Dự án Koh Kong của Cambodia phục vụ mục tiêu quân sự của Trung Cộng?

Vị trí Koh Kong trên lãnh thổ Cambodia

Dự án Koh Kong nằm trong khu vực chiến lược và có thể có những hậu ý đối với các vấn đề an ninh quốc gia Cambodia khác nhau, trong đó có tranh chấp Biển Đông và việc nhập khẩu năng lượng của Trung Cộng thông qua Eo biển Malacca thậm chí cả vấn đề chủ quyền Đài Loan.

Trên mặt lý thuyết, nhìn bề ngoài có tính tự nhiên là Bắc Kinh chỉ quan tâm đến phát triển du lịch nhằm thu hút du khách Trung Cộng “rủng rỉnh” túi tiền đến Cambodia với các sòng bạc, sân golf và khu nghỉ mát sang trọng. Và sau đó thì dụ  Cambodia đã cấp 45,000 ha khu đất đẹp tại tỉnh Koh Kong và 20% đường bờ biển cho công ty Union Development Group (UDG) của Trung Cộng để xây dựng địa điểm được coi là một thánh địa du lịch (Mecca) với giá cho thuê chỉ khoảng 1 triệu USD mỗi năm.

Ít nhất thì đây là một thỏa thuận chính thức. Thế nhưng, những người hoài nghi nói rằng các điều khoản của thỏa thuận này quá tốt nhưng không thể lạc quan, mà có thể nghi ngờ có lý do khác cho ý đồ đen tối của Trung Cộng. Họ tin rằng việc xây dựng khu du lịch này là nhằm chào đón quân đội Trung Cộng, giống như việc chào đón du khách Trung Cộng. Trong thời gian gần đây, sự hoài nghi này ngày một rõ nét khi một vệ tinh của Cơ Quan Không Gian Châu Âu đã công bố hình ảnh cho thấy phi đạo của phi trường khu dự án du lịch Kok Kong dài hơn rất nhiều so với nhu cầu của phi trường máy bay dân sự.

Giới chức Cambodia đã ra sức phủ nhận mối nghi ngờ rằng công trình cảng nước sâu của dự án có thể phục vụ lợi ích quân sự của Trung Cộng nên những hoài nghi về Phi đạo làm tăng nghi ngờ dự án phát triển du lịch này phục vụ cho cả mục đích quân sự.

Ông Jonathan Poling, Giám Đốc Tổ Chức Sáng Kiến Minh Bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho rằng: “Phi đạo của dự án có chiều dài khoảng 3,400 mét, lớn hơn phi trường quốc tế ở Phnom Penh và có thể chứa bất kỳ loại máy bay nào của không quân Trung Cộng”. Ông Poling quan sát rằng đây cũng là địa điểm khá hẻo lánh cho một phi trường dân sự lớn. Trong khi đó, điều duy nhất đáng lưu ý ở gần đó là dự án sòng bạc, khu nghỉ dưỡng Koh Kong thì cho đến nay không có nhiều thành công. Việc xây dựng dự án Koh Kong đã bị đình trệ từ nhiều tháng nay.

Khi được hỏi liệu dự án có nhằm phục vụ cho mục đích quân sự hay không, ông Poling nói rằng “thấy rất nhiều khói, nhưng chưa thấy lửa” [ý nói là nhiều tin đồn nhưng chưa có bằng chứng cụ thể để xác nhận], tuy nhiên ông khẳng định: “Nếu có bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào mà ở đó Trung Cộng có thể có được sự hiện diện quân sự luân phiên thì đó sẽ là Cambodia”.

Các hình ảnh vệ tinh cho thấy đã có hàng loạt xây dựng nhôn nhịp trên Phi đạo sau khi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence gửi thư cho Thủ tướng Cambodia Hun Sen hồi tháng 11/2018 bày tỏ sự lo ngại việc dự án phát triển phục vụ mục đích quân sự.

Hầu hết những Phi đạo đã được hoàn thành chỉ trong thời gian hai tháng và đặc biệt lớn hơn đáng kể so với phi đạo cần thiết  mà  theo Cục Hàng Không Liên Bang Mỹ là 2,800 mét cho một chiếc Boeing 787-900.

UDG là một công ty tư nhân của Trung Cộng, nhưng bị nghi ngờ là có sự cung cấp vốn của nhà nước Trung Cộng.

Zhang Gaoli, cựu Phó Thủ tướng Trung Cộng và là Chủ tịch hội đồng chỉ đạo sáng kiến “Vành đai và Con đường” đã ủng hộ dự án Kok Kong ngay từ đầu, chủ xị lễ ký kết thỏa thuận giữa UDG và Cambodia. Nhiều giới chức co máu mặt của Đảng Cộng sản Trung Cộng đã viếng thăm công trình xây dựng, trong đó có Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Cộng Wang Qinmin.

Là một công ty hoạt động dưới hình thức liên doanh tư nhân, nhưng nhiều cầu hỏi đặt ra là trụ cột của nó là ai và khả năng tồn tại của nó như thế nào. Một chuyên gia quân sự phương Tây đánh giá: “Quy mô phát triển của UDG dường như không phù hợp với tiềm năng thương mại của khu vực, đặt ra câu hỏi về khả năng tài chính và tính bền vững, khả năng lưỡng dụng và các ứng dụng quân sự cũng như ý đồ thực sự của các bên liên quan”.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Cambodia Chum Socheat cho đến nay vẫn không thể liên hệ được, trong khi người phát ngôn Chính phủ Phay Siphan nói rằng ông “không rõ” liệu Chính phủ Cambodia có giám sát dự án hay không.

Tuy nhiên, Paul Chambers, một nhà phân tích khu vực thuộc Đại học Naresuan trước đây cho biết trên tờ “This Week in Asia” rằng: Giới chức cấp cao Cambodia thừa nhận một cách riêng tư rằng Hun Sen đang xem xét phê duyệt một căn cứ hải quân Trung Cộng ở đó.

Paul Chambers so sánh dự án Koh Kong với các dự án của Trung Cộng tại Lào và Sri Lanka. Sri Lanka đã bàn giao quyền kiểm soát hải cảng Hambantota của mình cho Trung Cộng với hợp đồng thuê 99 năm sau khi họ không thể có khả năng trả nợ cho Bắc Kinh. Paul Chambers nói: “Trường hợp Sri Lanka, sự phụ thuộc quá mức vào Trung Cộng đã buộc Sri Lanka chỉ đơn giản là bàn giao cơ sở đó cho Trung Cộng. Điều tương tự cũng có thể dễ dàng xảy ra ở Cambodia”.

Năm 2016, Trung Cộng đã cung cấp 36% tổng số viện trợ kinh tế và 30% vốn đầu tư cho Cambodia. Chỉ trong năm 2019, Trung Cộng cam kết viện trợ thêm 558 triệu USD và nhập khẩu 400,000 tấn gạo. Với việc EU và Mỹ dự tính các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Camdodia do các vi phạm nhân quyền, sự phụ thuộc của Cambodia vào Trung Cộng có thể càng trở nên rõ rệt hơn.

Đất cho dự án UDG dự kiến sẽ được trả lại cho Cambodia khi hết hạn thuê vào năm 2108, nhưng một số chuyên gia nhiều kinh nghiệm dự đoán Trung Cộng sẽ tìm cách lợi dụng tình hình để biến khu đất dự án thành sở hữu vĩnh viễn.

Yun Sun, Giám đốc Chương trình Trung Cộng thuộc Trung tâm Stimson cho rằng cảng nước sâu thuộc dự án của UDG có “khả năng phục vụ quân sự”, cho rằng cảng này “có mô hình của cảng lưỡng dụng như Trung Cộng đã xây dựng ở Djibouti, Sri Lanka, Pakistan, Myanmar”. “Trung Cộng đã chủ ý theo đuổi loại cảng này để tránh những tranh cãi”, bà Sun nói. Thế nhưng, tranh cãi đối với Trung Cộng có thể là không thể tránh khỏi.

Dự án Koh Kong nằm trong khu vực chiến lược và có thể có những hàm ý đối với các vấn đề nhạy cảm khác nhau, trong đó có tranh chấp Biển Đông và việc nhập khẩu năng lượng của Trung Cộng thông qua Eo biển Malacca thậm chí cả vấn đề chủ quyền Đài Loan.

Cảng Koh Kong nằm ngay đối diện với một kênh đào [Kra] dự kiến sẽ được xây dựng ở Thái Lan nó sẽ giúp Trung Cộng không cần đi qua Eo biển Malacca, nơi phần lớn hàng nhập năng lượng của Trung Cộng đi qua. Cảng này cũng có thể mang lại cho Trung Cộng một lợi thế ở Biển Đông nơi nước này có nhiều tranh chấp lãnh hải với các quốc gia Đông Nam Á.

Paul Chambers thuộc Đại học Naresuan cho biết mối quan hệ quân sự gia tăng bao gồm các chuyến ghé thăm cảng của tàu chiến Trung Cộng cũng như các cuộc tập trận quân sự Cambodia – Trung Cộng, là những dấu hiệu cho thấy Trung Cộng có những ý định quân sự ở Cambodia.

Mặc dù ông Hun Sen trước đây nói rằng một căn cứ quân sự trên lãnh thổ nước này đi ngược lại Hiến Pháp của Cambodia nhưng Paul Chambers cho rằng luật này dường như không áp dụng đối với Trung Cộng.

Thực tế cho thấy bản thân việc nhượng quyền sử dụng đất cho Trung Cộng đã là sự mập mờ về mặt pháp lý. Khu đất cho thuê này lớn hơn ít nhất ba lần so với diện tích tối đa được phép và lại nằm trong công viên quốc gia. Như chuyên gia Yun Sun thuộc Trung tâm Stimson bình luận: “ông Hun Sen sẽ phải vi phạm hiến pháp”.

Thủ tướng Hun Sen có thể đã phải viện đến một kẽ hở nào đó, điều mà Trung Cộng trước đây đã áp dụng ở Djibouti. Trong khi phủ nhận sự tồn tại của một căn cứ quân sự Trung Cộng tại Koh Kong, Hun Sen nói thêm rằng sẽ không có quân đội nước ngoài nào được phép đóng quân ở Cambodia trừ khi họ là lực lượng thực hiện nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc. Căn cứ Trung Cộng ở Djibouti có nhiệm vụ hỗ trợ một sáng kiến của Liên Hợp Quốc để chống cướp biển nhưng Liên Hợp Quốc không có thẩm quyền đối với căn cứ này. Vì vậy, Trung Cộng có thể sử dụng Kok Kong với giữ gìn hòa bình của Liên Hiệp Quốc nhưng Liên Hiệp Quốc không được có thẩm quyền vào xem xét hoặc kiểm soát như ở Djibouti  để Trung Cộng có thể tự do sử dụng cho bất kỳ mục đích nào mà họ cần.

Paul Chambers cảnh báo rằng đầu tư và viện trợ ngày càng tăng của Trung Cộng đang khiến Hun Sen “nghiêng hoàn toàn vào quỹ đạo Trung Cộng”.

Theo Paul Chambers, điều khiến Mỹ và những quốc gia khác lo lắng là việc Chính phủ Cambodia dường như chủ ý và thậm chí ngây thơ dấn sâu vào sự phụ thuộc ngày càng lớn hơn đối với Trung Cộng. Kết quả là Cambodia có thể trở thành trung tâm của lợi ích kinh tế và quân sự của Trung Cộng ở Đông Nam Á.

Với bước đi này, một căn cứ quân sự sẽ lộ ra tiếp theo rõ ràng. Chambers báo động như vậy sẽ “làm gia tăng rủi ro” trong cuộc chiến địa chính trị giữa Trung Cộng và Mỹ.

Paul Chambers cho biết hầu hết giới chức Cambodia “hoan nghênh” với Hun Sen đi theo Trung Cộng miễn là họ có thể đạt được lợi ích cá nhân từ việc này. Còn những người “không theo Hun Sen” thì không đủ năng lực chận đứng những hành động theo xu hướng ôm chân Trung Cộng của Hu Sen.

Biên dịch: Lê Hoàng Long

Nguồn: Is Cambodia’s Koh Kong project for Chinese tourists – or China’s military?“, South China Morning Post, 05/03/2019.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt