Ghi nhớ Tướng Colin Powell hai lần đến Việt Nam chiến đấu bảo vệ tự do

Giáo sư Jeffrey J. Matthews giảng dạy môn Lịch Sử và Lãnh Đạo là tác giả của cuốn sách “Colin Powell: Imperfect Patriot” nói với Tướng Colin Powell rằng “sẽ có những phần ở cuối cuốn sách mà ông không bằng lòng”. Tuy vậy, để ghi nhận công lao cuốn sách viết về ông, Tướng Powell đã khuyến khích tGiáo sư Matthews “viết những gì mà giáo sư nghĩ là đúng”.
Bài này nói đến những đức tính phục vụ của Đại tướng Colin Powell tại chiến trường Việt Nam:

Đại Úy Colin Powell đứng tại nhà lá của người Thượng lúc làm cố vấn cho Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 3, Sư Đoàn 1 Bộ Binh QLVNCH năm 1963.

Tưởng nhớ Tướng Colin Powell phục vụ tại chiến trường Việt Nam
2 lần để bảo vệ tự do dân chủ cho người dân Việt Nam
(Remembering General Colin Powell who served in Vietnam
2 times to protect freedom and democracy for the Vietnamese people
)

Source: Trích sách Colin Powell: Imperfect Patriot của Giáo Sư Jeffrey J. Matthews
Lê Thành Nhân biên dịch

“Hành trình của Colin Powell” từ một khu ở của tầng lớp di cư lao động ở Nam Bronx thành phố New York đến chức vụ cao nhất trong quân đội Hoa Kỳ và Ngoại trưởng Hoa Kỳ à một điều vượt ngoài sự tưởng tượng” và là “tấm gương cho hậu thế phấn đấu”.

Ông Colin Powell là một phụ tá có năng lực, chăm chỉ, trung thành và trở thành một nhà lãnh đạo kiệt xuất, truyền cảm hứng. Tuy nhiên, đôi khi, sự “cố vấn” của cấp trên đã đưa ông đến tránh né sự thật, ngăn chận quyết định độc lập của mình, sai lầm trong phán đoán… Bao gồm cả trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.

Đời binh nghiệp trong quân đội Hoa Kỳ của Colin Powell bắt đầu từ khi tốt nghiệp ROTC vào năm 1958. Nhiệm vụ đầu tiên của ông là ở Tây Đức và tại Fort Devens, Massachusetts. Sau khi thăng cấp đại úy năm 1962, Powell nhận lệnh sang Việt Nam.

Lúc Đại úy Colin Powell đến Sài Gòn nhằm ngày lễ Giáng Sinh năm 1962, ông rất tự tin và háo hức đây là cơ hội thể hiện khả năng và bản lĩnh của một sĩ quan bộ binh Hoa Kỳ được đào tạo chuyên nghiệp, được huấn luyện “nếu cần sẽ hành quân vào địa ngục để hoàn thành nhiệm vụ”.

Powell đến Việt Nam lần đầu cuối năm 1962, làm cố vấn của Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 3, Sư Đoàn 1 Bộ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH). Tiểu đoàn này đang hành quân phản kích  Cộng Sản Việt Nam tại Thung Lũng A Shau gần biên giới nước Lào. Trong chuyến công tác này, Đại Úy Powell đã cố vấn cho ba vị tiểu đoàn trưởng người Việt Nam kế nhiệm của Tiểu Đoàn 2. Đại Úy Colin Powell luôn điều chỉnh hành động của mình cho phù hợp với phong cách chỉ huy và khả năng của từng vị tiểu đoàn trưởng Tiễu Đoàn 2 này.

