GẠO -Thực phẩm chính của Á Châu – Các Quốc gia Đang Phát triển.

Đây là một vấn đề y tế xã hội và giáo dục thực sự quan trọng cho cả thế hệ, dân tộc cần được lưu tâm và giải quyết.
Bác sĩ Tsanagurayi Tongesayi và những cộng sự viên đã tìm thấy số lượng chì chứa trong gạo nhập cảng từ Á Châu, với liều lượng trung bình dùng cho trẻ em cao hơn từ 30-60 lần, so với giới hạn dung nạp cho phép, đề nghị bởi FDA, cơ quan kiểm soát thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ. Đây là một cơ quan trách nhiệm đáng tin cậy có nhiệm vụ kiểm soát các loại thực phẩm, dược phẩm, y cụ… sản xuất hoặc nhập cảng từ các quốc gia khác vào Hoa Kỳ. Nhóm nghiên cứu nói trên cũng công bố số lượng chì cao nhất được phân tích thấy trong những mẫu phẩm gạo sản xuất từ Đài Loan và Trung quốc, kế đến là Cộng Hòa Czech, Bhutan, Italy, India và Thái lan với hàm lượng chì đáng kể.
Với những người Hoa Kỳ gốc Á châu, trong đó có Việt Nam dường như tiêu thụ gạo nhiều hơn; do vậy nồng độ nguy cơ ngộ độc (mãn tính) cao từ 60 đến 120 lần mức PTTI do FDA đề nghị.
Với người lớn, nguy cơ này chỉ gấp 20 tới 40 lần mà thôi, theo ý kiến của bác sĩ Tongesayi.
Những tính toán sơ khởi của nhóm nghiên cứu nói trên chỉ dựa vào khẩu phần trên con số khuyến cáo của FDA về dinh dưỡng. Trên thực tế, ngưới Hoa Kỳ gốc Á châu tiêu thụ gạo nhiều lần hơn số do FDA khuyến cáo vì thói quen và tập quán ăn uống, có thể gấp 3-10 lần nhiều hơn.
Dân chúng ở những quốc gia khác, như Việt Nam cũng cùng chung một hoàn cảnh. Trung bình có khoảng 3 tỷ người, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, dùng gạo làm nguồn thực phẩm chính thường ngày.
Công cuộc nghiên cứu nói trên vẫn còn tiếp diễn với gạo từ các quốc gia khác như Pakistan, Ba Tây…
Tình trạng ngộ độ chì mãn tính, đặc bìệt đối với trẻ em, có thể gây ra những hậu quả biến đổi cá tính, giảm trí thông minh, giảm thính giác, tổn thương thận v.v.

Trong khi chờ đợi thêm những kết quả nghiên cứu mới hơn, chỉ có vài giải pháp tạm thời có thể áp dụng được như sau: tránh những loại gạo đã được nghiên cứu và cho biết có hàm lượng chì cao; thay thế khẩu phần gạo bằng những loại thực phẩm khác như khoai, rau trái, v.v..

Ngoài khám phá về chì nói trên, trong năm 2012, một số phân tích của báo Consumer Reports với trên 200 mẫu gạo đang có tại Hoa Kỳ, nội địa và nhập cảng từ nhiều quốc gia trên thế giới đã báo động nồng độ Thạch tín vô cơ, một nguyên tố rất độc, được tìm thấy ở nồng độ cao có thể gây nhiễm độc và nguy cơ ung thư cho người tiêu thụ.

Ảnh hưởng và tác hại về y tế, sức khoẻ, dinh dưỡng và xã hội sẽ được trình bầy khái lược trong những bài kế tiếp.

Houston ngày 11/4/2013
Tuệ Y Nguyễn Như Phúc.
NhuPhuc@VietQuoc.org

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt