Ganh đua kỹ thuật cao: Mỹ-Tàu khó chung sống hòa bình…

Một mô hình lõi trạm không gian Thiên Cung của Tàu Cộng theo kích thước thật tại triển lãm Hàng không Châu Hải. (Ảnh chụp ngày 07/11/2018: REUTERS/Stringer)

Triển lãm hàng không Tàu Cộng được tổ chức tại thành phố ven biển Châu Hải từ ngày 06 đến ngày 11/11/2018. Triển lãm năm nay là dịp để Bắc Kinh phô trương với toàn thế giới các tiến bộ công nghệ hàng không, không gian của Tàu Cộng.
Nhân dịp này, trang châu Á The Asialyst có bài “Thời điểm Spoutnik này của Tàu Cộng làm chính quyền Trump hoảng hốt”.  RFI Việt ngữ lược thuật bài viết của Bertrand Hartmann – một giám đốc marketing ở Bắc Kinh, chuyên gia về quản lý trong lĩnh vực sáng chế.
Đối với Hoa Kỳ, Tàu Cộng hiện là mối nguy hiểm công nghệ giống như Liên Xô ở thời Youri Gagarine và vệ tinh Spoutnik. Câu hỏi đặt ra trong những thập niên tới là biết được bằng cách nào Tàu Cộng và Mỹ có thể thoát ra khỏi cái bẫy cạnh tranh ngày càng nhiều mâu thuẫn.

Tạo sao Tàu Cộng thành công về công nghệ?

Thành công của Tàu Cộng trong việc gia nhập toàn cầu hóa là chính nhờ vào việc nước này thiếu hội nhập trong Cách mạng công nghiệp đầu tiên. Năm 1842, Anh Quốc đánh bại Tàu Cộng về quân sự trong chiến tranh nha phiến đầu tiên. Đây là khởi đầu cho một thế kỷ biến đổi về chính trị mà Tàu Cộng coi là bị làm nhục. Kể từ đó, Tàu Cộng luôn mong muốn phục hận. Không chuyển đổi sang kinh tế thị trường, tự do mậu dịch hay để thị trường tài chính tự điều tiết, trái lại, Bắc Kinh lấy chủ nghĩa tư bản nhà nước làm động lực thúc đẩy cạnh tranh quốc tế.

Nhà nước nắm các lĩnh vực kinh tế chính như ngân hàng, luyện kim, truyền thông, giao thông, năng lượng hay khai thác mỏ. Giao thương với quốc tế được quản lý chặt chẽ nhằm bảo vệ thị trường trong nước. Là quốc gia đón nhận đầu tư nước ngoài trực tiếp nhiều thứ hai trên thế giới, Tàu Cộng cũng tận dụng cơ hội để ép các doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ ồ ạt mà không cần viện tới các biện pháp khiến nước này nợ nước ngoài nhiều.

Quỹ đạo phát triển kinh tế của Tàu Cộng có tốc độ nhanh, nhưng không kém phần bấp bênh. Tàu Cộng nhờ đầu tư mạnh mà đạt tăng trưởng nhanh nhưng hiệu quả sử dụng vốn bị suy giảm. Để tránh rơi vào tình trạng kinh tế đình trệ, Tàu Cộng phải thoát khỏi vị thế là công xưởng sản xuất giá rẻ cho phương Tây. Tàu Cộng cũng phải tìm luồng sinh khí khác từ tiêu dùng trong nước và nâng cao trình độ công nghệ.

Trong giai đoạn chuyển đổi này, sự điều chỉnh mục tiêu của Nhà Nước theo thị trường đã tạo ra hiệu quả đáng gờm. Trong khi tỉ lệ tiết kiệm tại Hoa Kỳ chỉ khoảng 18%, thì tỉ lệ này của Tàu Cộng là hơn 45%, mang lại cho Bắc Kinh sức mạnh tài chính khó nước nào sánh được. Trong những điều kiện như vậy, các doanh nghiệp Tàu Cộng có thể nhanh chóng mở rộng quy mô để vươn ra tầm quốc tế. Tàu Cộng hiện đã thống trị các lĩnh vực năng lượng tái tạo, xe hơi điện và trí thông minh nhân tạo.

Trước đây, Tàu Cộng coi vị thế mạnh không phải là mục tiêu mà là công cụ phục vụ sự phát triển trong nước. Tuy nhiên, từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông Tập đã đánh thức các tham vọng của Tàu Cộng trên trường quốc tế.

Chính sách bảo hộ của Mỹ có liên quan đến kế hoạch “Made in China 2025” của Tàu Cộng?