Đầu tiên, Colin Powell rất thân thiết với Đại úy Võ Công Hiếu, tiểu đoàn trưởng đáng nể của Tiểu Đoàn 2. Đại Úy Hiếu lắng nghe lời khuyên của cố vấn về đào tạo binh sĩ, cách củng cố đơn vị, và chiến thuật chiến đấu. Powell đã làm việc rất cẩn thận để trở nên “hữu ích và tránh biểu hiện thái độ kẻ cả”, sau đó Powell viết trong hồi ký của ông rằng: “Trong các cuộc hành quân dài ngày trong rừng, Tiểu Đoàn 2 này thường xuyên bị Việt Cộng bắn tỉa và bị thương vong khá nhiều”. Dù vậy, “Powell luôn luôn nhớ rằng mình là một cố vấn Mỹ phải cố nén trong lòng những lo sợ, luôn luôn hành động có ý thức”. Trong hồi ký Colin Powell có viết “cứ mỗi buổi sáng, tôi phải tự luyện tinh thần và kỷ luật bản thân để kiểm soát sự sợ hãi và luôn tiến về phía trước Tôi là một sĩ quan cố vấn, tôi không thể tỏ ra sợ hãi”.

(Trái) Đại úy Võ Công Hiếu, Tiểu Đoàn Trưởng QLVNCH, và (phải) cố vấn Mỹ – Đại Úy Colin Powell có một mối quan hệ tốt. Hai ông đã đến thăm và cho quà những đứa trẻ của một bộ lạc ở Thung Lũng A Shau vào năm 1963. (Hình Colin Powell cung cấp cho sách).

Lúc đầu khi được giao nhiệm vụ cố vấn tiểu đoàn QLVNCH, đơn vị của ông bị tấn công, Colin Powell xông vào rừng rậm để truy đuổi Việt Cộng, nhưng chẳng bao lâu sau, ông nhận ra rằng không có một người lính nào đi theo ông cả. Trong một lần khác, khi tiểu đoàn đang hành quân, một xạ thủ trực thăng của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đã bắn nhầm, làm chết hai binh sĩ [VNCH] của Tiểu Đoàn 2 mà Powell làm cố vấn. Powell viết lại chuyện đó trong hồi ký: “Sai lầm đẫm máu này đã làm suy giảm niềm tin của binh sĩ VNCH đối với tôi”. Nhưng sự tín nhiệm của của ông đã tăng trở lại khi một chiếc áo giáp do Mỹ sản xuất đã cứu một binh sĩ Việt Nam trong tiểu đội đi đầu. Colin Powell đã luôn luôn nhắc nhở với binh sĩ VNCH là phải mang áo giáp vào. Sau đó, các binh sĩ tiểu đoàn khen người Mỹ là “nhà chỉ huy có tầm nhìn xa”.

Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 thứ hai của Powell là Đại Úy Khiêm có tính tự cao và hấp tấp, không quan tâm đến lời khuyên của cố vấn Mỹ. Colin Powell và Khiêm có phong cách chỉ huy khác nhau. Tuy vậy, Powell rất vui khi có những sự liên hệ thân thiết với những binh sĩ cấp dưới trong tiểu đoàn. Ông đã hướng dẫn họ hát những bài hát tiếng Mỹ trong những đêm thứ Bảy. Khiêm bị ngưng chức tiểu đoàn trưởng vì bị thương trong một cuộc pháo kích bằng súng cối của Việt Cộng.

Tiểu Đoàn Trưởng thứ ba của Tiểu Đoàn 2 là Đại úy Quang, có khả năng, nhưng đối với 400 binh sĩ và sĩ quan trong tiểu đoàn thì cho ông thiếu thân thiện và thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Trong khi Colin Powell đã làm cố vấn đủ lâu trong tiểu đoàn, có khả năng chuyên môn và kinh nghiệm chiến trường được các binh sĩ trong tiểu đoàn  biết. Từ hạ sĩ quan và sĩ quan trong tiểu đoàn bắt đầu lắng nghe những gì từ cố vấn Mỹ. Ở điểm này ông Powell viết trong nhật ký “tôi là một yểm trợ trong vai trò cố vấn, không phải là người chỉ huy trực tiếp”. “Tuy nhiên, hai chúng tôi [Quang và Powell] đã đồng ý với nhau phương cách chỉ huy trong im lặng, là cách chỉ huy tự nhiên, khi có một khoảng trống, tôi lấp vào khoảng trống đó”.

Nhiệm vụ cố vấn của Powell đối với Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 3, Sư Đoàn 1 Bộ Binh QLVNCH tạm ngừng vào tháng 7/1963, khi ông dẫm phải một mũi chông tre nhọn của Việt Cộng cài bẫy, đâm vào mu bàn chân phải từ dưới lên trên. Ông tìm cách đi bộ đến một trại của Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ, nơi đó một trực thăng đã tải thương. Theo hồ sơ của Quân đội, “Bất chấp vết thương này, sau đó Đại úy Powell vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cố vấn của mình ở Nam Việt Nam cho đến ngày cuối cùng”. Powell phục vụ phần còn lại của nhiệm vụ cố vấn tại Việt Nam với tư cách là phụ tá hành quân, và cố vấn huấn luyện Sư Đoàn 1 Bộ Binh QLVNCH tại một phi trường gần Cố đô Huế.

Các sĩ quan cao cấp của Powell – phía Mỹ cũng như Việt Nam, đã phê vào hồ sơ quân bạ của Powell về khả năng của ông như Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh QLVNCH viết: “mặc dù trong môi trường rừng rậm gian khổ và nguy hiểm, Đại Úy Colin Powell đã thể hiện sự quyết tâm, với thể lực bền bỉ và năng lực chuyên môn góp phần giúp đơn vị của Sư Đoàn 1 Bộ Binh QLVNCH tiêu diệt nhiều Việt Cộng, và ông đã cung cấp cơ sở, cây trồng và dụng cụ dự trữ trực tiếp”.

Vị chỉ huy của ông người Mỹ, Trung tá Joseph O’Connell đã viết: “Đại Úy Powellmột người làm việc không mệt mỏi, vui vẻ và nhiệt tình, một con người thể hiện nét chuyên nghiệp khó tìm thấy ở một sĩ quan cùng cấp bậc và thời gian phục vụ”.

Quân đội đã trao tặng Đại Úy Colin Powell huy chương Purple Heart và một huy chương Bronze Star (Huy chương Đồng với Ngôi sao). Ông rời Việt Nam mà không hoài nghi về sự hoàn thành trách nhiệm của mình một cách nghiêm chỉnh,  và thực hiện sứ mệnh lớn hơn của Hoa Kỳ: “Tôi rời khỏi đất nước với một niềm tin thực sự… chấm dứt nhiệm vụ tốt đẹp, ngay cả những lúc phương tiện thiếu thốn”.

Rời Việt Nam, Colin Powell được bổ nhiệm đến căn cứ quân sự Fort Benning thuộc tiểu bang Georgia. Ở đây, ông tham gia khóa huấn luyện Biệt Động Quân để nâng cao năng lực của một sĩ quan bộ binh với khẩu hiệu “một sĩ quan ưu tú trong một những sĩ quan tinh nhuệ”. Mặc dù ông Powell hơi sợ khi nhảy dù từ máy bay, vậy mà khi mãn khóa ông vẫn đứng đầu lớp.

Vào một đêm mùa đông nhiều gió, ông và các đồng đội cùng khóa huấn luyện ở trên một chiếc trực thăng chuẩn bị nhảy dù. Một nhân viên chuyên môn có trách nhiệm kiểm soát giây dù an toàn cho từng người lính đang chuẩn bị nhảy xuống, nhưng Powell cũng tự động đi soát giây của từng người. Cuối cùng ông thấy được một móc dù của một trung sĩ chưa được gắn vào dây cáp của máy bay. Sự thiếu sót này [nhảy ra dù không bung] sẽ gây chết người. Từ kinh nghiệm đó, Powell kết luận: “Đừng ngại làm thêm cho những người chuyên nghiệp… Có những khoảnh khắc căng thẳng, bối rối và mệt mỏi chính là lúc có sơ sót xảy ra. Và khi tâm trí của con người mất tập trung, sẽ sinh ra sai lầm chết người. Do đó người chỉ huy phải cảnh giác gấp đôi”.

Sau khi tốt nghiệp khóa học vào đầu năm 1964, Powell tiếp tục ở lại Fort Benning cho đến mùa hè năm 1967. Trong thời gian 3 năm đó, ông làm nhiệm vụ sĩ quan kiểm soát vũ khí và thiết bị quân sự, ghi danh Khóa Học Nâng Cao Khả Năng Sĩ Quan Bộ binh và giảng huấn tại Trường Bộ Binh Fort Benning.
Tại Khóa học Nâng Cao Khả Năng Sĩ Quan Bộ Binh có sự cạnh tranh rất cao, mà Powell nghĩ rằng “có hai thứ trong người bằng nhau là thích thú và sự sợ sệt”, ông đã gây thích thú đối với những huấn luyện viên và bạn học cùng khóa. Đại tá Tyron Tisdale tin rằng Powell có sứ mệnh là người chỉ huy cao cấp, và rằng ông là “một sĩ quan trẻ xuất sắc nhất, với một tính tình rất ôn hòa”.

Bất chấp những gì mà cấp trên nói tốt về ông, Colin Powell luôn tự nhận mình vẫn còn những thiếu sót. Ông không phải là một người có tư tưởng độc lập, không phải là người nghĩ xa hơn những nhiệm vụ mà quân đội đặt ra trước mặt ông. Ông thú nhận mình “chỉ là một Đại Úy, đang học hỏi kinh nghiệm”.

Powell tốt nghiệp hạng ba khóa học Nâng Cao Khả Năng Sĩ Quan Bộ Binh trong 400 học viên, và ông được giảng viên đánh giá rồi đây ông sẽ là sĩ quan cao cấp của ngành bộ binh Hoa Kỳ. Thành tích xuất sắc này đã giúp ông sớm thăng cấp thiếu tá và được bổ nhiệm làm giảng huấn của Trường Sĩ Quan Bộ Binh Fort Benning.

Nhờ thời gian làm giảng huấn và nhờ theo học khóa đào tạo giảng viên, ông Powell đã tiến bộ vượt bực về khả năng thuyết trình, khả năng nói trước đám đông, và cách nói trên khán đài với quyền hạn của người chỉ huy.

Ông Powell sau đó viết rằng: “Học tập rất quan trọng trong cuộc đời mình, đó có thể là khóa học dành cho giảng viên, nơi tôi tốt nghiệp thủ khoa của lớp. Nhiều năm sau, khi tôi xuất hiện trước hàng triệu khán giả trên truyền hình… Tôi không làm gì khác hơn là sử dụng các phương pháp mà tôi đã học được từ một phần tư thế kỷ trước… tại trường Bộ Binh Fort Benning”.

Trong chương trình giảng dạy sĩ quan tại Fort Benning, Colin Powell đã xen vào “những bài học kinh nghiệm ở Việt Nam”. Sinh viên đã cho rằng các bài giảng của thiếu tá Colin Powell là một trong những bài giảng có giá trị nhất.

Steve Pawlik, một giảng viên cùng khóa, nhận thấy cách tiếp xúc thân thiện và sự liên hệ tốt đẹp với sinh viên của Colin Powell đã làm ông trở thành một người giảng viên lý tưởng trong lớp học. Pawlik nhớ lại: “Tôi đã từng đùa với Powell về việc ông trở thành cố vấn [chiến đấu] ở Việt Nam. “Ông ta đã bị bổ nhiệm nhầm thành một người lính bộ binh; bản chất ông ấy không phải là một kẻ giết người. Ông ấy là một người hòa giải”.

Hơn ba năm ở Fort Benning, Powell được chuyển đến căn cứ Fort Leavenworth, tiểu bang Kansas, thụ huấn khóa Cao Đẳng Chỉ Huy và Tham Mưu. Sau 38 tuần mãn khóa, một học viên tốt nghiệp Cao Đẳng Chỉ Huy và Tham Mưu, phải biết “cách di chuyển một sư đoàn từ mười hai đến mười lăm nghìn người bằng tàu hỏa hoặc đường bộ, phương cách lo cho họ ăn uống đầy đủ, cung cấp những vật dụng cần thiết cho họ, và trên hết là cùng chiến đấu với họ”.

Powell cũng có cái nhìn sâu sắc về việc tự quyết định chiến đấu cho bản thân mình, sau này được phát triển thành Học Thuyết Powell. Ông đã viết “bộc lộ thiên chức tự nhiên cần phải thận trọng cho đến khi có đủ thông tin mọi thứ. Sau đó, tôi đã sẵn sàng để di chuyển một cách táo bạo, ngay cả trực giác… Đối với tôi, nó chỉ đơn giản là Dừng, Nhìn, Nghe – sau đó tấn công mạnh mẽ và nhanh chóng với tất cả sức mạnh bạn cần”.

Powell tốt nghiệp hạng nhì Cao Đẳng Chỉ Huy và Tham Mưu trong hơn 1,000 sĩ quan cùng khóa học, hầu hết trong số họ đều có tuổi đời, cấp bậc và kinh nghiệm hơn ông. Hình ảnh của ông đỗ á khoa được đăng trên Tạp Chí Quân Đội Hoa Kỳ.

Thiếu tá Colin Powell tốt nghiệp Cao Đẳng Chỉ Huy và Tham Mưu tại tiểu bang Kansas vào mùa Xuân năm 1968. Đến giữa tháng 6/1968, ông được bổ nhiệm vào Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 1, Lữ đoàn 11, Sư đoàn 23 Bộ Binh Hoa Kỳ, đơn vị này đang chiến đấu tại chiến trường Việt Nam, vùng trách nhiệm tại quận Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi – mệnh danh là thành trì của Việt Cộng. Một địa danh thuộc Vùng I Chiến Thuật VNCH nằm phía Bắc Nam Việt Nam. Thương vong của binh sĩ Hoa Kỳ ở chiến trường này rất nhiều.

Thiếu Tá Colin Powell tham gia chiến trường Việt Nam lần 2 tháng 6/1968

Thiếu tá Colin Powell tại chiến trường Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi

Mới đến Việt Nam lần 2, nhiệm vụ đầu tiên của Colin Powell được giao phó là sĩ quan nhân viên và điều hành của Tiểu Đoàn 3, và sau đó là sĩ quan kế hoạch hành quân. Lúc giữ nhiệm vụ sĩ quan nhân viên và điều hành Tiểu Đoàn 3, Thiếu tá Colin Powell được cấp chỉ huy trực tiếp là Trung tá tiểu đoàn trưởng Henry Lowder, giao nhiệm vụ củng cố khả năng chiến đấu của tiểu đoàn bằng cách làm sạch bộ máy tiếp liệu quan liêu. Một trong những nhiệm vụ của ông là vận chuyển lính bộ binh, vũ khí, lương thực và khí cụ chiến đấu đến chiến trường. “Powell nhanh chóng thay đổi rất có hiệu quả”. Trung Tá Lowder viết lại, “Powell hoàn toàn thi hành nhiệm vụ một cách xuất sắc, tôi rất an tâm không có gì phải lo lắng”. Do sự giải quyết nhanh chóng để dẹp bỏ thói quan liêu của đơn vị, Tiểu Đoàn 3 này trước đây từng bị đánh giá là quản trị kém, nay đã được Tổng Thanh Tra Sư Đoàn 23 Bộ Binh cho là tiểu đoàn tốt nhất.

Chỉ huy Lữ Đoàn 11 [cấp trên hai bậc của Powell] là Đại tá Oran Henderson, đã ca ngợi vị thiếu tá trong một báo cáo vào tháng 10/1968: “Thiếu tá Powell đã không ngừng chứng tỏ khả năng vượt trội, sự vững vàng và tự tin của mình. Thiếu Tá Powell là một sĩ quan xuất sắc về mọi mặt”.

Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ Binh Hoa Kỳ, Thiếu tướng Charles M. Gettys cho rằng Thiếu Tá Powell là một sĩ quan điều hành xuất sắc: “trong một thời gian ngắn đáng kinh ngạc, đã sửa đổi và củng cố các cách thức trì trệ hiện có, đồng thời đề xuất các phương pháp mới có kết quả rất cao… Mức độ và kết quả của việc yểm trợ hành chính và hậu cứ tăng lên rất rõ rệt, từ đó tạo được tinh thần chiến đấu cao hơn cho binh sĩ sư đoàn tại ngoài mặt trận”.

Những thành tích của Thiếu Tá Powell với tư cách là sĩ quan tham mưu cấp tiểu đoàn được thượng cấp chú ý đặc biệt, ông phục vụ ở tiểu đoàn trong ba tháng. Thiếu Tướng tư lệnh sư đoàn Charles M. Gettys, sau khi đọc một bài báo cũ của Tạp Chí Quân Đội Hoa Kỳ, thấy tên Colin Powell đã tốt nghiệp hạng nhì Cao Đẳng Chỉ Huy và Tham Mưu tại Fort Leavenworth, tiểu bang Kansas, lập tức điều động ông về Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn ở Chu Lai. Tại đây, Colin Powell bắt đầu với nhiệm vụ G-3 tạm thời cho Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn Gettys đặc trách nhân viên và kế hoạch hành quân tác chiến của sư đoàn.

Một nhiệm vụ vượt ngoài sức của một thiếu tá, sau này ông Powell viết trong hồi ký về việc này: “chỉ qua một đêm – tôi đã đi từ việc trông nom tám trăm người [tiểu đoàn] sang lập kế hoạch tác chiến cho gần mười tám nghìn quân [sư đoàn], các đơn vị pháo binh, các tiểu đoàn phòng không và một phi đội 450 máy bay trực thăng”. Sau đó, một sĩ quan cao cấp, giàu kinh nghiệm hơn đã thay thế, nhưng Thiếu Tá Powell vẫn phục vụ bên cạnh Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn Gettys với chức vụ là phó sĩ quan hành quân.

Vào giữa tháng 11/1968, Colin Powell cùng với Thiếu Tướng Gettys bay trực thăng thị sát một căn cứ bị Cộng Sản Bắc Việt chiếm đóng. Phi công trực thăng của Tướng Gettys đã cố gắng hạ cánh trong rừng, và cánh quạt của máy bay trực thăng chạm vào một cành cây, khiến trực thặng rơi xuống. Powell bị gãy mắt cá chân, nhưng đã cố gắng kéo Tướng Gettys khỏi đống đổ nát đang bốc khói. Powell cũng giải cứu được Tham Mưu Trưởng sư đoàn và một phi công, tất cả đều bị thương nặng. Trong dịp này ông Powell đã được trao Anh Dũng Bội Tinh.

Trực thăng của Tướng Charles Gettys bị rơi tại Quảng Ngãi năm 1968

Khi làm việc tại Bộ chỉ Huy Sư Đoàn 23 Hoa Kỳ ở Chu Lai, ông Powell đã gây sự chú ý đặc biệt đối với các sĩ quan thượng cấp. Nhất là về thuyết trình hành quân, dù có đầy đủ bản đồ và biểu đồ, nhưng không ông cần nhìn vào các ghi chú. Powell đã nói rành mạch và thể hiện khả năng thuyết trình phi thường khi đưa ra trong các cuộc họp họp về khả năng chiến đấu, và kế hoạch hành quân…

Đại tá John W. Donaldson, Tham Mưu Trưởng của Sư Đoàn 23 ca ngợi Powell là “Thiếu tá giỏi nhất mà tôi từng biết và rõ ràng là một trong những sĩ quan toàn năng xuất sắc nhất mà tôi từng phục vụ … Powell tỏ ra đĩnh đạc tuyệt vời, anh ấy là một nhà diễn thuyết và một nhà văn đầy tài năng. . . . Powell sẽ là một trong số những sĩ quan hiếm hoi được xem là có tinh thần trách nhiệm cao nhất và sẽ được thăng cấp Tướng trước những người bạn cùng thời”.

Vào tháng 5/1969, khi Powell sắp kết thúc chuyến phục vụ tại Việt Nam lần thứ hai, Thiếu Tướng Gettys phê vào hồ sơ quân bạ: “Powell là sĩ quan xuất sắc nhất mà Gettys từng làm việc, và là người nhanh nhẹn nhất mà Gettys từng biết”. Gettys viết thêm “Powell làm việc gian khổ ngoài giờ, làm bảy ngày một tuần, trong điều kiện áp lực căng thẳng và thường xuyên gặp hỏa lực của địch khi đi thăm các căn cứ quân sự… Colin Powell luôn giữ thái độ bình tĩnh và vui vẻ, không bao giờ thể hiện sự căng thẳng lo sợ và luôn luôn tỏ ra hoàn thành trách nhiệm lớn lao của mình”.

Dù vậy, sau 11 năm trong Quân đội, Powell nhận ra rằng dù mình là một thiếu tá được cấp trên ca ngợi, ông vẫn chưa phát triển được sự suy nghĩ độc lập hoặc sẵn sàng đặt vấn đề sai trái để thảo luận với thượng cấp. Có những việc ông thấy sai trái, nhưng không dám phản đối. Ông cho rằng nó là thói thường trong Quân đội.
Powell cũng ủng hộ một cách mù quáng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cũng như các chiến lược và chiến thuật của quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam. Powell thừa nhận trong hồi ký của mình “Tôi không có hiểu biết sâu sắc chính trị về những gì đang xảy ra”.

Trong cuốn hồi ký năm 1995 của ông, sau khi ghi lại các hành động của đơn vị mình ở chiến trường miền Nam Việt Nam, Powell viết: “Tuy nhiên ngày nay, nhớ lại sự tàn phá nhà cửa và mùa màng tôi thấy vẫn còn ớn lạnh. Ngày ấy, với tư cách là một sĩ quan trẻ, tôi tin tưởng vào sự khôn ngoan của thượng cấp và chỉ biết tuân theo. Tôi không hề e ngại về những gì chúng tôi đã làm [thời đó]”.

Vào cuối tháng 11/1968, trước khi chuyến phục vụ lần 2 tại Việt Nam kết thúc, binh sĩ Tom Glen thuộc Binh đoàn 3, Lữ đoàn 11, đã viết một bức thư dài 8 trang gửi đến Tư Lệnh Quân Đội Hoa Kỳ tại Việt Nam là Đại Tướng Creighton Abrams. Lá thư rất chi tiết với những lời lẽ chỉ trích gay gắt của Glen, trong đó có đoạn: “Không chỉ đơn thuần coi người Việt Nam “luôn trong tư thế cầm súng để bắn” hoặc “đồ ngốc”, mà trong cả hành động và suy nghĩ của nhiều binh sĩ Mỹ dường như đã hạ thấp tính nhân văn của họ; và với thái độ này gây ra cho người dân Việt Nam bị sỉ nhục cả tinh thần lẫn thể chất… Và bắn bừa bãi vào nhà Việt Nam mà ở đó không có hành động khiêu khích hay chứng minh được điều gì là có địch quân trong nhà đó”.

Một số sĩ quan Hoa Kỳ, bao gồm cả Powell, đã được lệnh trả lời các cáo buộc của Glen. Trong một nhật ký, cựu sĩ quan chỉ huy của Glen, Trung tá Albert L.Russell, đã bác bỏ nội dung của bức thư và những lời lên án của Tom Glen, cho Glen là một kẻ hèn nhát, chỉ buộc tội khi anh ta rời khỏi đơn vị.

Thiếu Tá Powell theo sự dẫn dắt của Trung Tá Russell, đã báo cáo rằng “thật không may khi Tom Glen đã không chuyển những cáo buộc này lên cấp chỉ huy trực tiếp của anh ấy hoặc [tổng thanh tra] IG trước khi kết thúc nhiệm kỳ của Glen tại Việt Nam”. Rồi Colin Powell cho rằng có thể “đây là những trường hợp ngược đãi cá biệt”, ngoài ra đối với thường dân Việt Nam thì “trên thực tế mối quan hệ giữa những người lính Mỹ và thường dân Việt Nam là tuyệt vời” (nhấn mạnh thêm).

Trong cuốn tự truyện của Colin Powell viết vào năm 1995, ông không đề cập đến bức thư của Tom Glen và phản ứng né tránh của ông đối với nó. Hơn nữa, Powell cũng không đề cập đến mối quan hệ thân thiện của ông với Henderson, người đã ca ngợi ông.

Nhật ký năm 1968 của Powell phản hồi bức thư của Glen một cách sơ sài và cố ý phóng đại quan hệ tốt đẹp giữa binh sĩ Mỹ và thường dân Việt Nam.

Cuối cùng Powell đã thừa nhận sự thật! Vào tháng 8/1971, ông tình nguyện có tuyên thệ trong phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh của Chuẩn Tướng John Donaldson, cựu Tham Mưu Trưởng sư đoàn 23 Bộ Binh Hoa Kỳ, người đã khen ngợi Powell. Tòa án Hoa Kỳ truy tố Donaldson đã thường xuyên “giết hoặc ra lệnh giết thường dân Việt Nam không có vũ khí hoặc không có hành động chống lại” từ trên máy bay trực thăng của ông ta.

Các hành động đốt nhà và giết hàng trăm thường dân, đã xảy ra trước nhiệm kỳ thứ 2 của Powell đến Việt Nam, nhưng ông phải trả lời tất cả câu hỏi về sự che đậy của quân đội đối với sự việc.

Trong lời tuyên bố tuyên thệ ủng hộ các chiến thuật của Donaldson, Powell tiết lộ, “Phần lớn, người dân địa phương không có thiện cảm nếu không muốn nói là thực sự thù địch với các nỗ lực của Hoa Kỳ/Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa. Dù cố ý hay không, thì họ đã che dấu địch, và do đó làm cho việc phát hiện và nhận dạng của Việt Cộng trở nên rất khó khăn.”

Sách của Powell bảo vệ việc bắn một người đàn ông nông dân từ máy bay trực thăng của John Donaldson. Ông viết, nếu những người đàn ông Việt Nam, mặc “đồ ngủ màu đen”, “nhìn từ xa đáng ngờ” và “di chuyển” sau một phát súng cảnh cáo, thì họ đã bị giết. Powell tự hỏi “Tàn bạo?”, Rồi ông tự trả lời “Có lẽ vậy… Bản chất giết hay bị giết của chiến đấu có xu hướng làm lu mờ những nhận thức tốt đẹp về đúng và sai”.

Vào cuối tháng 3/1969, Ron Ridenhour, một cựu binh Mỹ khác, đã viết một bức thư về những hành động tàn bạo tại Mỹ Lai. Ông không những gửi bức thư cho cấp trên của Quân Đội mà còn gửi đến thành viên của Quốc Hội, Ngoại Trưởng và Tổng Thống Hoa Kỳ. Hai tháng sau, Trung tá William D. Sheehan, một điều tra viên quân đội từ Văn Phòng Tổng Thanh Tra, đến văn phòng của Powell ở Chu Lai để thực hiện một cuộc phỏng vấn dài 90 phút như một phần của cuộc điều tra về những cáo buộc rằng thường dân vô tội đã bị giết ở Mỹ Lai.

Sheehan hỏi Powell rằng ông có biết hoặc có bất kỳ sự vụ nào liên quan đến các hoạt động gần Mỹ Lai vào tháng 3/1968? Powell đã đọc to nội dung tạp chí hoạt động chiến thuật [của Sư Đoàn 23] đã được Bộ Chỉ Huy kiểm duyệt trong ba tuần đầu tiên của tháng Ba. Theo Powell, tại một thời điểm trong khi thẩm vấn, “cảnh vệ quanh ông đã tăng lên”. Dường như gián tiếp nhắn nhủ rằng thượng cấp không muốn tiết lộ bất cứ điều gì có thể làm mất lòng cấp trên của mình, Powell đã tạm dừng cuộc phỏng vấn. Sheehan đã gọi cho Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn, người đã tiếp tục trả lời các câu hỏi.

Sự việc không ngần ngại của Powell vào việc che đậy sự vụ Mỹ Lai hầu như không gây ngạc nhiên. Cấp trên của ông đã nói rõ rằng: Quá trình phát triển cá nhân hoặc đào tạo chuyên môn của Powell đã chuẩn bị cho ông ấy – ít khuyến khích ông can đảm hơn – không muốn đánh giá một cách thách thức hành động của thượng cấp của mình!

Vào cuối năm 1968, Thiếu tướng Gettys dự đoán về tương lai binh nghiệp của Powell: “Thật khó để nói ở một thời điểm quá sớm tuổi trẻ trong sự nghiệp của Powell. Nhưng nghĩ rằng sĩ quan trẻ này có tiềm năng là sĩ quan cấp tướng, chắc chắn rằng Powell sẽ là một sĩ quan cấp tướng, những gì mà Powell sở hữu, trình độ chuyên môn cần thiết, thời gian và kinh nghiệm sẽ phát triển được tiềm năng đến mức anh ta sẽ được thăng cấp bậc tướng”.

Bài trích trong sách “Colin Powell: Imperfect Patriot” của Giáo Sư Jeffrey J. Matthews của đại học George Frederick Jewett tiểu bang Washington về bộ môn Lịch Sử và Lãnh Đạo.

Lê Thành Nhân biên dịch

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt