FDA đã chấp nhận cho công ty Pfizer-BioNTech phân phát thuốc tiêm ngừa virus Vũ Hán…
Ông Stephen Hahn, người đại diện Trung Tâm Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ FDA (Food and Drug Administration), Đã tuyên bố lần đầu tiên trong lịch sử của Hoa Kỳ cho phép công ty Pfizer-BioNTech vào tối hôm qua thứ Sáu ngày 11 tháng 12 năm 2020 được phân phối khẩn cấp tại Mỹ để tiêm ngừa chống đại dịch virus Vũ Hán. Vào lúc này nước Mỹ đang bị đại dịch tồi tệ nhất.
Vắc xin được FDA cho phép dự kiến sẽ được vận chuyển trực tiếp từ các công ty sản xuất của Pfizer ở nước Mỹ đến các tiểu bang trong vòng vài giờ, các nhân viên y tế là người đầu tiên được tiêm ngừa.
Hai hãng chuyên chở hàng lớn nhất ở Mỹ FEDEX sẽ phân phát nửa nước Mỹ miền Tây và UPS sẽ phân phát nửa nước Mỹ miền Đông.
Giám đốc điều hành của Chiến dịch Warp Speed, Gus Perna, cho biết những liều Vaccine đầu tiên dự kiến sẽ đến 145 điểm tiêm chủng vào thứ Hai, thứ Ba và thứ Tư sẽ đến 636 điểm trên toàn quốc.
“Không nghi ngờ gì nữa” Bà Perna nói thêm, “việc phân phối đã bắt đầu rồi”.
Ông Hahn cho biết FDA “được chúc mừng Pfizer/BioNTech thành công” vì công ty này bào chề không những tốc độ nhanh chóng mà còn kỹ lưỡng trong việc bào chế vaccine. “Trong năm nay được đánh dấu bằng bi kịch, nỗi buồn, sự hy sinh, nó cũng là một năm tạo ra thành tựu khoa học vô song gây tiếng vang cho nhiều thế hệ tương lai”. Stephen Hahn nói trong cuộc họp báo vào sáng thứ Bảy.
Thuốc vaccine này là tiêm hai liều cách nhau 21 ngày. Pfizer dự kiến sẽ cung cấp 2.9 triệu liều vaccine trong đợt tiêm đầu tiên, tiếp theo là 2.9 triệu liều bổ sung sẽ được tiêm dưới dạng tiêm lần hai. Mục tiêu là tiêm vaccine cho 20 triệu người trước khi hết năm. Tuy vậy, con số này vẫn còn thiếu so với gần 24 triệu người thuộc nhóm hạn chế đầu tiên được tiêm ngừa coronavirus.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết trong tuần này, con số thực sự của Virus Vũ Hán có thể cao hơn từ hai đến bảy lần. Việc cấp phép vaccine cũng được đưa ra sau khi Nhà Trắng báo cáo đã gây áp lực buộc FDA phải tiến hành nhanh hơn để cấp phép vaccine.
Peter Marks, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Sinh học của FDA, cho biết: “Vì sự đau khổ do đại dịch này gây ra, nhân viên FDA cảm thấy cấp bách phải thực hiện quy trình cấp phép”. Ông nói thêm: “Quá trình xem xét của FDA có nghĩa là người Mỹ có thể tin tưởng và tự tin vào vaccine, không chỉ vaccine Virus Vũ Hán mà tất cả vaccine đã được Hoa Kỳ xem xét”.
Peter Hotez, khoa trưởng Đại học Y khoa Baylor của Texas và là chuyên gia về vắc xin không tham gia vào quá trình phát triển vắc xin, cho biết các quan chức FDA đã thực hiện “một công việc phi thường trong việc cân bằng phản ứng với tình trạng sức khỏe cộng đồng và phát hành vắc xin công chúng biết vừa hiệu quả vừa an toàn ”.
Ngay cả khi các chuyến hàng vaccine bắt đầu, người Mỹ sẽ không cảm thấy trạng thái bình thường trở lại ngay lập tức. Các chuyên gia tin rằng khoảng 80% người Mỹ sẽ cần phải tiêm phòng để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng, một quá trình sẽ mất nhiều tháng.
Điều này có nghĩa là người Mỹ sẽ cần tiếp tục đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách với xã hội và tránh đám đông, đặc biệt là các cuộc tụ họp trong nhà.
Hơn nữa, để vaccine có thể chống trả đại dịch virus Vũ Hán hữu hiệu, FDA cũng sẽ cần cho phép các công ty chế vaccine khác là Moderna, Inc sẽ duyệt xét kết quả, nếu được chấp thuận thì thuốc này sẽ có mặt trên thị trường tuần tới. Moderna có ưu điểm là chỉ chứa ở nhiệt độ âm độ -20C thay vì -70C như Pfizer. Và Pfizer như trong ban giám sát bỏ phiếu chống là vì hãng Pfizer chưa có thử nghiệm cho các phụ nữ đang mang thai và các trẻ em dưới 16 tuổi. Hiện nay Pfizer đang bắt đầu thử nghiệm cho hai nhóm kể trên và họ sẽ công bố kết quả trong vài tháng tới.
Vắc xin Pfizer/BioNTech và Moderna đều dùng kỹ thuật công nghệ điều chế mRNA.
Thuốc ngừa của hãng Pfizer, đã cho phép tiêm ờ Anh Quốc tuần trước, có hai trường hợp dị ứng, FDA cũng khuyến cáo những người đã từng có dị ứng nặng với những vaccine trong quá khứ nên thảo luận với bác sĩ trước khi tiêm thuốc ngừa.
Theo Guardien (https://vietquoc.org)