Chính sách bảo hộ của Mỹ nằm trong chiến lược đối đầu với Tàu Cộng. Mục tiêu đầu tiên là ngăn cản Tàu Cộng bắt kịp Mỹ về công nghệ. Được công bố năm 2015, kế hoạch “Made in China 2025” – Sản xuất tại Tàu Cộng 2025 là nhằm phát triển các lĩnh vực trong tương lai như công nghệ robot, hàng không vũ trụ, xe hơi điện, năng lượng tái tạo, trí thông minh nhân tạo hay vi điện tử. Tham vọng của Bắc Kinh là tăng tỉ lệ linh kiện của Tàu Cộng trong các sản phẩm công nghệ từ 40% vào năm 2020 lên thành 70% vào năm 2025. Các cố vấn “diều hâu” của tổng thống Donald Trump đều thấy rõ là Tàu Cộng thời Tập Cận Bình đang tấn công nhắm thẳng vào sự thống trị công nghệ cao của Hoa Kỳ, bằng nhiều cách đáng ngờ, từ bán phá giá, cưỡng ép doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ, cho tới gián điệp công nghiệp.

Mỹ và Tàu Cộng liệu có chung sống hòa bình?

Siêu cường Hoa Kỳ, với chi phí cho quốc phòng chiếm tới 40% chi phí quốc phòng toàn thế giới, chuyển sang trạng thái chống đối và lo sợ Tàu Cộng sẽ phát triển mạnh đến mức khó lường. Sự ganh đua giữa Tàu Cộng và Mỹ dường như sẽ giống như “cú va chạm giữa các nền văn minh”, theo khái niệm của Samuel Huntington.

Cũng giống như Athènes và Sparta trong chiến tranh Péloponnèse (431-404 trước Công Nguyên), hai siêu cường Tàu Cộng và Hoa Kỳ có nguy cơ lao vào “mớ bùng nhùng” một cách hiếu chiến, cho dù đó không phải là điều họ thực sự mong muốn. Sử gia Hy Lạp Thucydide thời chiến tranh Péloponnèse đã viết: “Chính việc Athènes mạnh lên và nỗi sợ mà Athènes gieo rắc cho Sparta đã khiến chiến tranh là điều không thể tránh khỏi”. Nước Anh hồi cuối thế kỷ XIX, trước sức mạnh đang lên của nước Đức, cũng sa vào mớ bùng nhùng tương tự để rồi khiến châu Âu lao vào hai cuộc đại chiến thế giới.

Rất có thể giờ lại đến lượt “Cái bẫy Thucidide” này khiến các lãnh đạo Mỹ và Tàu Cộng lao vào một cuộc leo thăng căng thẳng đầy nguy hiểm. “Cái bẫy Thucidide” là khái niệm được Gram Allison đưa ra năm 2017.

Cuộc ganh đua công nghệ Mỹ-Trung có thể sánh với thời chiến tranh lạnh không? Tại sao?

Việc so sánh với thời chiến tranh lạnh cũng không phải là vô lý. Tháng 10/1957, Liên Xô phóng vệ tinh Spoutnik lên quỹ đạo Trái đất. Tín hiệu âm thanh “bíp, bíp” nổi tiếng của vệ tinh Spoutnik đã mở ra kỷ nguyên chinh phục không gian. Siêu cường Mỹ choáng váng trước bước tiến khoa học của Liên Xô vốn trước đó bị Mỹ đánh giá thấp. Để đáp lại, tổng thống Mỹ Eisenhower thành lập một cơ quan quản lý sáng chế quân sự để đầu tư tài chính cho các nghiên cứu về công nghệ mới.

DARPA – Cơ quan phụ trách các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến của Hoa Kỳ là nơi cho ra đời các phát minh nổi tiếng, chẳng hạn hệ thống ARPANET, tiền thân của mạng Internet ngày nay và chương trình Transit, sau này phát triển thành hệ thống GPS. Từ năm 1960, Cơ quan phụ trách các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến của Hoa Kỳ cũng tập trung vào máy bay không người lái. Trong các dự án hiện tại của DARPA, đáng nói nhất là dự án về công nghệ robot và trí thông minh nhân tạo. Cơ quan này hoạt động dựa vào mạng lưới các trung tâm thuộc các trường đại học, các phòng thí nghiệm và các doanh nghiệp chuyên về sáng chế.

Thời gian này, sự phát triển lớn mạnh của công nghệ Tàu Cộng tạo thành một “thời điểm Spoutnik”. Hiện nay, chỉ có cường quốc công nghệ mới nổi Tàu Cộng là có thể cạnh tranh với Hoa Kỳ. Sự chung sống hòa hình giữa cường quốc mới nổi và cường quốc trị vì từ lâu nay trong lĩnh vực công nghệ chưa bao giờ bấp bênh đến vậy.

Thùy Dương (RFI)

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt