Giới trẻ trong nước hết vô cảm khi Trung Cộng hiếp đáp dân Việt

Nhân vụ Cộng Sản Trung Hoa chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng cách Quốc Vụ Viện Trung Cộng lập huyện Tam Sa trưc thuộc tỉnh Hải Nam để cai quản hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước tình hình như vậy thanh niên, sinh viên trong nước cảm thấy đau xót trước cảnh mất nước nhưng nhà cầm quyền CSVN không có một phản ứng nào ngoài việc đưa những lời chiếu lệ của Phát Ngôn Viên Lê Dũng. Họ đang đứng lên biểu tình để bộc lộ lòng yêu nước. Bài bình luận của bình luận gia Lý Đại Nguyên.

GIỚI TRẺ TRONG NƯỚC HẾT VÔ CẢM KHI TRUNG CỘNG

HIẾP ĐÁP VIỆT NAM

Lý Đại Nguyên

Trước việc quốc vụ viện Trungcộng phê chuẩn thành lập cơ quan hành chánh huyện Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việtnam, mà nhà cầm quyền Việtcộng chỉ cho phát ngôn viên bộ Ngoại Giao lên tiếng xác nhận chủ quyền cho có lệ, chứ không dám triệu tập đại sứ Trungcộng tại Hànội tới bộ ngoại giao để phản đối, hay gởi công hàm lên án chính phủ Bắc Kinh đã không tôn trọng Công Ước của LHQ về luật biển 1982, và tinh thần của Tuyên Bố về cách Ứng Xử của các bên trên Biển Đông đã ký năm 2002. Rõ ràng là Việtcộng tỏ vẻ khiếp nhược trước sự hiếp đáp quá đáng của quan thầy Trungcộng. Vì cả thế giới vẫn chưa quên, ngày 19/01/1974, Trungcộng đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Việtnam Cộnghòa, trước mũi của hạm đội Mỹ, và ngày 14/04/1988, chúng đánh cướp một vài đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa từ tay Việtcộng.

Chính vì vậy đã gây căm phẫn trong toàn dân, nên ngày 07/12/07, chỉ cần lời kêu gọi phát đi mấy lần trên mạng internet là: “Phải làm gì hỡi những thế hệ trẻ yêu nước, cha ông chúng ta đã phải hy sinh bao nhiêu xương máu để bảo vệ từng tấc đất Việtnam yêu dấu. Nhiệm vụ của chúng ta là phải bảo vệ nó” Rồi đưa ra lời mời gọi biểu tình: “Nếu bạn tham gia, hãy tập trung tại Đại Sứ quán Trung Quốc tại Hànội, số 64 Hoàng Diệu. Ở Sàigòn , Tổng Lãnh Sự quán Trung Quốc, số 39 Nguyễn thị Minh Khai, đúng 9 giờ sáng  Chủ Nhật ngày 09/12/2007”. Tuy, ngay sau đó nhà cầm quyền Việtcộng đã thực hiện nhiều biện pháp ngăn cản, nhưng Sinh Viên, Học Sinh, Thanh Niên cùng Đồng Bào cũng đúng hẹn tập họp. Ở Hànội lên tới con số trên dưới 500 người. Ở Sàigòn trên 300 người, phần lớn là giới trẻ. Họ hô to những khẩu hiệu: “Đả đảo Trung Quốc chiếm lĩnh Hoàng Sa, Trường Sa”. “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”. “Việtnam muôn năm”.“Thanh Niên Việt Nam sẵn sàng bảo vệ Tổ Quốc”... Rồi cùng cất cao tiếng hát: “Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi!”. Bài hát Du Ca của Nguyễn Đức Quang, ở Miền Nam trước kia.

Ai dám nói là giới trẻ Việtnam trong nước đã rơi vào “tâm bệnh vô cảm”. Thực ra dù cộng sản đã nhiều năm thống trị toàn dân với chủ trương khủng bố sắt mắu nhằm làm “hèn hóa” con người, với một nền giáo dục nhồi sọ chủ nghĩa vong thân, vọng ngoại Mác Lê Hồ chết tiệt, làm tâm trí học sinh, sinh viên mụ mẫm, quên mất nguồn cội dân tộc, không còn khả năng tự do, tự chủ, sáng tạo, chỉ biết ngoan ngoãn làm theo lệnh đảng, và cúi đầu thần phục các nước đàn anh. Nên trước cảnh toàn dân bị đầy đọa, tham nhũng tràn lan, dân oan ngập đất, bất công chồng chất, luật pháp tùy tiện, công lý ra đi, ngu dốt cai trị, đói khổ cùng khắp, thế mà thanh niên và người dân vẫn như vô cảm, câm nín, yên thân sống cho qua ngày cho trọn kiếp khổ sai, ngục tù. Nhưng, trước sự bức hiếp, xâm lược của ngoại bang, chỉ một lời kêu gọi “Bảo vệ Việtnam yêu dấu” là tinh thần dân tộc trong tâm thức giới trẻ bừng khởi, bất kỳ ai nghe được lời kêu gọi đó, không cần biết xuất phát từ đâu, với dụng ý gì, cũng thấy được trách nhiệm thiêng liêng của mình là phải xuống đường tập họp để bày tỏ thái độ. Ở đây, đánh dấu một thời điểm hết sức trọng đại của lịch sử Việtnam: Giới trẻ đã thức giấc. Dân tộc đang hồi sinh. Toàn dân đã chuyển mình. Đất nước vào mùa Tự Do Dân Chủ. Quốc Gia có điều kiện chủ động hội nhập với Thế Giới thời đại.

Quốc tế thực sự đã quan tâm nhiều về Việtnam. Hoakỳ dứt khoát nhập nội Việtnam một cách toàn diện, kéo theo cả hệ thống đầu tư quốc tế dồn đổ vào Việtnam. Nhiều nhà đầu tư tại Trungcộng cũng nhấp nhổm chuyển vốn từ Hoa Lục sang làm ăn tại Việtnam. Khiến Trungcộng ngồi đứng không yên. Nhất là khi thấy 2 chiến hạm Mỹ USS Patriot và USS Guardian lần đầu tiên đã xuất hiện trong Vịnh Bắc Việt và cập bến Hải Phòng, thì ngay ngày hôm sau 15/11/07, viên tướng Lý Kế Nại, chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị quân đội Trungcộng và phái đoàn quân sự đã tới Hànội để trao đồi với người đồng nhiệm là tướng Lê Văn Dũng của Việtcộng về công tác đảng và công tác chính trị trong quân đội 2 nước. Đồng thời Trungcộng không quên răn đe Việtcộng bằng cuộc tập trận tại vùng quần đảo Hoàng Sa, từ ngày 16 đến 23/11/07, khiến Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước Việtcộng phải đưa ra lời công bố: “Mong muốn hai đảng và hai nước cần đưa quan hệ quốc phòng Việtnam – Trungquốc đi vào chiều sâu, phát triển bền vững”. Nhưng 03/12/07 Trungcộng đã thành lập cơ quan hành chánh huyện Tam Sa với ý đồ không cần che dấu là rào một vòng đai hành chánh và quân sự khống chế hoàn toàn các cửa biển của Việtnam, cô lập với thế giới bên ngoài, bất chấp công ước luật biển của Liên Hiệp Quốc, và tuyên bố ứng xử biển đông ký với các nước liên hệ trong vùng.

Làm vậy để tạo ra tình trạng thường trực mất an ninh cho Việtnam, khiến các nhà đầu tư quốc tế e ngại không dám bỏ vốn vào làm ăn tại Việtnam. Nhất là mới đây Hội Nghị Nhóm Tư Vấn các Nhà Tài Trợ cho Việtnam bế mạc tại Hànội, ngày 08/11/07. Mặc dầu cùng lên tiếng khuyến cáo Hànội nên thực hiện chính sách mở cửa xã hội giống như mở cửa kinh tế. Họ cho rằng “Việtnam nên tôn trọng nhân quyền và thúc đẩy sự tăng trưởng của Xã Hội Dân Sự, bao gồm những hoạt động không do đảng và nhà nước tổ chức”. “Nếu tất cả các công dân được khuyến khích tham gia kinh tế thì họ cũng phải được tham gia vào các sinh hoạt chính trị và xã hội. Việtnam cần có Tự Do Thông Tin và Tư Tưởng thì mới đạt được tất cả những lọi ích kinh tế do nền thị trường mang lại”. Nhưng họ cũng vẫn tài trợ cho Việtnam hơn 5. 4 tỷ USD cho năm 2008, tăng lên 1 tỷ USD so với năm ngoái, dù vừa qua Việtcông chỉ đủ sức dùng có 2 tỷ USD mà thôi.

Trước cảnh ngang ngược phá bĩnh của Trungcộng “không ăn thì đạp đổ”. Tuổi trẻ và dân chúng Việtnam xuống đường bày tỏ thái độ chống Trungcộng xâm lược Việtnam. Tất nhiên, Hoakỳ không thể khoanh tay đứng nhìn. Đô Đốc Timothy Keating tư lệnh Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Hoakỳ, thứ Năm, ngày 13/12/07 đến Hànội, viếng Việtnam chỉ một hôm. Đại diện Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoakỳ tại Hànội, Robert Lucius nói với đài BBC: “Đây là chuyến thăm nhằm khẳng định mối quan hệ đang phát triển và mong muốn tiếp tục xây dựng quan hệ này trong những năm tới”. Ông này tin rằng: “Việtnam có đủ khả năng để đảm đương các công việc như tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình hoặc cứu hộ, cứu nạn” “…có thể đây là bước đầu ở mức khu vực và sau đó có thể toàn cầu, qua việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ, hoặc các đóng góp có ý nghĩa khác”. Muốn thế, Việtnam cần có viện trợ quân sự của Mỹ. Phải vậy thôi! Đó là phần của Mỹ. Còn người Việt ở nước ngoài thì bằng mọi cách cần thổi cao ngọn lửa đấu tranh của tuổi trẻ trong và ngoài nước, để Việtnam sớm dân chủ hóa, mới đủ sức ngăn được mộng bành trướng của Trungcộng.

Little Saigon ngày 11-12-2007.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt