Giấc mơ của Vladimir Putin đang thách thức khối NATO

Putin trong áo trận rằn ri thách thức ông già Biden..

Trong bài “Giấc mơ của Vladimir Putin”, tác giả Dominique Moisi trên Les Echos nhận định tổng thống Nga không phải là người gây ra biến loạn ở Kazakhstan, nhưng đã nắm lấy cơ hội thuận lợi giữa cuộc khủng hoảng Ukraine. Nhưng liệu lá bài của Nga có lấn lướt được châu Âu và Hoa Kỳ?

Cách đây hơn 30 năm, khối Liên Xô sụp đổ như một lâu đài bằng giấy trong sự vui mừng của mọi người. Không có giọt máu nào đổ, trừ việc vợ chồng Ceaucescu bị xử tử ở Rumani. Ông Mikhail Gorbatchev từ chối dùng vũ lực chống lại những tiến trình dân chủ đang diễn ra. Nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô có trái tim biết cảm thông, nhưng đó không phải là trường hợp của các lãnh đạo ở Belarus và Kazakhstan ngày nay. Để giữ ghế, họ không ngần ngại dùng đến những biện pháp thô bạo nhất “ra lệnh bắn người dân”, nhất là đã yên tâm có sự hỗ trợ tích cực của nhà độc tài Vladimir Putin.

Sau khi bị bất ngờ bởi các cuộc “cách mạng màu” như ở Ukraine năm 2014, Nga chừng như quyết tâm chống lại những phong trào phản kháng dân chủ. Cùng với việc bảo vệ nhà cầm quyền Belarus và Kazakhstan chống lại ý nguyện của người dân hai nước này, Moscow còn phản đối quyền của Ukraine được tự do chọn lựa vận mệnh. Phải chăng tham vọng của Putin là viết lại lịch sử hậu chiến tranh lạnh ở châu Âu, lợi dụng một tương quan lực lượng thuận lợi hơn so với cách đây 30 năm?

Với việc can thiệp vào Kazakhstan, Nga tự cho mình cái quyền tuyệt đối về vận mệnh chính trị của các chư hầu cũ, thông qua Hiệp Ước An Ninh Tập thể gồm sáu nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây. Vẫn còn quá sớm để biết được những gì đã thực sự diễn ra tại Kazakhstan, ngoài con số ít nhất 225 người chết và 8,000 người bị bắt. Có phải như chính quyền đương nhiệm nói, là âm mưu đảo chính từ bên ngoài, cộng với phong trào phản kháng của dân chúng, trong một đất nước tham nhũng và bất bình đẳng sâu sắc?

Putin nhân cơ hội này đã biểu dương lực lượng, đưa hơn 3,000 quân vào Kazakhstan để dằn mặt Ukraine và phương Tây. “Các vị đe dọa trừng phạt kinh tế, tìm kiếm lối thoát ngoại giao, nhưng các xe tăng của tôi đã vào vị trí”. Tự tin vào dân tộc chủ nghĩa, Putin cảm thấy bất khả xâm phạm, trước một Hoa Kỳ với nền dân chủ đang yếu đi và một châu Âu mờ nhạt. Tuy nhiên theo Les Echos, tất cả không phải đều là màu hồng cho Vladimir Putin. Những lý do thúc đẩy người dân Kazakhstan xuống đường vẫn còn đó, Belarus cũng tương tự. Chế độ có thể bịt miệng họ, nhưng được bao lâu?

Khi hỗ trợ những chế độ độc tài bất nhân, Nga nhận lấy rủi ro cho tương lai; và những khiêu khích của Moscow đã đẩy người dân Ukraine về phía phương Tây. Hãy thử hình dung những hình ảnh chiến tranh ở Ukraine cộng với đại dịch bùng phát kể cả ở kẻ đi xâm lăng, liệu có tốt đẹp cho Putin? Theo thăm dò mới nhất của Viện Levada, chỉ có 32% người Nga muốn coi nước mình là “đại cường được tôn trọng và lo sợ trên thế giới”. Trong giấc mơ vĩ cuồng, Putin có thể đơn độc hơn là ông ta tưởng.

Campuchia: Sihanoukville trở thành “thủ đô” tội phạm mạng Trung Cộng

Nhìn sang châu Á, Le Monde có bài phóng sự dài nói về những “thành phố cấm” của bọn tội phạm có tổ chức người Hoa ở Sihanoukville, Campuchia. Hưởng lợi nhiều từ “Con đường tơ lụa mới”, nhưng Campuchia cũng chịu đựng những tác hại như các sòng bạc bất hợp pháp ở Sihanoukville của người Hoa. Đặc phái viên Le Monde đến thăm “Chinatown”, khu phố có 11 tòa nhà cao 11 tầng nằm cách bãi biển xinh đẹp Otres chưa đầy 200 mét. Chinatown chỉ là một trong 12 khu vực chuyên về cờ bạc và lừa đảo trên mạng do người Hoa tổ chức tại Campuchia, với khoảng mấy chục ngàn nhân viên dưới sự giám sát của các ông chủ Trung Cộng và các băng đảng đủ loại.

Phóng viên gặp gỡ cô Sem Chakrya, nữ nhân viên người Khmer, một trong những mắt xích của “sát trư bàn” (sha zhu pan). Các nạn nhân trước hết bị dụ dỗ từ những trang website môi giới, rồi được xúi giục tham gia chơi xổ số và những trò cờ bạc trên mạng, hay đầu tư vào tiền ảo. Ban đầu họ được nhử cho thắng những món tiền nhỏ, “con heo đất” này được vỗ béo cho đến khi bị rút rỉa hết tiền bạc. Bắc Kinh trấn áp những trò lừa đảo này ở Hoa Lục, khiến bọn tội phạm chạy sang các nước Đông Nam Á khác hoạt động, mà Sihanoukville là “thủ đô”. Mục “chuyện linh tinh” trên báo chí địa phương luôn phong phú với những vụ bắt cóc, thanh toán, ma túy, mãi dâm…

Trong đại dịch, những nhân viên người Hoa hoặc các quốc tịch khác bị giữ hết giấy tờ, không thể ra đi. Nhờ là người Khmer, cô Sem Chakrya có thể nghỉ việc. Vài tháng trước, cô nhận được tin nhắn từ nhóm Facebook các nhân viên đồng hương đề nghị đăng tấm ảnh của một thanh niên người Việt ở Chinatown với chữ RIP (an nghỉ): anh bị ông chủ Trung Cộng đánh đập và đẩy khỏi cửa sổ rơi xuống chết, sau đó nói rằng nạn nhân tự sát. Tờ Khmer Times nêu ra trường hợp 44 người lao động Indonesia, 103 người Thái Lan được giải cứu. Còn anh Xiao Xiong, một người Hoa sống ở Nội Mông, giấu được một điện thoại di động đã liên lạc với cảnh sát Campuchia nhưng lại bị tiết lộ cho ông chủ. Rốt cuộc anh ta cầu cứu thủ tướng Hun Sen trên…trang Facebook của ông, và hai ngày sau được tự do!

Miến Điện: Tập đoàn quân sự quyết triệt hạ đối lập

Cũng về Đông Nam Á, bài xã luận của Le Monde phê phán việc tập đoàn quân sự Miến Điện quyết triệt hạ đối lập. Bà Aung San Suu Kyi, 76 tuổi, hôm 10/01 đã bị lãnh thêm 4 năm tù vì tội nhập khẩu bất hợp pháp các máy bộ đàm.

Các chính phủ phương Tây trước đây bớt tầng suất ủng hộ bà Aung San Suu Kyi, do bà từ chối lên án việc quân đội Miến Độn diệt chủng người thiểu số Rohingya. Đó là một vết nhơ về đạo đức, tuy nhiên theo tờ báo, các nước dân chủ không nên dửng dưng trước số phận của nhà lãnh đạo đối lập Miến Điện. Khi đến thăm tướng Min Aung Hlaing, thủ tướng Campuchia đã đơn phương phá vỡ sự cô lập mà ASEAN đã cố gắng tạo ra với chính quyền quân sự Miến Điện. Điều này không gây ngạc nhiên đối với chế độ như của Hun Sen, nhưng thế giới tự do cũng không nên để nhân dân Miến Điện bị rơi vào quên lãng.

Trung Cộng: Cấm dạy thêm, bất bình đẳng càng tăng

Liên quan đến Trung Cộng về mặt xã hội, La Croix cho biết “Các gia đình Trung Cộng vét sạch tiền để cho con học thêm”. Từ tháng 7/2021, các công ty tư nhân chuyên về dạy thêm bị buộc phải đăng ký như tổ chức phi lợi nhuận, dẫn đến việc khoảng mấy chục ngàn giáo viên đã bị sa thải. Nhưng nhiều cơ sở đã lách luật, chuyển thành các “trường năng khiếu”, thực ra trường chỉ dạy lén môn Anh Văn và Toán là hai môn chính để có thể vượt qua kỳ thi tú tài (cao khảo) khó khăn.

Trên thực tế, nhiều gia đình tiếp tục dành phần lớn ngân sách để đầu tư cho tương lai con cái. Chi phí khoảng 4,000 nhân dân tệ mỗi tháng (627 USD). Quá tầm tay với của 600 triệu người Trung Cộng có thu nhập chỉ 136 USD/tháng.

Theo mục điểm báo của RFI

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt