Giai đoạn nguy hiểm nhất trong cuộc phản công của Ukraine

Những mũi tên màu xanh là quân Ukraine đang phản công quân Nga

Giới quan sát nhận định, cuộc phản công của Ukraine đã khởi động, đánh dấu thời điểm đặc biệt nguy hiểm cho nước này, thậm chí cả khi Ukraine nhận được các vũ khí hiện đại từ phương Tây.

Giai đoạn nguy hiểm và khó khăn nhất

Quân đội Ukraine, trong đó có các đơn vị chiến đấu được huấn luyện chiến thuật và được trang bị vũ khí tối tân, đang tấn công ở nhiều vị trí khác nhau, Washington Post đưa tin sau khi Ukraine cho biết đã nhận được xe tăng phương Tây – điều mà các chuyên viên nhận định có thể là dấu hiệu cho sự khởi đầu của một cuộc phản công.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết rằng: “Trong bức tranh xung đột đầy phức tạp, giao tranh dữ dội vẫn tiếp diễn ở nhiều khu vực dọc tiền tuyến” .

Ukraine vẫn chưa thông báo chính thức về cuộc phản công nhưng các quan chức Ukraine đã xác nhận với ABC News rằng, cuộc phản công đang diễn ra. Một quan chức và một binh lính Ukraine cũng xác nhận với NBC thông tin tương tự, trong khi Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh – một think tank có trụ sở tại Washington theo dõi cuộc xung đột ở Ukraine nhận định ngày 8/6 rằng: “Cuộc phản công của Ukraine đã bắt đầu”.

Dường như Ukraine đã tiến hành chiến dịch tấn công nhằm vào các phòng tuyến của Nga ở Zaporizhzhia và Donetsk và nhiều vị trí khác trên tiền tuyến. Theo Business Insider, Ukraine đạt được một vài thành quả nhưng các cuộc tấn công ở những nơi khác dường như ít hiệu quả hơn.

Một mục tiêu trong cuộc phản công của Ukraine là chia cắt “hành lang trên đất liền” nối Nga với các vùng lãnh thổ mà nước này kiểm soát ở vùng Đông Nam, đồng thời làm gián đoạn các tuyến hậu cần thiết yếu của quân Nga.

Dù vậy, giới quan sát cho rằng, bất kể mục tiêu là gì, việc Ukraine có thể đối diện với một cuộc giao tranh khó khăn và khó có khả năng tạo nên chiến thắng đáng kể, sẽ đe dọa đến sự hỗ trợ quân sự từ phương Tây hoặc thậm chí có thể đẩy Ukraine phải bước vào bàn đàm phán. Theo một số chuyên viên, rủi ro của Ukraine trong cuộc phản công này rất cao.

Các nước phương Tây đã cung cấp cho Ukraine nhiều thiết bị quân sự, trong đó có các xe tăng chiến đấu chủ lực, xe bọc thép và số lượng lớn đạn dược ngay trước cuộc phản công. Ukraine cũng được huấn luyện các chiến thuật từ phương Tây.

Chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ Đại Tướng Mark Milley tuần này cho biết, lực lượng vũ trang Ukraine đã “được chuẩn bị tốt” cho cuộc phản công nhưng “còn quá sớm để nói về kết quả”. Tấn công là một nhiệm vụ khó khăn và vị trí thuận lợi hơn thường nghiêng về bên phòng thủ.

Nga đã dành nhiều tháng để đào hào chiến và xây dựng các rào chắn cũng như tăng cường các phòng tuyến để chuẩn bị cho cuộc phản công của Ukraine. Một số nhà quan sát nhận định, không giống như cuộc tấn công vào mùa hè năm ngoái ở Kharkiv, các lực lượng của Ukraine đang đối diện các vị trí phòng thủ kiên cố hơn nhiều của đối phương.

Tờ New York Times vào đầu tuần này đã phân tích chiến hào của Nga và nhận định đó là thách thức khó khăn cho binh lính Ukraine, đòi hỏi cần có kế hoạch cẩn thận, phối hợp các phương tiện chiến đấu cũng như số lượng lớn đạn dược và hỏa lực.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh đánh giá rằng: “Các chiến dịch tấn công ban đầu có lẽ sẽ là giai đoạn khó khăn nhất và chậm nhất bởi họ phải thâm nhập vào những vị trí được phòng thủ kiên cố. Những bước lùi ban đầu là điều có thể xảy ra. Giai đoạn này cũng có thể chứng kiến tổn thất cao nhất của Ukraine”.

Think tank này cũng nhận định “quân đội Ukraine từ lâu đã xác định giai đoạn thâm nhập trong cuộc tấn công của các lữ đoàn cơ giới là nguy hiểm nhất và tốn kém nhất”, đồng thời cho rằng, “thành công hay thất bại của giai đoạn này có lẽ sẽ không được thể hiện rõ ràng”.

Dẫn lời 2 quan chức cấp cao Mỹ, CNN đưa tin ngày 8/6 rằng các lực lượng của Ukraine đã vấp phải sự kháng cự lớn hơn dự đoán và chịu tổn thất về lực lượng cũng như vũ khí hạng nặng khi cố gắng xuyên thủng phòng tuyến của Nga ở khu vực phía Đông.

Tình thế của Nga và Ukraine hiện nay

Mặc dù Nga không kiểm soát thêm nhiều lãnh thổ ở Ukraine kể từ mùa Thu năm ngoái nhưng nước này có thời gian để củng cố lực lượng và các phòng tuyến. Trải dài hàng trăm cây số, các dây thép gai, hào và vũ khí đã thiết lập nên “hệ thống phòng thủ được mở rộng chưa từng thấy kể từ Thế chiến II ở châu Âu”, Seth G. Jones, Giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế thuộc Trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế – một think tank tại Washington cho hay.

Dù vậy, giới quan sát cho rằng, tiền tuyến trải dài cả nghìn cây số đồng nghĩa với việc quân đội Nga phải dàn mỏng lực lượng. Nếu không biết Ukraine thâm nhập ở đâu, quân đội Nga khó có thể bảo vệ một số vị trí nhất định.

“Sẽ luôn có lối vào các phòng tuyến. Vấn đề ở đây nằm ở việc họ khai thác các nhược điểm của đối phương tại các vị trí đó cũng như thúc đẩy các lực lượng tấn công như thế nào”, chuyên viên Jones bình luận.

Năm ngoái, Ukraine tuyên bố đã giành lại một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Kherson nhưng chỉ ở bên bờ Tây của sông Dnieper. Dòng sông rộng lớn này giống như một ranh giới phân chia giữa quân đội Ukraine và quân Nga. Vượt sông Dnieper là điều khả thi – các nhóm nhỏ binh lính của Ukraine đã thực hiện điều này nhưng đây là một vấn đề chiến thuật lớn.

Vấn đề trên có thể sẽ trở nên khó khăn hơn với Ukraine sau khi sự cố vỡ đập thủy điện Kakhovka tuần này gây ra tình trạng ngập lụt, bởi điều đó đã định hình lại chiến trường, cắt đứt một trong những tuyến đường vượt sông còn lại.

Nhiều người dự đoán cuộc phản công của Ukraine sẽ diễn ra theo hướng Zaporizhzhia nhằm chia cắt hành lang trên đất liền nối Nga với Bán đảo Crimea nhưng Nga đã biết điều này và dành hơn 6 tháng qua tăng cường phòng thủ trong khu vực bằng hệ thống hào, bãi mìn và chướng ngại vật chống tăng. Vượt qua các phòng tuyến trên sẽ cần thời gian, nỗ lực và trang thiết bị trong khi điều đó cho phép các lực lượng dự bị của Nga tổ chức lại và phản công trước khi Ukraine có thể tạo đột phá.

Mỹ đã cung cấp số lượng vũ khí đáng kể cho Ukraine từ tháng 11 năm ngoái, trong đó có phương tiện chiến đấu bộ binh Bradley, xe tăng chủ lực M1A2 Abrams và hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot. Các nước châu Âu cũng hỗ trợ Ukraine lấp đầy khoảng trống về vũ khí khi cung cấp cho Ukraine xe tăng Leopard 2 và tên lửa tầm xa Storm Shadow. Mỹ gần đây đã thông qua việc cung cấp tiêm kích F-16 cho Ukraine, mặc dù giống như xe tăng Abrams, Ukraine có thể phải chờ đợi nhiều tháng mới có thể sử dụng chúng.

Tin tổng hợp

 

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt