FBI vào cuộc vụ sát hại 5 nhà báo Mỹ gốc Việt?

Giám đốc Điều hành của CPJ Joel Simon nói: “Với các thông tin mới mà ProPublica và Frontline điều tra được, chúng tôi kêu gọi Bộ Tư pháp [Mỹ] mở lại cuộc điều tra các vụ giết người này”

Tin VOA: Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) hôm 1/6 lên tiếng kêu gọi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) mở lại cuộc điều tra về trường hợp 5 nhà báo Mỹ gốc Việt bị sát hại trong khoảng thời gian từ năm 1981 tới năm 1990.
CPJ dẫn điều tra của các tổ chức truyền thông ProPublica và Frontline viết trong một thông báo rằng, “khi FBI điều tra các vụ sát hại và các vụ tấn công nhiều khả năng mang động cơ chính trị trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, cơ quan điều tra này đã chú ý tới tổ chức chống Cộng có tên gọi Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, hay còn được biết tới với tên gọi Mặt trận, với các thành viên là cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa. FBI, khi ấy, không thu thập đủ bằng chứng để tiến hành truy tố”. 

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Washington của Mỹ, ông Joel Simon, Giám đốc Điều hành của CPJ, nói: “Với các thông tin mới mà ProPublica và Frontline điều tra được, chúng tôi kêu gọi Bộ Tư pháp [Mỹ] mở lại cuộc điều tra các vụ giết người này”. 

Vụ sát hại cha tôi và bốn nhà báo Mỹ gốc Việt khác đã xảy ra từ năm 1981 đến năm 1990. Một số người có thể nghĩ rằng đó là chuyện đã cũ, nhưng không cũ đối với tôi và gia đình tôi, và cũng không cũ đối với tất cả những ai, giống như tôi, tin rằng chuyện này chưa kết thúc cho đến khi vụ án được mở lại và thủ phạm bị đưa ra trước ánh sáng công lý. Ông Nguyễn Thanh Tú, con trai ký giả Nguyễn Đạm Phong, nói.

Ông Simon nói rằng “trên khắp thế giới, các vụ sát hại các nhà báo mà không điều tra ra manh mối đã dẫn tới một sự sợ hãi và tự kiểm duyệt”, và rằng “những kẻ tìm cách bịt miệng báo chí bằng cách sử dụng bạo lực không thể được cho phép thành công”. 

Có mặt tại buổi họp báo, ông Nguyễn Thanh Tú, con trai của ông Nguyễn Đạm Phong, một trong các nhà báo bị sát hại năm 1982, cũng cùng quan điểm với ông Simon. 

Ông Tú nói thêm: “Vụ sát hại cha tôi và bốn nhà báo Mỹ gốc Việt khác đã xảy ra từ năm 1981 đến năm 1990. Một số người có thể nghĩ rằng đó là chuyện đã cũ, nhưng không cũ đối với tôi và gia đình tôi, và cũng không cũ đối với tất cả những ai, giống như tôi, tin rằng chuyện này chưa kết thúc cho đến khi vụ án được mở lại và thủ phạm bị đưa ra trước ánh sáng công lý”.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và FBI chưa ngay lập tức lên tiếng hồi đáp về lời kêu gọi của CPJ cũng như của ông Tú. 

Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, gọi tắt là Mặt trận, được thành lập hồi đầu những năm 80, và được xem là tiền thân của Đảng Việt Tân. 

Trước những cáo buộc đưa ra trong bộ phim “Terror in Little Saigon” (Khủng bố ở Little Saigon) do ProPublica và Frontline phối hợp thực hiện, Đảng Việt Tân đã ra thông cáo, “khẳng định Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam hoàn toàn không có liên hệ gì đến cái chết của những ký giả gốc Việt mà nhóm phóng viên Richard Rowley và A.C. Thompson của ProPublica cáo buộc trong đoạn phim nói trên”.

Tổ chức bị Việt Nam cấm hoạt động ở trong nước nói thêm trong thông cáo ra tháng 11 năm ngoái: “Hai nhân sự này đã đơn phương bác bỏ kết luận điều tra của một phần hành thuộc Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) làm việc liên tục trong 15 năm. Đó là không tìm đủ chứng cớ để khởi tố ai. Thay vào đó 2 nhân sự nêu trên dựng lên các cáo buộc dựa vào lời của vài người giấu mặt, vài người thiếu uy tín, và suy diễn chủ quan của hai cựu nhân viên điều tra. Đây là cách làm việc thiếu đạo đức chuyên môn và cho thấy chủ đích đã có từ trước của người thực hiện đoạn phim”. 

Tin VOA

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt