu trong danh sách ký tên ấy. Nội dung Hiến Chương 08 (3) đòi hỏi tự do dân chủ cho người dân Trung Hoa với đoạn mở mở đầu thách thức: “Một trăm năm đã trôi qua từ khi có hiến pháp đầu tiên của Trung Quốc. Năm 2008 cũng đánh dấu kỷ niệm sáu mươi năm ban hành Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, là năm kỷ niệm lần thứ ba mươi xuất hiện Bức Tường Dân Chủ  Bắc Kinh, và năm thứ mười Trung Quốc ký kết bản Công Ứớc Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị. Chúng tôi đang tiến tới kỷ niệm hai mươi năm vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 của sinh viên biểu tình đòi dân chủ. Những người dân Trung Quốc đã chịu đựng thảm họa nhân quyền và đấu tranh gian khổ trong suốt bao nhiêu năm, bây giờ mọi người đã thấy rõ tự do, bình đẳng,  nhân quyền là những giá trị phổ quát của nhân loại,  nền dân chủ với một chính phủ hợp hiến là khuôn khổ căn bản để bảo vệ các giá trị của nó. Khởi từ những giá trị đó, nhà nước Trung Quốc tiếp cận “hiện đại hóa đã thất bại một cách thê thảm.  đã tước đoạt quyền sống của người dân, phá huỷ nhân cách, băng hoại những quan hệ bình thường giữa con người. Vì vậy, chúng tôi hỏi: đâu  Trung Quốc đứng đầu trong thế kỷ XXI? Sẽ tiếp tục công cuộc “hiện đại hóa” dưới chế độ độc tài toàn trị, hay sẽ đón nhận các giá trị nhân bản phổ quát, tham gia vào dòng chính của các quốc gia văn minh, và xây dựng một hệ thống dân chủ?  thể nào tránh khỏi những câu hỏi này.” 

Thế là ông lại bị bắt vào tù, ngày 1/12/2009 trước toà án Cộng Sản Trung Hoa, báo chí ngoại quốc bị cấm không được đến, không một nhà ngoại giao nước nào được phép vào tham dự, kể cả vợ ông, bà Lưu Hà, cũng không được vào phòng xử án… nhà cầm quyền Trung Cộng kết án ông 10 năm lao động khổ sai cải tạo, trước tòa án ông đã dõng dạt tuyên bố: “Tôi không có kẻ thù, và không thù hận. Những người cảnh sát đã theo dõi, bắt giữ và thẩm vấn tôi, các công tố viên đã truy tố tôi, hoặc các thẩm phán kết tội tôi, không ai là kẻ thù của tôi cả. Trong khi tôi không thể chấp nhận sự kiểm soát, bắt giữ, truy tố hoặc tuyên án của họ, tôi tôn trọng nghề nghiệp và tính cách làm việc của họ. Kể cả những người truy tố tôi hiện nay: tôi đã nhận thức được sự tôn trọng và chân thành của họ trong cuộc thẩm vấn tôi ngày 03 tháng 12. Sự hận thù, nó sẽ bào mòn trí tuệ và thu chột lương tâm của con người, cái tâm thù hận có thể gây độc hại cho tinh thần quốc gia, kích động cuộc đấu tranh tàn bạo và gây ra cái chết triền miên, phá hủy sự khoan dung và nhân bản của xã hội, và ngăn chặn sự tiến bộ của một quốc gia tiến đến tự do và dân chủ. Vậy tôi hy vọng để có thể vượt qua những thăng trầm của cá nhân trong việc tìm hiểu sự phát triển của nhà nước và những thay đổi trong xã hội,để chống lại sự thù địch của chế độ với ý định tốt nhất, và sẽ tháo gỡ thù hận bằng tình thương …. Tôi không cảm thấy có tội khi đi theo những điều tôi cho là đúng, đó là tự do phát biểu, để hoàn thành trách nhiệm công dân một nước Trung Hoa. Ngay cả khi bị buộc tội, tôi sẽ không khiếu nại”. 

Ông Lưu Hiểu Ba đã được chọn nhận giải Nobel Hoà Bình năm 2010. Khi nghe tin trúng giải, ở trong tù ông tuyên bố sẽ tặng tất cả những số tiền thưởng của giải Nobel cho những nạn nhân bị thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Ông không được ra khỏi tù để nhận giải, cả vợ, hai em trai, và người bạn thân nhất của ông cũng bị công an theo sát từng bước không cho rời khỏi Trung Quốc, và chắc chắn không được đến tham dự lễ trao giải thưởng. Ông còn nói “nếu thả ông ra để đi nhận giải Nobel mà không cho trở về Trung Quốc thì ông sẽ không đi”. Sau khi nhà cầm quyền Trung Cộng điên cuồng dùng mọi hình thức răn đe để ngăn chận Ủy Ban Nobel Na Uy không được trao giải Nobel Hoà Bình cho nhà dân chủ Lưu Hiểu Ba bị thất bại, chúng quay qua vận động các nước không đến tham dự lễ trao giải thưởng cho ông Lưu Hiểu Ba vào ngày 10/12/2010 tại Olso, Na Uy. Tội nghiệp thay! chỉ có 19 nước trên thế giới không gửi đại diện đến tham dự, trong đó có nhà nước Cộng Sản Việt Nam. Với sự vận động mất bình tỉnh, hung hăng thiếu tư cách của một nước mang danh cường quốc số 2 về kinh tế, đã biến nhà cầm quyền Trung Cộng thành trò hề trên trường quốc tế, uy tín bị sụt xuống tận tầng đáy. Sau khi ông Lưu Hiểu Ba được tuyên bố trúng giải Nobel Hoà Bình thì các bạn hữu và chiến hữu của ông, và nhất là bà Lưu Hà vợ ông bị công an Trung Cộng không ngừng theo dõi,vùi dập, đe doạ… Thì ra, TỰ DO là vũ khí vạn năng, NHÂN QUYỀN là lưỡi kiếm Đồ Long Đao vô địch, cả một bạo quyền Trung Cộng với 60 triệu đảng viên, với hàng triệu công an đầy hơi ngạt, lựu đạn cay, và vũ khí hủy diệt mà phải run sợ trước một khôi nguyên Nobel Hoà Bình, vì sao? Vì họ dám đánh đổi mạng sống của mình để cất cao tiếng nói đòi tự do, nhân quyền mà cả nhân dân Trung Hoa đang hướng về trông đợi. Ngày 10/12/2010, tại Tòa Thị Chính Olso, trước những chiếc ghế trống trên hàng danh dự dành cho ông Lưu Hiểu Ba và thân nhân, đằng sau cả ngàn quan khách trong đó có 46/65 đại diện ngoại giao các quốc gia có trụ sở tại thủ đô Na Uy đến dự.

Chủ tịch Ủy Ban Giải Nobel Na Uy, ông Thorbjoern Jagland, nhìn vào mấy ghế trống danh dự dành cho ông Lưu Hiểu Ba và thân nhân, ông đã tuyên bố “chỉ với bằng chứng này thôi, cho thấy giải thưởng được trao là cần thiết và thích hợp”, rồi ông tiếp “ông Lưu Hiểu Ba không làm gì sai trái, ông sẽ được phóng thích”, cả hội trường đứng dậy hoan nghênh với những tràng vỗ tay vang dội xé tan bầu không khí lạnh giá của thời tiết mùa Đông Bắc Âu. Ông Thorbjoern Jagland tiến lên đặt chiến huy chương và bằng công nhận giải Nobel Hòa Bình vào chiếc ghế trống dành cho ông Lưu Hiểu Ba trong tiếng reo hò với những tràng pháo tay không ngớt. Nữ diễn viên điện ảnh Na Uy đọc bài “tôi không có kẻ thù” của ông Lưu Hiểu Ba đã phát biểu tại tòa án Trung Cộng trước khi bị kết án. Đây là lần đầu tiên trong 74 năm, giải thưởng 1.4 triệu USD được trao cho người vắng mặt đang nằm trong tù, không thân nhân đại diện nhận lãnh. Nhiều giới chức cao cấp Hoa Kỳ và Châu Âu bộc lộ “Lưu Hiểu Ba là anh hùng của chúng ta”. Bên ngoài dưới tiết trời băng giá, nhiều người Việt Nam trong tay với cờ Vàng Ba Sọc Đỏ hoan hô chúc mừng nhà dân chủ Lưu Hiểu Ba đoạt giải Nobel Hoà Bình năm 2010. 

Giải Nobel Hoà Bình 2013 quyết định sẽ trao cho tổ chức OPCW (Organisation for the Prohibition of Chemical Weapons) Chống Lại Vũ Khí Hóa Học, để tưởng thưởng công lao cho những cố gắng không ngừng để loại bỏ việc xử dụng vũ khí hóa học trên thế giới. Khi được trúng cử nhận giải thưởng Nobel Hoà Bình năm 2013 ông Giám Đốc OPCW Ahmet Üzümcü đã phát biểu ý kiến: 

“Chúng tôi là một tổ chức nhỏ trong hơn 16 năm, và tránh xa sự phổ biến của cộng đồng quốc tế, đã gánh vác một nhiệm vụ nặng nề nhưng cao quý – làm người canh gác lệnh cấm toàn cầu về vũ khí hóa học đã có hiệu lực vào năm 1997. Năm đó, một nỗ lực của hằng trăm năm đã thành công với Công ước Vũ khí Hóa học có hiệu lực trước quốc tế. Tổ chức của chúng tôi đã được giao nhiệm vụ xác minh việc loại bỏ vũ khí hóa học mà thế giới đã quy ước tất cả các quốc gia phải tuân thủ. Chúng tôi có kể từ đó đã làm việc với sự quyết tâm trong sự yên lặng để thế giới thoát khỏi những vũ khí ghê tởm – vũ khí đã sử dụng với kết quả khủng khiếp và rùng rợn trong thế kỷ thứ 20, và thật đáng buồn, trong thời đại chúng ta Các sự kiện ở Syria đã là một lời nhắc nhở bi thảm mà vẫn còn nhiều việc chưa được thực hiện. Trái tim của chúng tôi đi ra ngoài cho người dân Syria những người gần đây nạn nhân của sự khủng khiếp của vũ khí hóa học” 

Hôm nay 10/12/2013 lễ phát giải thưởng Nobel Hoà Bình (1.5 million USD) được trao cho Organisation for the Prohibition of Chemical Weapons (OPCW).

Thay lời kết: 

Gần đây chúng ta thấy rằng, người nhận giải Nobel Hòa Bình đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thể các chế độ độc tài, phân biệt chủng tộc…họ trở thành tụ điểm của toàn dân, một Nelson Mandela đã thành công, một Aung San Suu Kyi là điểm hội tụ của người dân Miến Điện, một đức Đạt Lai Lạt Ma là niềm tin chiến đấu của nhân dân Tây Tạng trong cuộc chiến dành lại độc lập tự do, và gần đây một Lưu Hiểu Ba sẽ là điểm hội tụ của nhân dân Trung Hoa vùng lên dành tự do dân chủ trong tay bạo quyền độc tài Trung Cộng. Tại Việt Nam đại lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ đã từng được đề cử vào giải Nobel Hoà Bình đã vào được vòng chung kết, nhưng chưa thành Khôi Nguyên Nobel Hoà Bình, thật đáng tiếc.  Vinh dự biết bao cho những người được nhận giải Nobel Hoà Bình đã cống hiến cả cuộc đời để phục vụ nhân sinh, họ xứng đáng là ngọn hải đăng soi đường cho tự do dân chủ. Những giá trị tự do dân chủ không dễ gì mà có, các quốc gia trên thế giới muốn có tự do phải đánh đổi bao nhiêu xương máu, chiến đấu qua bao thế hệ. Còn những nguyên khôi Nobel Hoà Bình một mình tự nguyện chấp nhận mọi cực hình xối đổ lên đầu họ để làm ngọn sóng triều dâng cho luồng sóng tự do dân chủ, những giá trị đó được trả giá thật đắt bởi những ngày tù khổ sai, bởi những vùi dập toan tính dã man của chế độ thú quyền độc tài đảng trị. 

Ngày 10 tháng 12 năm 2013

Lê Thành Nhân 

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt