Dương Khiết Trì “xuống” Hà Nội làm gì?

Hôm nay 26/10, Dương Khiết Trì đến Hà Nội. Hai chuyến “Nam triều” của người mang chức ủy viên quốc vụ viện Trung Hoa chỉ diễn ra cách nhau 4 tháng.

Đảng hồi sinh

Nếu vào lần trước khi cuộc đấu tố trên Biển Đông do Trung Quốc khơi mào chỉ mới tạm xẹp xuống và hội nghị trung ương đảng cộng sản Việt Nam đã chẳng có nổi một lời lên án “đồng chí tốt”, thì lần này Dương Khiếu Trì đến Hà Nội trong lúc cuộc họp trung ương cuối năm được xếp sau kỳ họp lần thứ 8 của Quốc hội Việt Nam; còn nội bộ các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam lại đang hiện ra những tín hiệu “cơm không lành canh không ngọt”.

Chỉ một ngày trước chuyến đến lần này trong hai ngày 26-27/10 của Dương Khiết Trì, một nhân vật được một số dư luận xem là thân cận với Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là ông Hà Văn Thắm, người Bắc Giang, đã đột ngột bị Bộ Công an bắt tạm giam.

Còn sau chuyến đến Hà Nội tháng 6/2014 của Dương Khiết Trì chỉ một tháng, có đến 3 đại gia Ngân hàng Xây dựng đã bị Bộ Công an khởi tố và bị bắt giam. Ngân hàng Xây dựng được một số dư luận cho là có mối quan hệ “ruột rà” với Ngân hàng nhà nước và người đứng đầu cơ quan này. Người đứng đầu ấy lại được xem là “cánh tay phải của Ba Dũng”.

Cũng kể từ cuối tháng 7/2014, dường như một sự hồi sinh đã bừng dậy trong lòng đảng. Khác khá nhiều với tư thế chậm chạp trong nhiều tháng trước đó, giới quan chức cao cấp của đảng vươn vai thể diện trên chính trường quốc tế. Đầu tiên là hình ảnh xuất hiện không công bố trước của Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị, Ủy Viên Bộ Chính Trị CSVN, người được xem là nhiều khả năng kế vị Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại đại hội đảng XII. Sau đó đến chính TBT CSVN Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn tùy tùng hiện ra ở Hàn Quốc với nghi thức tiếp đón cấp nguyên thủ quốc gia. Chỉ sau những chuyến đi của Nghị và Trọng, phía phủ chúa mới lần lượt hé ra những cái tên như Phạm Bình Minh đi Mỹ và Nguyễn Tấn Dũng đi Tây Âu.

Sẽ “tài trợ”?

Việc Dương Khiết Trì “xuống” Hà Nội vào đúng kỳ họp quốc hội lần thứ 8 cũng là một ẩn ý cần xem xét. Đây là kỳ họp với chủ ý là bỏ phiếu tín nhiệm, cùng dư luận đang ngày càng nóng lên về việc sẽ có một số nhân vật cao cấp của cộng đảng có thể phải “ra đi” nếu bị trên một nửa số phiếu tín nhiệm thấp. Nếu Bắc Kinh muốn câu chuyện ở Hà Nội vẫn nằm trong vòng quỹ đạo của họ, phái thân thiện Trung Quốc ở Hà Nội chắc chắn sẽ nhận được hứa hẹn “tài trợ” của Dương Khiết Trì.

Và cũng rất có thể, Bắc Kinh muốn Dương Khiết Trì vừa cân bằng vừa đối sánh với sự xuất hiện đồng thời của ba viên chức Hoa Kỳ về chính trị, thương mại và quân sự ở Hà Nội trong thời gian gần đây, gắn liền với việc Hà Nội chấp nhận thả một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng chống Trung Quốc là Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.

Chuyến đi lần này của Dương Khiết Trì lại diễn ra vài ngày ngay sau chuyến thăm Bắc Kinh của 13 tướng lĩnh cấp cao thuộc bộ quốc phòng Việt Nam, do đại tướng Phùng Quang Thanh dẫn đầu.

Điều chua chát là theo truyền thông Trung Quốc, mục đích chuyến đi của bộ trưởng Phùng Quang Thanh và các tướng lãnh là để “cầu hòa” với Trung Quốc. 

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt